Làm thế nào để nâng cao ý thức tham gia giao thông của người Việt?
Hiện tại mình đang đi làm tại hn, khi tham gia giao thông ở HN bạn cũng biết đường xá nó như nào rồi đúng không, người thì vượt đèn đỏ, sai làn, chen lấn, mũ không đội, học sinh mà bốc đầu như phá mả. Cái văn hóa xấu này nó được coi như một thứ "đặc sản" tại HN đây. Có buổi sáng mình đi làm, mọi người còn đứng dồn sang hết cả làn bên cạnh gây tắc nghẽn giao thông cả đoạn đường ở đấy, đèn đỏ thì đứng lấn 1/3 phần đường của đèn xanh. Vậy luật được tạo ra là để phá? Chắc hẳn công an chưa kiểm soát hết được điều này, bạn nghĩ sao để tăng ý thức người dân VN khi tham gia giao thông không?
giao_thong
,y_thuc_nguoi_dan
,xã hội
,tâm sự cuộc sống
,văn hóa
Thật ra chẳng thể làm gì được nếu vấn đề nằm ở ý thức con người. Đúng như bạn nói, có rất nhiều người coi đây là một thứ "đặc sản" của Hà Nội và còn khá vui vẻ với cách gọi này. Tuy nhiên, mình thấy không hẳn là ai cũng không có ý thức, chỉ một số thành phần nhỏ thôi, nhưng điều này cũng sinh ra một hiện tượng tâm lý đó là nếu mình không làm theo người ta thì mình sẽ "thiệt" hoặc là tâm lý đám đông
Bạn có thể tham khảo bài viết này
Lấy ví dụ về tình trạng giao thông ở Thái Lan. Ở Thái Lan mật độ dân cũng rất lớn, giờ tan tầm ở Thái cũng đông không kém gì ở Việt Nam nhưng nhìn những hình ảnh những giờ cao điểm thì biết, xe của họ luôn đúng làn và xếp theo hàng. Đặc biệt họ xây dựng được văn hoá không bóp còi xe, các phương tiện giao thông bao gồm tất cả ô tô, xe Tuk Tuk, xe thô sơ, xe máy… đều sẽ dừng lại nhường đường nếu người đi bộ có tín hiệu muốn sang đường. Người dân Thái không bon chen, họ có tâm lý nhường nhịn nhau, chính vì thế, khi có người qua đường, đặc biệt là khách du lịch, người dân rất vui vẻ dừng lại chờ họ qua đường, không chỉ khách du lịch mà người dân Thái tự nhường nhau. Sự kiên nhẫn nhường đường, chờ người đi bộ sang đường rồi mới tiếp tục đi tạo ấn tượng sâu sắc nhất là khi hầu hết các du khách nước ngoài đến với Thái Lan đều thích đi bộ để trải nghiệm đất nước này. Ngoài nhường đường cho người đi, người Thái Lan còn có thể dừng và nhường đường cho các loài vật mà người Thái không ăn, không giết như voi, rắn hay chim chóc…
Mình thấy một phần cũng là do chính sách về việc xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng và công bằng với tất cả mọi người, tránh hiện tượng “nhờn luật”, qua đó dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, những cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm liên quan.
Trần Hiền
Thật ra chẳng thể làm gì được nếu vấn đề nằm ở ý thức con người. Đúng như bạn nói, có rất nhiều người coi đây là một thứ "đặc sản" của Hà Nội và còn khá vui vẻ với cách gọi này. Tuy nhiên, mình thấy không hẳn là ai cũng không có ý thức, chỉ một số thành phần nhỏ thôi, nhưng điều này cũng sinh ra một hiện tượng tâm lý đó là nếu mình không làm theo người ta thì mình sẽ "thiệt" hoặc là tâm lý đám đông
Bạn có thể tham khảo bài viết này
Tâm lý đám đông đáng sợ hay không?
www.noron.vn
Lấy ví dụ về tình trạng giao thông ở Thái Lan. Ở Thái Lan mật độ dân cũng rất lớn, giờ tan tầm ở Thái cũng đông không kém gì ở Việt Nam nhưng nhìn những hình ảnh những giờ cao điểm thì biết, xe của họ luôn đúng làn và xếp theo hàng. Đặc biệt họ xây dựng được văn hoá không bóp còi xe, các phương tiện giao thông bao gồm tất cả ô tô, xe Tuk Tuk, xe thô sơ, xe máy… đều sẽ dừng lại nhường đường nếu người đi bộ có tín hiệu muốn sang đường. Người dân Thái không bon chen, họ có tâm lý nhường nhịn nhau, chính vì thế, khi có người qua đường, đặc biệt là khách du lịch, người dân rất vui vẻ dừng lại chờ họ qua đường, không chỉ khách du lịch mà người dân Thái tự nhường nhau. Sự kiên nhẫn nhường đường, chờ người đi bộ sang đường rồi mới tiếp tục đi tạo ấn tượng sâu sắc nhất là khi hầu hết các du khách nước ngoài đến với Thái Lan đều thích đi bộ để trải nghiệm đất nước này. Ngoài nhường đường cho người đi, người Thái Lan còn có thể dừng và nhường đường cho các loài vật mà người Thái không ăn, không giết như voi, rắn hay chim chóc…
Mình thấy một phần cũng là do chính sách về việc xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng và công bằng với tất cả mọi người, tránh hiện tượng “nhờn luật”, qua đó dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, những cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm liên quan.
Đinh Chương
Có nhiều yếu tố liên quan đến ý thức và văn hóa giao thông, nhưng hai vấn đề to nhất chính là ý thức chấp hành luật pháp về giao thông và sự tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau của người Việt khi tham gia giao thông.
Ở góc độ văn hóa thì đây là hai vấn đề người Việt kém nhất. Từ thực tế các vụ tai nạn giao thông cho thấy, có những tài xế chỉ vì một tích tắc giành đường, vượt ẩu, hoặc sử dụng má túy và uống rượu bia nhưng vẫn ngồi sau tay lái để rồi sau đó tông xe vào người khác... gây ra những cái chết rất thương tâm.
Đây là gì nếu không phải là sự coi thường luật pháp và thiếu tôn trọng, không biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình?
Vì ý thức và văn hóa con người là những vấn đề thuộc thói quen trong suy nghĩ, hành xử, ứng xử của họ. Nhưng chúng ta không thể trong đợi vào sự tự giác của họ, hay những cách tuyên truyền mang tính phong trào, mà chúng ta phải cần đến sự can thiệp quyết liệt của cơ quan thực thi pháp luật.
Theo anh Phí Hoàng Nguyên có ý kiến về giải pháp nâng cao an toàn giao thông trên website an toàn giao thông vận tải của Bộ Giao Thông Vận Tải cho biết:
Phúc Hưng