Làm thế nào để nói "không" một cách hiệu quả?
Trong cuộc sống thì có những tình huống mà chắc chắn mọi người cũng đã từng dở khóc dở cười với kiểu đồng ý không được mà từ chối cũng chẳng xong đúng không :D Vậy đâu là nghệ thuật nói "không" để tránh mất lòng người khác các bạn nhỉ? Ai biết thì cứ mạnh dạn dơ tay phát biểu thôiii
giai phap
,kỹ năng mềm
,xã hội
,phong cách sống
Câu hỏi được gộp với Làm thế nào để nói KHÔNG?
Không nên nói "Không" ngay lập tức trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Ví dụ:
"Tối nay có dịp liên hoan với công ty, em có đi không?"
"Không anh, hôm đấy em có việc quan trọng cần giải quyết"
"Thế không đi à, sao không đi đi cho vui, còn giao lưu với mọi người? Anh với nhóm mình cũng đi mà, góp mặt một hôm có mất gì đâu?
"Không ạ, em bận thật. Em xin lỗi nhé"
Thay vì sự từ chối thẳng thừng từ câu đầu tiên, thì bạn nên bày tỏ sự đồng cảm và quan tâm đến câu hỏi mà đối phương nói, như kiểu: "Dạ, quả thật bữa đấy em cũng muốn đến, nhưng..." hay " Nghe vui quá ạ, nhưng em lịch trùng lịch....". Khi từ chối vội vàng và dữ dội quá đôi khi sẽ khiến đối phương bị hụt hẫng và không có ngỏ ý với bạn lần tiếp theo, chúng ta đồng thời sẽ mất đi các lợi ích có thể có. Hoặc bạn có thể làm một cách gián tiếp bằng cách " Tiếc quá, em lại không đi được, anh đã rủ abc...xyz chưa? Em thấy mấy ông ấy còn im ắng lắm haha" hoặc trong hoàn cảnh cần người giúp đỡ nhưng bạn không thể làm được " Buồn thật, em không biết làm việc này nhưng em biết có một người có lĩnh vực về nó, để em giới thiệu cho anh".
Những cách từ chối này sẽ giúp bạn không làm thất vọng hay phiền lòng đối phương, đồng thời bạn được thoải mái với lựa chọn và thời gian của mình hơn. ^^
Huy Phan
Không nên nói "Không" ngay lập tức trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Ví dụ:
"Tối nay có dịp liên hoan với công ty, em có đi không?"
"Không anh, hôm đấy em có việc quan trọng cần giải quyết"
"Thế không đi à, sao không đi đi cho vui, còn giao lưu với mọi người? Anh với nhóm mình cũng đi mà, góp mặt một hôm có mất gì đâu?
"Không ạ, em bận thật. Em xin lỗi nhé"
Thay vì sự từ chối thẳng thừng từ câu đầu tiên, thì bạn nên bày tỏ sự đồng cảm và quan tâm đến câu hỏi mà đối phương nói, như kiểu: "Dạ, quả thật bữa đấy em cũng muốn đến, nhưng..." hay " Nghe vui quá ạ, nhưng em lịch trùng lịch....". Khi từ chối vội vàng và dữ dội quá đôi khi sẽ khiến đối phương bị hụt hẫng và không có ngỏ ý với bạn lần tiếp theo, chúng ta đồng thời sẽ mất đi các lợi ích có thể có. Hoặc bạn có thể làm một cách gián tiếp bằng cách " Tiếc quá, em lại không đi được, anh đã rủ abc...xyz chưa? Em thấy mấy ông ấy còn im ắng lắm haha" hoặc trong hoàn cảnh cần người giúp đỡ nhưng bạn không thể làm được " Buồn thật, em không biết làm việc này nhưng em biết có một người có lĩnh vực về nó, để em giới thiệu cho anh".
Những cách từ chối này sẽ giúp bạn không làm thất vọng hay phiền lòng đối phương, đồng thời bạn được thoải mái với lựa chọn và thời gian của mình hơn. ^^
Duy Luận
Cũng nên để ý thái độ bản thân khi từ chối. Một lời từ chối nghiêm túc và rõ ràng là cách thể hiện sự tôn trọng giữa đối phương và chính bạn.
Nguyễn Thị Thu Hương
Hoàng Nam
Bạn không có trách nhiệm phải giúp đỡ hay làm hài lòng tất cả mọi người. Hãy tập làm quen và đối mặt với nỗi sợ của mình, đừng cố theo mọi người chỉ để không bị tẩy chay ở chốn công sở, hay bị nhìn bằng ánh mắt tiêu cực. Không phải tất cả những người bị bạn từ chối đều có cách suy nghĩ và hành xử như vậy, đôi khi đó chỉ là suy nghĩ của riêng bạn mà thôi. Vì vậy cứ từ chối nếu cảm thấy bản thân không thoải mái về vấn đề nào đó nhé.
Hường Hoàng
Bạn tin không, bạn cứ nói CÓ mãi người ta sẽ không tôn trọng những thứ bạn làm đâu. Nên hãy học cách nói không, học cách từ chối khi bạn thật sự mệt, thật sự bận, thật sự không muốn làm.
"Mình rất muốn giúp, nhưng mình cũng đang có nhiều thứ phải xử lý quá. Bạn chủ động đi nha"
"Lần sau nha, hôm nay mình bận quá rồi"
"Thông cảm nhé, dạo này mình nhiều thứ phải xử lý quá nên không giú bạn được" ...
Tuấn Đinh
Chắc không biết cái này sớm thì tôi cứ đem khổ về nhà mãi thôi =)) Nhiều khi cũng phải cân nhắc trước khi đồng ý đã, xem rằng việc đó có nằm trong khả năng của bạn không? Đối tượng có xứng đáng để bạn giúp không? Hay bạn có đang bị lợi dụng không? Nếu tự trả lời được 3 câu hỏi trên thì tôi tin rằng bạn sẽ có quan điểm vững chắc hơn cho quyết định của mình, CÓ hoặc KHÔNG.
Với tôi thì tôi thường từ chối những cái việc không quan trọng, hoặc tốn tiền mà không đem lại lợi ích gì cho tôi (đơn giản như vui vẻ, hay giải tỏa căng thẳng, thời gian,...) để tránh bản thân phải "diễn" trước mặt mọi người. Tôi biết bữa tiệc không thoải mái tôi sẽ từ chối, tôi biết có người tôi không muốn gặp ở đó tôi sẽ từ chối đi chơi.
Thực hành từ những điều nhỏ nhặt trước rồi tin rằng văn hóa "lôi kéo" ở VN có tài tình, khéo léo như nào thì bạn vẫn sẽ giữ nguyên chính kiến của mình thôi!
Nguyễn Quang Vinh
Đừng ngại, đừng sợ đổ vỡ quan hệ. Nếu ko muốn thì ko nên gậc đầu. Ban đầu có thể từ chối khéo rằng bận việc hay việc đó nằm ngoài khả năng hiện tại. Có thể nói nửa đùa nửa thật để từ chối kiểu như: m làm giùm công việc hộ t để t rảnh t làm đó cho... Người t hiểu ng ta sẽ từ rút lui.
Còn nếu gặp mấy thánh lầy thì dứt khoát ngay trong chữ không. Cảnh báo ng ta rằng mình thực sự nghiêm túc. Và hẹn khi khác làm nhưng đừng đưa ra một mốc cụ thể.
Lịch sự với ng lịch sự thôi.
Ghost Wolf
Ko thích ko muốn làm thì cứ nói "No, I'm very busy at the moment" thôi.
Nguyễn Việt Anh
Qui Ha