Làm thế nào để sản xuất lúa lợi nhuận cao nhưng giảm chi phí?

  1. Nông nghiệp

Đối với đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn thì nên dùng giống lúa nào để vừa giảm chi phí đầu tư vừa tăng năng suất thu hoạch?
Từ khóa: 

nông nghiệp

Theo như những gì bạn mô tả thì đất trồng lúa nhà bạn đang bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vì thế, bạn không nên sử dụng giống lúa thuần cao sản. Bởi vì sẽ tốn kém chi phí mà lúa thu hoạch năng suất thấp.  Hiện tại, tôi cũng đang sử dụng giống lúa CXT 30, theo như tôi quan sát được, giống lúa này chịu phèn, chịu mặn tốt, kháng sâu bệnh, dù suốt mùa vụ không phun thuốc hóa học nhưng không thấy dịch bệnh gây hại. Vì thế sẽ giảm chi phi phí đáng kể. 

Giống lúa này cũng phát triển rất mạnh, không bị rầy, kháng bệnh tốt, dù không được chăm sóc kỹ nhưng vẫn cho thu hoạch, năng suất 4 tấn/ha. Tôi cũng tham khảo thêm hướng dẫn quy trình canh tác của Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam (VINA CNNS.,JSC), vì thế năng suất thu hoạch tăng đáng kể.

Vụ mùa đầu tiên sử dụng giống lúa này, theo như quan sát của tôi, quy trình sản xuất lúa sạch này làm theo kiểu “nặng đầu, nhẹ cuối”, tức là tập trung toàn bộ vào đầu vụ nên nông dân canh tác khá nhàn. Hơn nữa, giống lúa CXT 30 phát triển mạnh nên sử dụng lượng giống rất ít, tiết kiệm một khoản chi phí.

Trong 16ha, có 2ha được tôi cấy từ mạ nhỏ, còn lại sạ hàng, lượng giống chỉ 4 - 6kg/công, so với lúa thường tới 20kg/công. Giống lúa này đẻ nhánh rất khỏe, tới 30 chồi/bụi, gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần thông thường. Còn phân bón sử dụng loại nhả chậm hiệu Con Lười chuyên dùng cho lúa (Cty CP Phân bón Mùa Vàng), chỉ bón 1 lần duy nhất vào đầu vụ.

Không chỉ giảm lượng lúa giống, mà còn giảm chi phí do không sử dụng phân và thuốc hóa học. Bình thường, 1 vụ lúa phải phun thuốc khoảng 7 lần (tiền công 100 ngàn đồng/công/lần), sạ phân 3 lần (15 ngàn/công). Làm theo quy trình này vừa khỏe người, vừa giảm chi phí, chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/công, so với mức bình thường là 2 triệu đồng/công. Theo như tính toán, bạn có thể thấy đấy, tiết kiệm khá nhiều khoản mà vẫn tăng năng suất thu hoạch.

Trả lời

Theo như những gì bạn mô tả thì đất trồng lúa nhà bạn đang bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vì thế, bạn không nên sử dụng giống lúa thuần cao sản. Bởi vì sẽ tốn kém chi phí mà lúa thu hoạch năng suất thấp.  Hiện tại, tôi cũng đang sử dụng giống lúa CXT 30, theo như tôi quan sát được, giống lúa này chịu phèn, chịu mặn tốt, kháng sâu bệnh, dù suốt mùa vụ không phun thuốc hóa học nhưng không thấy dịch bệnh gây hại. Vì thế sẽ giảm chi phi phí đáng kể. 

Giống lúa này cũng phát triển rất mạnh, không bị rầy, kháng bệnh tốt, dù không được chăm sóc kỹ nhưng vẫn cho thu hoạch, năng suất 4 tấn/ha. Tôi cũng tham khảo thêm hướng dẫn quy trình canh tác của Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam (VINA CNNS.,JSC), vì thế năng suất thu hoạch tăng đáng kể.

Vụ mùa đầu tiên sử dụng giống lúa này, theo như quan sát của tôi, quy trình sản xuất lúa sạch này làm theo kiểu “nặng đầu, nhẹ cuối”, tức là tập trung toàn bộ vào đầu vụ nên nông dân canh tác khá nhàn. Hơn nữa, giống lúa CXT 30 phát triển mạnh nên sử dụng lượng giống rất ít, tiết kiệm một khoản chi phí.

Trong 16ha, có 2ha được tôi cấy từ mạ nhỏ, còn lại sạ hàng, lượng giống chỉ 4 - 6kg/công, so với lúa thường tới 20kg/công. Giống lúa này đẻ nhánh rất khỏe, tới 30 chồi/bụi, gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần thông thường. Còn phân bón sử dụng loại nhả chậm hiệu Con Lười chuyên dùng cho lúa (Cty CP Phân bón Mùa Vàng), chỉ bón 1 lần duy nhất vào đầu vụ.

Không chỉ giảm lượng lúa giống, mà còn giảm chi phí do không sử dụng phân và thuốc hóa học. Bình thường, 1 vụ lúa phải phun thuốc khoảng 7 lần (tiền công 100 ngàn đồng/công/lần), sạ phân 3 lần (15 ngàn/công). Làm theo quy trình này vừa khỏe người, vừa giảm chi phí, chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/công, so với mức bình thường là 2 triệu đồng/công. Theo như tính toán, bạn có thể thấy đấy, tiết kiệm khá nhiều khoản mà vẫn tăng năng suất thu hoạch.