Làm thế nào để người quay phim thế giới động vật giữ được an toàn khi ghi hình?
Theo mình biết thì họ sử dụng những loại máy móc tiên tiến như ống kính có thể zoom xa để quay rõ con vật. Nhưng làm sao để họ đảm bảo được xung quanh khu vực mình đứng không có con vật nguy hiểm?
khoa học
,thế giới động vật
,quay phim
,phim ảnh
,khoa học
Người ta dụng robot với flycam lâu nay rồi đó
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Thị Thu Hương
Người ta dụng robot với flycam lâu nay rồi đó
Quang Anh
Hiểu biết về động vật hoang dã trong khu vực mà người làm phim đang ghi hình là chìa khóa. Đó là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất.
Thứ hai là phải đề phòng và luôn có phương án đối phó nếu không may phải chạm trán với bất kỳ loài động vật nguy hiểm nào. Ví dụ, ở Tây Bắc Hoa Kỳ nhà làm phim có thể mang theo bình xịt chống gấu để có thể dễ dàng tiếp cận.
Ngoài ra họ còn sử dụng thêm các công cụ tân tiến hơn như sử dụng ống kính tele (tức là tiêu cự dài), những thấu kính như vậy dài hơn nhiều so với bình thường – 50mm xấp xỉ tầm nhìn của con người – và có thể đạt tới 400mm và xa hơn nữa. Dĩ nhiên họ sẽ chọn đứng ở một vị trí an toàn để ghi hình ví dụ như trên xe hay một bãi đất an toàn,...
Và phương pháp bẫy ảnh, cơ chế hoạt động của bẫy ảnh dựa vào cảm ứng hồng ngoại và cảm ứng động. Khi động vật có máu nóng xuất hiện trước bẫy ảnh, cảm ứng hồng ngoại sẽ nhận diện và khi vùng nhiệt đó chuyển động (động vật), máy sẽ chụp lại hình ảnh. Cụ thể, máy sẽ chụp 3 ảnh liên tiếp khi cảm ứng được vùng nhiệt, và cứ sau 1 giấy sẽ chụp tiếp lần thứ 2.