Làm thế nào để phòng tránh bạo lực học đường xảy ra?
giáo dục
Mình cũng là một thành phần liên quan đến bạo lực học đường, nhưng mình là người chuyên đi bắt nạt những bạn khác và cũng là đứa bị bắt nạt. Con trai mới lớn thích thể hiện mà, lại cậy người cũng to và khỏe hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa nên hồi cấp 2, đầu cấp 3, bạn nào mình thấy không ưa, khó chịu hay khi lớp trưởng tố giác mình trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là chắc chắn, bạn ấy đã có 1 vé đợi mình trước cổng trưởng.
Hồi đấy đánh nhau kinh lắm, càng đánh càng bị nhà trường, thầy cô răn đe thì càng máu chiến hơn. Mãi sau khi lên cấp 3, học ở một môi trường mới với các anh chị lớn và bạn bè hoàn toàn xa lạ, vì vẫn quen thói hống hách nên bị tẩn cho vài trận nhớ đời, thậm chí còn vào viện vì gãy mũi. Lúc ấy được bạn bè, thầy cô quan tâm, đàn anh đánh mình cũng đến xin lỗi thì mình mới nhận ra, không có bạo lực sống thực sự rất thoải mái. Vui chơi, hòa đồng, được giúp đỡ và làm quen, có những mối quan hệ lành mạnh chẳng phải tốt hơn nhiều so với suốt ngày đi gây gỗ đánh nhau? Mình giờ không còn thấy điều đó là ngầu nữa, đáng lên án thì có
Để tránh bạo lực thì mình nghĩ, bình tĩnh là điều đầu tiên. Khi giận quá, ức chế một ai đó quá thì cố, hít vào thở ra suy nghĩ thông suốt xem, nếu mình đánh nhau sẽ gây ra hậu quả gì, giải quyết nói chuyện hòa giải có phải mọi thứ đều êm đẹp hay không? Tuổi mới lớn hay bồng bột và thiếu suy nghĩ nên bố mẹ, thầy cô quan tâm các bạn hơn chút, hiểu các bạn và tránh mắng mỏ quá đáng dễ ảnh hướng đến tâm lý con em. Rồi nhà trường tổ chức các chương trình văn nghệ, diễn kịch về bạo lực học đường đấy, để nâng cao nhận thức của các bạn hơn...
Hoàng Quốc Bảo
Mình cũng là một thành phần liên quan đến bạo lực học đường, nhưng mình là người chuyên đi bắt nạt những bạn khác và cũng là đứa bị bắt nạt. Con trai mới lớn thích thể hiện mà, lại cậy người cũng to và khỏe hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa nên hồi cấp 2, đầu cấp 3, bạn nào mình thấy không ưa, khó chịu hay khi lớp trưởng tố giác mình trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là chắc chắn, bạn ấy đã có 1 vé đợi mình trước cổng trưởng.
Hồi đấy đánh nhau kinh lắm, càng đánh càng bị nhà trường, thầy cô răn đe thì càng máu chiến hơn. Mãi sau khi lên cấp 3, học ở một môi trường mới với các anh chị lớn và bạn bè hoàn toàn xa lạ, vì vẫn quen thói hống hách nên bị tẩn cho vài trận nhớ đời, thậm chí còn vào viện vì gãy mũi. Lúc ấy được bạn bè, thầy cô quan tâm, đàn anh đánh mình cũng đến xin lỗi thì mình mới nhận ra, không có bạo lực sống thực sự rất thoải mái. Vui chơi, hòa đồng, được giúp đỡ và làm quen, có những mối quan hệ lành mạnh chẳng phải tốt hơn nhiều so với suốt ngày đi gây gỗ đánh nhau? Mình giờ không còn thấy điều đó là ngầu nữa, đáng lên án thì có
Để tránh bạo lực thì mình nghĩ, bình tĩnh là điều đầu tiên. Khi giận quá, ức chế một ai đó quá thì cố, hít vào thở ra suy nghĩ thông suốt xem, nếu mình đánh nhau sẽ gây ra hậu quả gì, giải quyết nói chuyện hòa giải có phải mọi thứ đều êm đẹp hay không? Tuổi mới lớn hay bồng bột và thiếu suy nghĩ nên bố mẹ, thầy cô quan tâm các bạn hơn chút, hiểu các bạn và tránh mắng mỏ quá đáng dễ ảnh hướng đến tâm lý con em. Rồi nhà trường tổ chức các chương trình văn nghệ, diễn kịch về bạo lực học đường đấy, để nâng cao nhận thức của các bạn hơn...
Hoàng Dũng
Người dùng Noron
Lê Khánh Linh
Bạo lực học đường luôn là vấn nạn được nhiều người chú ý, nó xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hơn ai hết chúng ta đều thấy rõ khi ngồi trên ghế nhà trường. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để không bị bạo lực học đường?. Sau đây là các tips phòng, tránh bạo lực học đường từ mình đã rút ra, hy vọng có ích cho mọi người:
1.Dù bị bạo lực về tinh thần hay thể chất, hãy cố gắng giữ thái độ bình tĩnh và ngồi lại nói chuyện để tháo gỡ khúc mắc giữa 2 bên, giải quyết trong hòa bình.
2. Các cậu cần học võ và có mối quan hệ rộng sẽ rất có ích.
3. Hai bên không tự giải quyết được hãy trình báo với giáo viên và gia đình.
Đặng Văn Lĩnh
Lan Anh Hoang