Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc?
Kỹ năng quan sát trong công việc là rất cần thiết để theo dõi tiến trình, học hỏi, ghi nhớ và hiểu rõ sự việc, giúp bản thân đưa ra quyết định thấu đáo đồng thời giải quyết công việc hiệu quả hơn.
Mình thấy mình khá yếu về mảng này. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc?
kỹ năng quan sát
,kỹ năng mềm
Cá nhân mình thì không hề có phương pháp tập luyện cụ thể nào cho kỹ năng này. Những gì mình học được là qua kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống kèm theo việc nghiên cứu sách. Sách đối với mình là hữu ích nhất. Nếu như bạn đang muốn cải thiện hơn trong việc này thì mình xin giới thiệu tới bạn bộ sách dưới đây. Nó đã giúp mình rất nhiều trong việc quan sát hằng ngày. Không chỉ đưa ra những câu hỏi để ta giải đáp ở mỗi mục mà cách nó phân tích cũng khiến mình hiểu sâu hơn về loại kỹ năng này. Càng đọc càng thấm và còn tuyệt vời hơn khi mình áp dụng được ở ngoài xã hội. Không chỉ một quyển mà cả combo 10 quyển đều là những trang viết rất có lợi đối với mình. Hiện tại khi bạn đang muốn trau dồi hơn về mặt quan sát hãy tìm đọc em nó còn nếu có chút tò mò và muốn được nâng cấp bản thân hơn thì có thể tìm mua trọn bộ nhé! Chúc bạn đạt được những thành công mới ở mảng này.
Trân Trân
Cá nhân mình thì không hề có phương pháp tập luyện cụ thể nào cho kỹ năng này. Những gì mình học được là qua kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống kèm theo việc nghiên cứu sách. Sách đối với mình là hữu ích nhất. Nếu như bạn đang muốn cải thiện hơn trong việc này thì mình xin giới thiệu tới bạn bộ sách dưới đây. Nó đã giúp mình rất nhiều trong việc quan sát hằng ngày. Không chỉ đưa ra những câu hỏi để ta giải đáp ở mỗi mục mà cách nó phân tích cũng khiến mình hiểu sâu hơn về loại kỹ năng này. Càng đọc càng thấm và còn tuyệt vời hơn khi mình áp dụng được ở ngoài xã hội. Không chỉ một quyển mà cả combo 10 quyển đều là những trang viết rất có lợi đối với mình. Hiện tại khi bạn đang muốn trau dồi hơn về mặt quan sát hãy tìm đọc em nó còn nếu có chút tò mò và muốn được nâng cấp bản thân hơn thì có thể tìm mua trọn bộ nhé! Chúc bạn đạt được những thành công mới ở mảng này.
Huyen Linh
Kỹ năng quan sát là gì?
Là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà bất cứ ai cũng cần trang bị cho bản thân trong công việc, quan sát không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc ngắm nhìn mà còn là quá trình tiếp thu, thấu hiểu, phân tích và đưa ra phương án hành động, làm việc phù hợp, hiệu quả. Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng.
Đó là kết quả của quá trình bạn học hỏi và siêng năng rèn luyện. Quan sát tốt giúp cho bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
Quan sát khác “nhìn”, “ngắm” như thế nào?
Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.
Quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ đơn giản là phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn luyện để phát triển hơn nữa, sử dụng cho nhiều mục đích sâu xa hơn.
Khi quan sát, bạn sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra sự vật, sự việc mà bạn tò mò và đánh giá những gì bạn trải nghiệm.
“Nhìn” là thụ động. Bạn vô tình nhìn ra ngoài cửa sổ, vô tình nhìn thấy bất kì thứ gì đó trên bàn nhưng không chú tâm vào nó, không có nhu cầu hay hiểu biết cụ thể hay bất cứ thông tin gì về chúng. Đó là “ nhìn”.
Cùng là nhìn vào một đối tượng, sự vật, hiện tượng, nhưng “quan sát” lại là việc bạn nhìn vào chủ thể một cách chăm chú và tích cực. Khi đó bộ não bạn chủ động thu thập thông tin, có nhu cầu hiểu sâu về chủ thể.
Kỹ năng quan sát rất quan trọng vì nếu không có chúng, bạn có khả năng bỏ lỡ thông tin quan trọng và đưa ra quyết định không chính xác trong công việc.
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát?
Hiểu rõ đối tượng quan sát
Yếu tố quan trọng để bạn quan sát tốt đó chính là ta có kiến thức và hiểu về nó. Kết hợp giữa điều bạn thấy và điều bạn biết là cần thiết cho việc quan sát, và bạn chỉ có thể trở thành người quan sát có hiểu biết khi biết rõ cách một nhóm, một nơi hoặc một quá trình thường vận hành.
Cởi mở khi quan sát
Sau khi đã có kiến thức về chủ thể, bạn cần có tinh thần cởi mở trước khi tiến hành quan sát, nghĩa là bạn phải luôn suy nghĩ tích cực rằng, tri thức là vô hạn, hiểu biết của con người thì lại có hạn, vì vậy nên còn rất nhiều điều mà ta có thể học tập được từ mọi người và thế giới xung quanh.
Với thái độ cùng suy nghĩ tích cực ấy, bạn sẽ có nhiều khả năng sẽ đạt được những kết quả tích cực. Trái lại, nếu không cởi mở, bị động và không chịu học hỏi thì việc quan sát của bạn sẽ không đạt được kết quả khả quan.
Quan sát có mục đích
Bạn cần học hỏi một cách có chủ ý, nghĩa là biết mục tiêu của mình trong việc quan sát. Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên Branding giỏi hơn thì bạn nên quan sát điều gì trong thế giới xung quanh giúp bạn đạt được điều đó hoặc nên tránh mắc phải sai lầm nào. Mục đích rõ ràng trong việc quan sát sẽ giúp bạn tập trung hơn vào những điều đó và nâng cao cơ hội tìm thấy các thông tin hữu ích.
Đa giác quan
Để quan sát được đầy đủ, bạn cần sử dụng nhiều hơn chỉ là đôi mắt. Bạn có thể quan sát bằng tai và bằng trái tim, tùy thuộc vào những gì bạn muốn biết, có lẽ bạn cần sử dụng cả mũi và những ngón tay để chạm vào. Quan sát là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu... Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.
Loại bỏ yếu tố gây mất tập trung
Khả năng và chất lượng của việc quan sát có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ tập trung của bạn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung sau khi bị quấy nhiễu. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang ngồi thiền thì chỉ cần 1 tiếng còi xe có thể khiến thoát ra khỏi tâm thái ấy và gây cảm giác khó chịu. Do đó, rất cần thiết để giảm các yếu tố gây phiền nhiễu hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn
Bạn có thể áp dụng những kỹ thuật như nghe chủ động và đưa mình vào trạng thái dòng chảy để tập trung và giảm thiểu các tác nhân gây mất tập trung.
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện
Khả năng tư duy phản biện là trọng tâm của việc quan sát. Khả năng đặt câu hỏi, lập luận và phân tích những điều bạn quan sát giúp cho bạn hiểu vấn đề một cách sâu sắc và có hướng đi cụ thể cho vấn đề mà mình dang gặp phải cũng như hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Xác định điểm mấu chốt
Để cải thiện cách bạn quan sát con người, địa điểm, sự kiện và sự việc xảy ra xung quanh, bạn hãy bắt đầu từ việc hiểu rõ đối tượng quan sát, quan sát chậm lại, loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung và thử những điều mới. Hãy mài giũa tư duy của bạn bằng các trò chơi mang tính thách đố, kiểm tra trí nhớ, viết hoặc vẽ ra những gì bạn quan sát được và nâng tầm kỹ năng tư duy phản biện của mình.
Poli Sali
Khi quan sát, bạn sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra sự vật, sự việc mà bạn tò mò và đánh giá những gì bạn trải nghiệm. “Quan sát” không giống như “nhìn thấy”. Nhìn thấy là thụ động. Ví dụ, bạn nhìn thấy mọi thứ trên đường đi làm nhưng bạn hiếm khi tìm kiếm bất cứ điều gì cụ thể hoặc ghi lại thông tin để sử dụng sau này.
Trái lại, quan sát là quá trình chú ý một cách chăm chú và tích cực, nhằm thu thập thông tin cụ thể để đánh giá. Kỹ năng quan sát rất quan trọng vì nếu không có chúng, bạn có khả năng bỏ lỡ thông tin quan trọng và đưa ra quyết định không chính xác trong công việc.
Quan sát là một kỹ năng và giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn có thể học hỏi và phát triển nó. Thông qua việc thực hành thường xuyên, bạn có thể rèn luyện não bộ và biến việc quan sát thành thói quen. Dưới đây là 7 lời khuyên để tăng cường năng lực quan sát, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cởi mở
Bạn cần có tinh thần cởi mở trước khi tiến hành quan sát, cụ thể là có niềm tin tích cực rằng luôn có nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi được từ mọi người và thế giới xung quanh. Khi bắt đầu quan sát với niềm tin này, bạn sẽ có nhiều khả năng sẽ đạt được những kết quả tích cực. Trái lại, nếu không cởi mở và thiếu niềm tin, thì việc quan sát của bạn sẽ không đạt được kết quả khả quan.
Có mục đích
Bằng cách cởi mở, bạn đang chuẩn bị cho việc học hỏi. Tuy nhiên, bạn cũng cần học hỏi một cách có chủ ý, nghĩa là biết mục tiêu của mình trong việc quan sát. Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên Marketing giỏi hơn thì bạn nên quan sát điều gì trong thế giới xung quanh giúp bạn đạt được điều đó. Hoặc nên tránh mắc phải sai lầm nào. Nếu bạn có mục đích rõ ràng trong việc quan sát, bạn sẽ tập trung hơn vào những điều đó và nâng cao cơ hội tìm thấy các thông tin hữu ích.
Đa giác quan
Để quan sát được đầy đủ, bạn cần sử dụng nhiều hơn chỉ là đôi mắt. Bạn có thể quan sát bằng tai và bằng trái tim, tùy thuộc vào những gì bạn muốn biết, có lẽ bạn cần sử dụng cả mũi và những ngón tay để chạm vào. Quan sát là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu... Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.
Chậm lại
Thật khó để có thể quan sát khi bạn luôn trong tình trạng vội vã. Để quan sát tốt đòi hỏi bạn phải dừng lại, nhìn, lắng nghe và sẵn sàng đối mặt những trải nghiệm xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.
Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu
Khả năng quan sát phụ thuộc vào mức độ tập trung của bạn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung sau khi bị quấy nhiễu. Do đó, rất cần thiết để giảm các yếu tố gây phiền nhiễu hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
Chú ý đến các chi tiết nhỏ
Tất cả các vật thể lớn và chi tiết lớn đều dễ quan sát nhưng chú ý đến các chi tiết nhỏ sẽ khiến bạn trở thành một người quan sát tốt hơn. Chẳng hạn, nhìn thấy điện thoại trên tay ai đó là một chi tiết lớn nhưng quan sát điện thoại đó hiệu gì cùng các sticker phía sau là một phẩm chất của một người quan sát tốt. Tại nơi làm việc, hầu như luôn luôn, các chi tiết nhỏ bị bỏ qua. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ đều có lí do của nó và việc kết nối các chi tiết này với sự kiện hoặc con người sẽ giúp đưa ra suy luận chính xác. Hãy để ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong chất lượng công việc của bạn.
Không phán xét
Để trở thành một người quan sát tốt, bạn phải trung lập. Đừng đưa ra cảm xúc cá nhân hoặc phán xét khi quan sát bởi những điều đó sẽ tạo ra sự thiên vị. Khi cảm xúc cá nhân hoặc định kiến bị kéo vào, bạn sẽ không còn nhìn thấy những gì đang diễn ra mà bạn chỉ thấy các sự việc, sự vật bị bóp méo theo nhận thức của bạn. Một người quan sát tốt sẽ bỏ qua cảm xúc cá nhân và nhìn mọi thứ theo cách chúng đang diễn ra.
Nhiều người cảm thấy “ghen tị” với những người có kỹ năng quan sát tốt và xem nhẹ khả năng của chính mình. Họ dường như không nhận ra rằng kỹ năng này có thể học hỏi và phát triển bằng việc siêng năng thực hành. Hãy áp dụng các cách được chia sẻ trên đây ngay hôm nay để cải thiện kỹ năng quan sát và sẵn sàng đón nhận các lợi ích thiết thực từ kỹ năng này nhé.
Sophia Ngo Therapy
Solitary
Sophia Ngo Therapy