Làm thế nào để người quản lý nhận ra mình đang có vấn đề?
Có bao giờ chúng ta rơi vào trạng thái không biết mình đang gặp vấn đề dù các dấu hiệu đang hiện hữu đầy rẫy xung quanh, chúng ta cứ vô tư bước tới mà không biết là ta vẫn dậm chân tại chỗ và dù có bao nhiêu người lần lượt rời bỏ tổ chức thì ta vẫn tự hào mà nói rằng văn hoá làm việc của ta tốt lắm.
Nói tới lại thấy buồn, trong vòng một tháng mà có tới 5 người cùng nghỉ, cũng là những người hay có sự tương tác, cùng một khối vận hành ấy thế mà... lần lượt dắt tay nhau đi, từ người làm việc hơn 3 năm đến người vừa vào vài ba tháng, tuyển vào thì nhỏ giọt mà người đi ra thì ào ạt. Lúc ấy vai trò người quản lý ở đâu? Sẽ có một số dạng quản lý như sau:
1, Mặc kệ thôi, anh đi thì tôi lại tuyển người mới, thị trường này không thiếu người, chúng tôi là tổ chức lớn và không cần phải giữ ai cả.
2, Tìm cách giữ chân nhân viên, đào sâu và đồng cảm cùng nhân viên để hiểu vấn đề là gì sau đó tháo gỡ và hỗ trợ nhau vượt qua.
3, Chỉ giữ lại người tốt, người mà có sai sót kể cả có làm lâu năm rồi vẫn cho out bình thường.
Muôn hình vạn trạng mẫu quản lý đang tồn tại trong DN nhưng mẫu quản lý đáng chán nhất chính là đổ lỗi cho nhân viên, không dám chịu trách nhiệm, khiến nhân viên mất niềm tin từ đó không muốn gắn bó thêm nữa, với mẫu quản lý này thì có tuyển về ngôi sao họ cũng sớm bay trong vòng một nốt nhạc. Điều đáng buồn là họ không nhìn ra lỗ hổng ở đâu mà lại càng tìm cách lấp, tìm cách xiết bằng báo cáo bằng theo dõi công việc hằng ngày, chứ không phải là hoàn thiện bản thân, hỗ trợ cấp dưới nhiều hơn.
Được gọi là cán bộ quản lý thì không khó nhưng thực sự quản lý được thì không dễ chút nào.