Làm thế nào để phát triển mindset định hướng giải pháp (solution orientation)? Có sách nào hay về chủ đề này không?

  1. Kỹ năng mềm

Tất cả chúng ta đều phản ứng với các vấn đề theo những cách khác nhau. Một số người trong chúng ta ngay lập tức đi tìm kiếm nguyên nhân sâu xa của vấn đề đó hay những vấn đề liên quan. Nhưng lại có những người khác nhìn xa hơn. Họ ngay lập tức tìm cách giải quyết vấn đề để có thể tiến về phía trước. Ai cũng biết không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian để ngồi phân tích nguyên nhân và ngồi đó chờ vấn đề tự giải quyết được. Do đó việc nhanh chóng và kịp thời đưa ra giải pháp cho 1 vấn đề là vô cùng quan trọng.

Vậy làm thế nào để trở thành 1 con người solution-oriented?

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

solution orientation

,

kỹ năng mềm

  1. Chúng ta thường rèn luyện một phẩm chất bằng cách áp dụng các biểu hiện hành vi của nó, và tin rằng tư duy (mindset) sẽ thay đổi. Nhưng điều đó hoàn toàn là không đúng, chấp nhận hành vi (behaviors), chưa chắc sẽ có tư duy giải quyết vấn đề (mindset).
  2. Chúng ta thường tự tạo cho mình những cái bẫy, khiến chúng ta khó để trở thành một người “kiến tạo giải pháp”, đặc biệt là đối với những người thông minh. Thứ nhất ta ngại thay đổi, đón nhận thách thức vì ta không muốn thất bại, ta sẽ chọn cho mình những cuộc chơi an toàn mà khả năng thất bại là thấp nhất. Hơn nữa, ta thường đủ thông minh để tạo ra cho mình những lý do “hay ho”, “đẹp đẽ”, và có vẻ “hợp lý” để biện minh cho hành động của mình. Cuối cùng, khi đứng trước các thách thức, thay vì hướng đến các hành động cụ thể “How I can do that”, ta thường nghiêng về cách suy nghĩ “Who I am”, và từ đó ngại hành động
  3. Khi học tập về thành công của một người nào đó, chúng ta cũng thường hay nghĩ về việc họ tài năng như thế nào, họ có những “năng khiếu bẩm sinh” như thế nào, thay vì nghĩ đến việc họ đã từng làm việc điên cuồng, vượt qua rất nhiều thất bại mới có được thành công. Đừng tạo ra định kiến về việc ai là người như thế nào, tập trung về những hành động cụ thể để học tập. Nếu mình cố gắng hết sức, bạn hoàn toàn có thể đạt được như thế.
  4. "Kiến tạo hành động” bao gồm ba yếu tố. Một là thay vì xem thách thức là một rủi ro để mình thất bại, hãy đón nhận nó như một cơ hội học tập, thất bại là chuyện bình thường. Sự tự tin khi đón nhận thách thức sẽ được tạo ra từ việc tập luyện và có những trải nghiệm tương tự. Hai là tập trung vào hành động cụ thể (how), thay vì việc đánh giá bản thân, hay những người xung quanh là ai, hay có được những phẩm chất gì (who). Ba là học cách rút ra bài học từ những lời góp ý của người khác.
  5. Việc phát triển một tư duy mới rất khó vì tư duy mới luôn được phát triển và tồn tại song song với tư duy có sẵn. Bốn bước có thể áp dụng trong trường hợp này bao gồm “Tri, nhãn, cầm, giải”. “Tri” tức là hiểu được việc mình đang có hai tư duy tồn tại song song. “Nhãn”, tức là nhìn thấy được những thách thức, và biết được khi nào mình nên cần phải “switch”, thay đổi qua tư duy mới. “Cầm”, tức là có thể áp dụng được “tư duy kiến tạo hành động” vào trong cuộc sống của mình. Cuối cùng chính là có khả năng truyền cảm hứng và hướng dẫn những người xung quanh họ cũng có thể có được tư duy đó.

(đọc & st hehe)

Trả lời
  1. Chúng ta thường rèn luyện một phẩm chất bằng cách áp dụng các biểu hiện hành vi của nó, và tin rằng tư duy (mindset) sẽ thay đổi. Nhưng điều đó hoàn toàn là không đúng, chấp nhận hành vi (behaviors), chưa chắc sẽ có tư duy giải quyết vấn đề (mindset).
  2. Chúng ta thường tự tạo cho mình những cái bẫy, khiến chúng ta khó để trở thành một người “kiến tạo giải pháp”, đặc biệt là đối với những người thông minh. Thứ nhất ta ngại thay đổi, đón nhận thách thức vì ta không muốn thất bại, ta sẽ chọn cho mình những cuộc chơi an toàn mà khả năng thất bại là thấp nhất. Hơn nữa, ta thường đủ thông minh để tạo ra cho mình những lý do “hay ho”, “đẹp đẽ”, và có vẻ “hợp lý” để biện minh cho hành động của mình. Cuối cùng, khi đứng trước các thách thức, thay vì hướng đến các hành động cụ thể “How I can do that”, ta thường nghiêng về cách suy nghĩ “Who I am”, và từ đó ngại hành động
  3. Khi học tập về thành công của một người nào đó, chúng ta cũng thường hay nghĩ về việc họ tài năng như thế nào, họ có những “năng khiếu bẩm sinh” như thế nào, thay vì nghĩ đến việc họ đã từng làm việc điên cuồng, vượt qua rất nhiều thất bại mới có được thành công. Đừng tạo ra định kiến về việc ai là người như thế nào, tập trung về những hành động cụ thể để học tập. Nếu mình cố gắng hết sức, bạn hoàn toàn có thể đạt được như thế.
  4. "Kiến tạo hành động” bao gồm ba yếu tố. Một là thay vì xem thách thức là một rủi ro để mình thất bại, hãy đón nhận nó như một cơ hội học tập, thất bại là chuyện bình thường. Sự tự tin khi đón nhận thách thức sẽ được tạo ra từ việc tập luyện và có những trải nghiệm tương tự. Hai là tập trung vào hành động cụ thể (how), thay vì việc đánh giá bản thân, hay những người xung quanh là ai, hay có được những phẩm chất gì (who). Ba là học cách rút ra bài học từ những lời góp ý của người khác.
  5. Việc phát triển một tư duy mới rất khó vì tư duy mới luôn được phát triển và tồn tại song song với tư duy có sẵn. Bốn bước có thể áp dụng trong trường hợp này bao gồm “Tri, nhãn, cầm, giải”. “Tri” tức là hiểu được việc mình đang có hai tư duy tồn tại song song. “Nhãn”, tức là nhìn thấy được những thách thức, và biết được khi nào mình nên cần phải “switch”, thay đổi qua tư duy mới. “Cầm”, tức là có thể áp dụng được “tư duy kiến tạo hành động” vào trong cuộc sống của mình. Cuối cùng chính là có khả năng truyền cảm hứng và hướng dẫn những người xung quanh họ cũng có thể có được tư duy đó.

(đọc & st hehe)

Để trở thành một người solution oriented, bạn cần:

  • Nhìn nhận lại vấn đề và xem xét những kết quả có thể xảy ra. Nếu bạn cho phép bản thân bị cảm xúc chi phối thì bạn không thể đưa ra giải pháp thiết thực được. Do vậy đừng sống trong quá khứ mà hãy nhìn về tương lai.
  • Suy nghĩ một cách có hệ thống và có chiến thuật, hãy suy nghĩ đến những biện pháp khả thi nhất để xử lí vấn đề
  • Đừng ngụy biện. Bạn không nên mất thời gian đổ lỗi cho người khác và cũng không nên tìm xem ai là người có lỗi hay tại sao vấn đề này xảy ra mà hãy dành thời gian đó để tìm kiếm giải pháp