Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

  1. Kỹ năng mềm

Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng, làm chủ được suy nghĩ, biểm cảm, lời nói, hành động của bản thân.

Trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc, chắc chắn rằng có những lúc chúng ta cảm thấy vô cùng áp lực, mệt mỏi, trốn rỗng và có cả tức giận. Một khi để cảm xúc bị chi phối, chúng ta sẽ rất dễ dàng đi vào trạng thái tồi tệ.

Như mình được biết thì đây là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết trong giao tiếp. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này?

Từ khóa: 

kiểm soát cảm xúc

,

kỹ năng kiểm soát cảm xúc

,

kỹ năng mềm

Bạn có hứng thú với thiền định không ? 
Trả lời
Bạn có hứng thú với thiền định không ? 

Thực tế,

kiểm soát cảm xúc
của bản thân là việc không hề dễ dàng bởi lẽ cảm xúc là thuộc về bản năng. Ta không thể ngăn bản thân mình ngưng vui, ngưng buồn hay bớt tức giận trong chốc lát. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện làm sao để kiểm soát cảm xúc của bản thân. Mình vốn là một người khá thẳng tính và dễ nổi nóng. Chính vì vậy mà sau những lần tranh luận hay cãi vã, mình đều hối hận về những điều mà mình đã nói, những gì mà mình đã làm. Mình đã và đang rèn luyện làm sao có thể kiểm soát bản thân mình một cách tốt nhất và thực sự, biết kiểm soát cá nhân khiến cho cuộc sống của mình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và đi kèm theo đó là những mối quan hệ rất tốt. Mình rất mong chia sẻ dưới đây cũng giúp cho các bạn phần nào.

1. Kiểm soát cảm xúc là gì?

Có lẽ mình không cần phải giải thích quá nhiều về điều này nữa. Kiểm soát cảm xúc không phải việc chúng ta bắt buộc phải loại bỏ đi hoàn toàn cảm xúc của bản thân mà là việc chúng ta làm chủ suy nghĩ và hành động, làm chủ hành vi, thái độ, đưa cảm xúc mà chúng ta cảm thấy thái quá về vị trí cân bằng, ôn hòa trong mọi tình huống và đặc biệt là trong những trường hợp tiêu cực.

2. Tại sao chúng ta cần kiểm soát cảm xúc?

Có một điều mà mình muốn nhấn mạnh ở đây là kiểm soát cảm xúc không đồng nghĩa với việc một mình gặm nhấm nỗi buồn, mệt mỏi, áp lực hay là việc chúng ta trưng ra một bộ mặt giả tạo. Chúng ta không thể cười lớn trong một đám tang và cũng không thể có thái độ

nóng giận
trong một cuộc họp nghiêm túc.

Đúng là cảm xúc là dư vị không thể thiếu của cuộc sống, nhưng nếu không thể kiểm soát được cảm xúc, bạn sẽ dễ dàng bị nó chi phối gây ra những hệ quả tiêu cực trong công việc cũng như những mối quan hệ xung quanh. Chúng ta không thể có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc khi cứ mãi lo âu, suy nghĩ, tức giận và ganh ghét.

Ngược lại, biết cách kiểm soát cảm xúc thì quyền điều khiển nằm trong chính bạn. Những người biết kiểm soát cảm xúc cá nhân luôn là những người mang lại năng lượng tích cực cho bản thân mình và người khác: sức khỏe tốt, năng suất, hiệu quả công việc cao cùng giữ gìn và làm phong phú hơn các mối quan hệ lành mạnh.

Kiểm soát cảm xúc là chìa khóa giúp bạn thành hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

3. Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Ngay bản chất của từ “rèn luyện” đã nói lên bản chất của nó, đó chính là luyện tập. Luyện tập trong mọi tình huống hàng ngày, rút kinh nghiệm từ những cuộc giao tiếp, lấy đó là bài học cho những tình huống tiếp theo. Vậy cụ thể ở đây, chúng ta cần làm gì?

Tư duy theo hướng tích cực

Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, hãy nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách tích cực, vui tuổi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì chỉ nhìn chằm chằm vào nhược điểm, sai lầm của người khác mà cười nhạo thì hãy nhìn vào ưu điểm của họ và học tập theo. Hãy tập luyện suy nghĩ tích cực đó từ những gì nhỏ nhặt nhất. Mỗi sáng thức giấc, hãy nở một nụ cười thật tươi, ngắm nhìn thiên nhiên bằng tâm trạng thoải mái nhất. Đừng tiếc lời khen cho một bông hoa nhỏ xinh ven đường hay bản giao hưởng của những chú chim.

Một ví dụ thực tế là mối khi bị sếp phê bình hay thậm chí là chỉ trích, đừng vội bật lại hay nản chí mà hãy bình tĩnh, tìm ra lỗi sai của bản thân và có những biện pháp khắc phục những nhược điểm đó. Cảm xúc áp lực và nóng giận không được khuyến khích trong những tình huống như vậy.

Mỗi khi cảm thấy muốn “bùng nổ” vì giận dữ quá mức, hãy nhắm mắt lại, hít thở thật sâu và suy nghĩ về những điều tốt đẹp đã trải qua.

Chú ý sử dụng ngôn từ một cách phù hợp

Trong giao tiếp, đi kèm thái độ, ngôn từ mà chúng ta sử dụng là yếu tố rất quan trọng quyết định độ hiệu quả của nó. Việc sử dụng từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần sẽ giúp chúng ta nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực hơn. Điều đó không chỉ giúp cho cuộc giao tiếp đạt kết quả cao mà còn khiến cho đối phương cảm thấy hài lòng. Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người tham gia trò chuyện. Một mối quan hệ bền vững, tốt đẹp cũng từ đó mà ra.

Tự tin vào bản thân

Những lần thiếu tự tin hay niềm tin vào chính bản thân khiến mình có những suy nghĩ, cảm xúc vô cùng tiêu cực và không thể kiểm soát tốt được cảm xúc. Điều này đã gây khó khăn cho mình khi rơi vào những tình huống mà mình không hề mong muốn như mệt mỏi, hoang mang, lo lắng, tức giận vô cớ và thật xấu tính khi cảm thấy khó chịu với những người không liên quan.

Bởi vậy, sự tự tin cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể kiểm soát cảm xúc bản thân mình tốt hơn. Có được sự tự tin trong mọi tình huống giao tiếp giúp chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những đánh giá, phán xét của người khác, từ đó duy trì tinh thần lạc quan, đầy năng lượng. Kiểm soát cảm xúc là điều không hề dễ dàng, nhưng một khi rèn luyện được kỹ năng này, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

Chung quy lại, biết kiểm soát cảm xúc khiến cho công việc của bạn thuận lợi hơn rất nhiều và cùng như mình đã đề cập, đó là một trong những kỹ năng mềm cần thiết-chìa khóa để giúp bạn đi đến thành công.

https://cdn.noron.vn/2022/05/22/84660170722296927-1653236878.jpg
Nguồn ảnh: Internet