Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng "tự học" hiệu quả?

  1. Kỹ năng mềm

“Tự học là vua của mọi kỹ năng". Bạn không đọc sai đâu. Với mình đây là kỹ năng quan trọng nhất giúp 1 người phát triển nghề nghiệp, thành công hơn trong cuộc sống. Nhưng tự học thì không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính kỷ luật cực kỳ cao. Các bạn đang tự học thế nào? Bật mý các bí quyết, cách thức giúp việc tự học hiệu quả với mọi người đi.

Từ khóa: 

kỹ năng tự học

,

kỹ năng mềm

Càng lớn thì càng phải tự học nhiều bạn ạ.
Mình thường nghe, ghi âm, ghi chép sau đó là sao chép lại. Thậm chí viết script nội dung để nắm bố cục, nắm tổng quan vấn đề rồi mới thực hành.
Mình là người logic nên luôn sắp xếp theo mạch để ghi nhớ cho tốt, sau đó đưa kiến thức bằng style cá nhân ra ngoài.
Bài giảng thì thêm ví dụ mình biết vào.
Bài viết thì viết ở góc mình nhìn.
Cái nữa là tìm cách chiêm nghiệm kiến thức mọi lúc mọi nơi.
Đọc và so chiếu kiến thức liên tục. Ví dụ quản trị là quản trị con người chẳng hạn, nghĩ về nó nhiều để ngấm vào máu luôn.
Trả lời
Càng lớn thì càng phải tự học nhiều bạn ạ.
Mình thường nghe, ghi âm, ghi chép sau đó là sao chép lại. Thậm chí viết script nội dung để nắm bố cục, nắm tổng quan vấn đề rồi mới thực hành.
Mình là người logic nên luôn sắp xếp theo mạch để ghi nhớ cho tốt, sau đó đưa kiến thức bằng style cá nhân ra ngoài.
Bài giảng thì thêm ví dụ mình biết vào.
Bài viết thì viết ở góc mình nhìn.
Cái nữa là tìm cách chiêm nghiệm kiến thức mọi lúc mọi nơi.
Đọc và so chiếu kiến thức liên tục. Ví dụ quản trị là quản trị con người chẳng hạn, nghĩ về nó nhiều để ngấm vào máu luôn.

Mình có thói quen tự học, nhưng cách tự học của mình không đi theo công thức cố định. Có lẽ tạm chia ra các giai đoạn như sau:

Trước khi bắt đầu việc tự học, mình sẽ đánh giá sơ bộ xem kỹ năng, kiến thức đó có đáng để học hay không, học nó để giải quyết vấn đề gì, có cách giải quyết nào khác tốt hơn việc phải học kỹ năng đó không và độ hao mòn kỹ năng đó trong tương lai là như thế nào (vì học kỹ năng mà không thực hành thường xuyên thì sẽ quên rất nhanh).

Trong quá trình tự học, mình sẽ bắt đầu làm theo cách của bản thân rồi mới tham khảo cách làm của những người khác, vì mình có thói quen thực hành trước rồi rút ra lý thuyết sau. Ngoài ra, mình thích đọc sách và viết lách nên đó cũng là công cụ hỗ trợ cho việc tự học của mình đáng kể. Mình cũng có thói quen chủ động tìm hiểu những thứ mình thích mà không nhất thiết coi đó là hoạt động tự học (kể cả chúng không liên quan đến nhau, nhưng chính những kiến thức tản mạn kiểu này lại thường giúp mình tháo gỡ vấn đề theo cách mới).

Kết thúc quá trình tự học thì mình thường dành thời gian suy nghĩ lại những gì đã học được (nếu có hứng thú) và trò chuyện với mọi người (nếu họ quan tâm) về chủ để ấy. Có một điều rất thú vị là nếu tập trung quá vào chủ đề lớn thì dễ bỏ qua các chi tiết mà đi sâu quá vào các chi tiết thì dễ lạc đề, nên mình coi phần tổng kết này như một trò chơi vui vẻ mà ai tham gia đóng góp ý kiến cũng có phần thưởng là các góc nhìn mới.

Kỹ năng là bề nổi của việc thực hành, cho đến thời điểm bạn không quá quan tâm đến nó nữa khi thực hành thì bạn sẽ đạt đến nghệ thuật, mình nghĩ vậy.

Chúc bạn tự học vui.

Mình có một quy trình mà bản thân luôn áp dụng khi muốn học một kiến thức mới. Đầu tiên mình sẽ tìm hiểu, đọc về nó trên các Website, các bài viết trên mạng xã hội, nhưng vì không phải nguồn thông tin nào cũng chính xác, nên nếu cần, mình sẽ hỏi và nhận ý kiến từ những người đã qua trải nghiệm.

Sau đó mình tìm hiểu thông tin bằng việc xem các video để lọc các thông tin mà mình đã đọc trước đó, xem kiến thức nào là quan trọng và kiến thức nào là không cần thiết. Khi cảm thấy đã đủ dữ liệu, mình sẽ đem nó đi thực hành và tự đúc kết bằng các kinh nghiệm và cảm nhận của bản thân.

Cuối cùng, mình sẽ viết lại những gì mình đã được học, bao gồm cả cảm nhận của bản thân và đem đi trình bày cùng mọi người xung quanh. Đó cũng là cách mà mình ôn lại tất cả những gì mình đã học và nhận thêm ý kiến đóng góp từ mọi người. Khi đó mình đã thực sự thuộc lòng những gì mình được học, và đương nhiên mình vẫn sẽ tiếp tục tự tìm hiểu để bổ sung thêm những gì mình chưa biết.

Có, nhiều kiến thức, kỹ năng của mình là nhờ tự học. Tất nhiên, đào tạo ở trường có vai trò rất lớn. Nhưng trường học thì như nhà máy đồ hộp, hộp nào ra lò cũng giống nhau. Nên cái chế biến của mát-tơ-chép mới là cái tạo nên khác biệt, tự học với mình là vậy. 1 VD đơn giản, tin học, là thứ mình chỉ đc dạy cơ bản ở lớp (thời mình học chưa có môn tin học). Tất cả những thứ mình có thể làm đc trên 1 cái máy tính hiện nay là hoàn toàn nhờ mình tự học.

Tự học với mình ko phải hoàn toàn là bản thân tự tìm hiểu vấn đề. Mà là bản thân tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, bạn bè, thầy cô, sách vở, giáo trình, internet,.... Như hồi sinh viên, tự học acad + 1 ngôn ngữ lập trình. Mình mượn quyển giáo trình cơ bản acad và ngâm cứu với cái máy tính. Từ các lệnh cơ bản, phát triển kỹ năng, tìm thêm trên internet các mẫu, các mẹo,... Sau 2 tuần của kỳ nghỉ hè, mình đã đủ vốn vẽ và lập trình để dùng cho cả quãng đời sinh viên. Tất nhiên, sau đó cũng phải trau dồi thêm nữa để trở nên "pro" hơn. Các phần mềm, hệ điều hành, ngay cả phần cứng,... mình đều tự học để xử dụng cả.

Tóm lại, phương pháp tự học của mình:

- Trước hết, xác định chính xác mục tiêu mình cần. VD: làm 1 bộ hồ sơ xây dựng.

- Khi đã có mục tiêu, việc cần là tìm kiếm sự hướng dẫn từ giấy tờ, người đi trước,.... VD: tìm 1 bộ hồ sơ xây dựng đã đc thực hiện trước đó làm mẫu, các file mềm của hồ sơ,...

+Nghiên cứu các mẫu: Hồ sơ bao gồm cái gì, cấu trúc hồ sơ, các bên liên quan, các căn cứ (hồ sơ xây dựng cần làm theo Luật Xây dựng, các thứ khác cũng tương tự, đều sẽ có 1 quy định)

+ Tự làm 1 thứ giống như mẫu: Làm 1 hồ sơ tương tự như hồ sơ mẫu.

+ Thay thế, chỉnh sửa sản phẩm của mình có phù hợp với đặc thù riêng của sản phẩm mình tạo ra.

+ Kiểm tra lỗi.

- Khi đã có 1 sản phẩm mẫu, thì tìm kiếm 1 sự hướng dẫn hoặc kiểm tra lại từ người đi trước: Hỏi sếp, đồng nghiệp, ng đi trước,...

- Kiểm chứng sản phẩm: Mang hồ sơ đi nộp, ng thụ lý sẽ kiểm tra, chỉnh sửa lại thành 1 bộ hồ sơ chính xác.

- Ghi chú: Ghi chú lại tất cả những thứ quan trọng, những điểm mấu chốt. Làm mà ko ghi chú sẽ quên.

- Xong 1 bộ rồi thì cứ tiếp tục làm như vậy đến khi thuộc luôn cách làm: làm tiếp các bộ hồ sơ sau. "Practice, practice and practice", "Practice make perfect".

* Như vậy là đã tự học đc 1 kỹ năng.

- Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện và cải tiến cách thực hiện để nâng. Lưu ý, tránh lối mòn. Mọi thứ đều cần thay đổi theo thời gian. Hồi mới làm, 1 bộ hồ sơ phải làm khoảng 3 ngày. Giờ thì sau khá nhiều cải tiến, mình có thể làm xong 1 bộ tương tự chỉ trong 1 buổi sáng. Đó là ví dụ thực tế bản thân mình đã thực hiện.