Làm thế nào để mua xe hơi tiết kiệm và thông minh nhất?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Với giá tiền trung bình từ 25.000 USD trở lên, việc mua một chiếc xe hơi hiện tại vẫn là khoản chi lớn ở với phần đông người Việt mình. Để có được đủ số tiền mua 1 chiếc xe hơi không đơn giản, thường là do bán 1 phần tài sản khác hoặc tích luỹ thời gian dài. Vậy làm thế nào để tiêu số tiền khó kiếm này một cách tiết kiệm và thông minh nhất? Xin các bác chia sẻ 1 ít kinh nghiệm cho em với ạ.

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Hi bác, tôi cũng xin được chút kinh nghiệm cỏn con cho bác và mọi người như sau nhé:

1. Khi mua xe:

Hiện tại có 3 nguồn để mua 1 chiếc xe hơi tại VN bao gồm xe mới do các cty LD tại VN bán, xe nhập khẩu (mới và cũ), xe cũ có trên thị trường. Em chỉ xin đề cập đến xe mới do các LD lắp ráp bán tại VN do đây vẫn là nguồn cung cấp xe hơi lớn nhất trên thị trường.

Giá xe:

Các cty LD thường bán xe qua hệ thống đại lý, trừ các trường hợp mua số lượng lớn phục vụ kinh doanh. Các công ty duy trì chính sách giá công bố và giá bán cho đại lý bao gồm chiết khấu. Hiện tại giá công bố của nhiều cty khác xa so với giá bán cho đại lý. Điều này khách hàng mua xe đều biết và bằng nhiều cách đòi đại lý giảm giá, Câu chuyện là ở chỗ: giảm đến mức nào? Các cty có mức giá xuất xưởng giao cho đại lý với mức thấp hơn giá công bố nhiều và nhiều người lầm tưởng khi mua được xe với mức giá gần mức này là đã rất hồ hởi (VD Mazda Premacy hiện có giá công bố là 32.050$ nhưng giá giao đại lý là 24.400$). Thực tế, giá xuất xưởng của các cty còn bao gồm mức chiết khấu từ 7-11% cho đại lý cộng thêm các khoản thưởng vượt doanh số rất lớn. Như vậy đại lý hoàn toàn có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng tới mức trừ hết hoa hồng để đạt được mức doanh số cam kết với hãng.

Đòi các khoản khuyến mại kèm theo: các cty thường xuyên có các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mua xe. Có thể đó là phụ tùng lắp thêm không tính tiền, tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng (mua trả góp), etc... các bác phải tìm hiểu và đòi cho đủ. Đại lý có thể kiếm lời thêm bằng cách dấu các khuyến mại này đi. (VD: hiện tại Vinastar đang khuyến mại thuế trước bạ, 3 năm phí bảo hiểm TNDS và thân xe + phiếu dịch vụ và phụ tùng trị giá 5M VND)

2. Thu xếp tài chính cho việc mua xe:

Không phải ai cũng chuẩn bị đủ tiền để trả một lần cho chiếc xe hoặc người mua có thể có đủ tiền nhưng còn dùng cho việc khác nên vay ngân hàng khi mua xe là giải pháp đáng quan tâm. Sau khi thỏa thuận về giá xe các bác có thể tìm hiểu và so sánh vay vốn ngân hàng thế chấp bằng xe (theo em là chúng ta nên tách việc đàm phán giá xe khỏi việc vay vốn ngân hàng - một số đại lý có thể lo trọn gói việc này nhưng kết quả là bao giờ khách hàng cũng bị tốn tiền nhiều hơn). Ngoài ra khi làm việc với ngân hàng cũng nên thoả thuận về các ràng buộc khác, ví dụ như buộc phải mua bảo hiểm vật chất ở chỗ ngân hàng chỉ định với mức phí cao.

3. Đăng ký xe:

Phần này là vận dụng hợp pháp qui định của Nhà nước. Tuy vẫn có một số ý kiến băn khoăn nhưng thực tế em thấy rất dễ thực hiện và không có phiền toái gì (như xe nhà em). Bí quyết ở chỗ: bác sẽ đăng ký xe dưới tên công ty có chức năng kinh doanh vận tải, tốt nhất là công ty TNHH của gia đình hoặc nhờ người thân nào đó. Lợi ích thu được là: được khấu trừ thuế VAT = 10% giá xe, thuế trước bạ xe ở mức thấp (VD: cho xe 7 chỗ là 2% so với 5% thông thường), tiền phí biển xe ở mức thấp (150k so với 2M VND), tiền mua xăng được khấu trừ VAT 5% (coi như bác tự giảm giá xăng cho mình mà không cần BTC), chi phí khác như bảo hiểm, phụ tùng, etc đều được giảm theo phương thức này. Giấy đăng ký xe của loại này không khác gì bình thường nên khi sử dụng không hề bị gây khó dễ nếu không có bằng B2.

4. Mua bảo hiểm:

Với tình trạng giao thông hiện nay ở VN thì các bác nên mua cả 2 loại bảo hiểm là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc) và bảo hiểm vật chất xe. Các bác trong Nam hay gọi là bảo hiểm 2 chiều. Bảo hiểm TNDS phí thấp không có gì để bàn nhưng bảo hiểm vật chất xe theo mức thông thường là 1.5% giá trị xe. Mức phí này có thể thương lượng được tới mức thấp hơn nhiều, khoảng 1.2% thôi.

Nếu thực hiện đầy đủ như trên các bác sẽ tiết kiệm được khá tiền dành cho độ xe và dắt em nó ra trình diện đồng bọn đấy.


Trả lời

Hi bác, tôi cũng xin được chút kinh nghiệm cỏn con cho bác và mọi người như sau nhé:

1. Khi mua xe:

Hiện tại có 3 nguồn để mua 1 chiếc xe hơi tại VN bao gồm xe mới do các cty LD tại VN bán, xe nhập khẩu (mới và cũ), xe cũ có trên thị trường. Em chỉ xin đề cập đến xe mới do các LD lắp ráp bán tại VN do đây vẫn là nguồn cung cấp xe hơi lớn nhất trên thị trường.

Giá xe:

Các cty LD thường bán xe qua hệ thống đại lý, trừ các trường hợp mua số lượng lớn phục vụ kinh doanh. Các công ty duy trì chính sách giá công bố và giá bán cho đại lý bao gồm chiết khấu. Hiện tại giá công bố của nhiều cty khác xa so với giá bán cho đại lý. Điều này khách hàng mua xe đều biết và bằng nhiều cách đòi đại lý giảm giá, Câu chuyện là ở chỗ: giảm đến mức nào? Các cty có mức giá xuất xưởng giao cho đại lý với mức thấp hơn giá công bố nhiều và nhiều người lầm tưởng khi mua được xe với mức giá gần mức này là đã rất hồ hởi (VD Mazda Premacy hiện có giá công bố là 32.050$ nhưng giá giao đại lý là 24.400$). Thực tế, giá xuất xưởng của các cty còn bao gồm mức chiết khấu từ 7-11% cho đại lý cộng thêm các khoản thưởng vượt doanh số rất lớn. Như vậy đại lý hoàn toàn có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng tới mức trừ hết hoa hồng để đạt được mức doanh số cam kết với hãng.

Đòi các khoản khuyến mại kèm theo: các cty thường xuyên có các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mua xe. Có thể đó là phụ tùng lắp thêm không tính tiền, tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng (mua trả góp), etc... các bác phải tìm hiểu và đòi cho đủ. Đại lý có thể kiếm lời thêm bằng cách dấu các khuyến mại này đi. (VD: hiện tại Vinastar đang khuyến mại thuế trước bạ, 3 năm phí bảo hiểm TNDS và thân xe + phiếu dịch vụ và phụ tùng trị giá 5M VND)

2. Thu xếp tài chính cho việc mua xe:

Không phải ai cũng chuẩn bị đủ tiền để trả một lần cho chiếc xe hoặc người mua có thể có đủ tiền nhưng còn dùng cho việc khác nên vay ngân hàng khi mua xe là giải pháp đáng quan tâm. Sau khi thỏa thuận về giá xe các bác có thể tìm hiểu và so sánh vay vốn ngân hàng thế chấp bằng xe (theo em là chúng ta nên tách việc đàm phán giá xe khỏi việc vay vốn ngân hàng - một số đại lý có thể lo trọn gói việc này nhưng kết quả là bao giờ khách hàng cũng bị tốn tiền nhiều hơn). Ngoài ra khi làm việc với ngân hàng cũng nên thoả thuận về các ràng buộc khác, ví dụ như buộc phải mua bảo hiểm vật chất ở chỗ ngân hàng chỉ định với mức phí cao.

3. Đăng ký xe:

Phần này là vận dụng hợp pháp qui định của Nhà nước. Tuy vẫn có một số ý kiến băn khoăn nhưng thực tế em thấy rất dễ thực hiện và không có phiền toái gì (như xe nhà em). Bí quyết ở chỗ: bác sẽ đăng ký xe dưới tên công ty có chức năng kinh doanh vận tải, tốt nhất là công ty TNHH của gia đình hoặc nhờ người thân nào đó. Lợi ích thu được là: được khấu trừ thuế VAT = 10% giá xe, thuế trước bạ xe ở mức thấp (VD: cho xe 7 chỗ là 2% so với 5% thông thường), tiền phí biển xe ở mức thấp (150k so với 2M VND), tiền mua xăng được khấu trừ VAT 5% (coi như bác tự giảm giá xăng cho mình mà không cần BTC), chi phí khác như bảo hiểm, phụ tùng, etc đều được giảm theo phương thức này. Giấy đăng ký xe của loại này không khác gì bình thường nên khi sử dụng không hề bị gây khó dễ nếu không có bằng B2.

4. Mua bảo hiểm:

Với tình trạng giao thông hiện nay ở VN thì các bác nên mua cả 2 loại bảo hiểm là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc) và bảo hiểm vật chất xe. Các bác trong Nam hay gọi là bảo hiểm 2 chiều. Bảo hiểm TNDS phí thấp không có gì để bàn nhưng bảo hiểm vật chất xe theo mức thông thường là 1.5% giá trị xe. Mức phí này có thể thương lượng được tới mức thấp hơn nhiều, khoảng 1.2% thôi.

Nếu thực hiện đầy đủ như trên các bác sẽ tiết kiệm được khá tiền dành cho độ xe và dắt em nó ra trình diện đồng bọn đấy.