Làm Thế Nào Để Loại Bỏ Những Mối Quan Hệ Bạn Bè "TOXIC"?
Trong vòng tròn quan hệ của mỗi người, chúng ta đều đã gặp rất nhiều người trong cuộc sống, và số đó có những người trở thành bạn thân của mình, người anh người em tri kỉ của mình, đều mang lại cho cuộc sống của mình những niềm vui, hạnh phúc, bài học trong cuộc sống. Nhưng không phải mối quan hệ nào ta tiếp xúc cũng là lành mạnh, đó là điều không ai mong muốn, chúng đã gây hại không những về mặt tinh thần mà còn là về mặt thể chất, đôi khi còn tệ hơn thế nữa. Vậy làm thế nào để thoát khỏi những mối quan hệ toxic đấy? Dưới đây là 5 giai đoạn mà tôi đã tự rút ra cho chính bản thân khi đã từng có những mối quan hệ độc hại cần gỡ bỏ ra khỏi cuộc sống!
Giai đoạn 1: Nhìn nhận các dấu hiệu
Việc nhìn nhận này rất quan trọng, và là cách đầu tiên để biết rằng mối quan hệ này có cần phải gỡ bỏ hay không, đôi khi nó không phải dễ dàng khi bạn là người đã gắn kết lâu dài với họ. Điều này thể hiện qua các tính xấu của họ thể hiện trong môi trường làm việc, cách cư xử với gia đình, bạn bè, hay nhìn nhận đơn giản hơn trong các lợi ích chung của nhóm, hoặc lợi ích về cá nhân.
Các dấu hiệu độc hại trở nên rõ ràng hơn khi họ là những người biết thao túng tâm lí, khiến trong 1 mối quan hệ mình luôn khó xác định được đây có phải là độc hại hay liệu là lỗi do mình, tạo thiện cảm xấu về mình trong mắt mọi người, hoặc thiệt hại về các mặt tinh thần, vật chất, và hơn nữa là cảm giác hoài nghi về bản thân.- Đôi khi những dấu hiệu trên của họ lại không thực sự nhắm vào bạn nhưng họ thể hiện với những người khác bằng nhiều hình thức khác nhau như lừa dối, gây buồn phiền, tức giận, dìm bản thân người khác, kích động bạo lực… Đó chính là những “red flags” dành cho bạn để biết mình cần dành thời gian, đặt câu hỏi cho bản thân về mối quan hệ đó.
Giai đoạn 2: Lắng nghe bản thân
Đây là lúc bản thân bạn cần khoảng lặng để nhìn nhận về mối quan hệ này một cách nghiêm túc, tôi đã nghiên cứu qua các chuyên gia về tâm lý, họ khuyên bạn tự hỏi rằng:
- Trong mối quan hệ này, cả hai có đang cố gắng hỗ trợ cho nhau về nhiều mặt trong cuộc sống không?
- Lúc gặp nhau có vui vẻ, tràn trề năng lượng, có muốn chia sẻ những điều khó khăn với nhau không? Hay chỉ cảm thấy nặng nề, vì mỗi lần gặp người ta lại cho mình 1 cảm giác khó chịu, buồn phiền nào đấy?
- Mình có muốn dành thời gian cho họ không hay chỉ là mình phải làm thế?
- Mình có thường xuyên cảm thấy thất vọng về hành vi, lời nói của người ta không?
- Đôi khi rất khó để từ bỏ một mối quan hệ đã gắn bó lâu dài. và bản thân cố ý bỏ qua thậm chí là phủ nhận những điểm xấu về họ. Chúng ta sẽ cần tâm sự với những người đáng tin cậy hơn, để có một cái nhìn rõ hơn vì họ là người ngoài cuộc, họ có sự tỉnh táo, cái nhìn công bằng hơn dành cho mình.
Giai đoạn 3: Tạo khoảng cách
Sau khi nhìn nhận ra các dấu hiệu và tự đặt câu hỏi cho bản thân rồi, đây là lúc chúng ta nên bắt đầu hành động. Tạo khoảng cách cả về thời gian và không gian, hạn chế mức độ giao tiếp để tránh sự ảnh hưởng của họ đối với mình. Tôi biết khoảng thời gian này rất khó, một phần vì mối quan hệ này đã gắn bó lâu dài với bạn, gắn với những kỉ niệm bạn không thể quên, hay đơn giản họ làm mình gợi nhớ tới 1 hình mẫu nào đó. Nhưng đây là điều cần làm, bởi khi bạn ở lại, sự có mặt của bạn người ta cũng không trân trọng trong thời điểm này hay thời điểm khác.
Giai đoạn 4: Dứt điểm
Khi bạn sẵn sàng cắt đứt mối quan hệ này rồi, hãy chọn một thời điểm để quyết định chấm dứt nó và tránh sự trì hoãn quá lâu. Dứt khoát là điểm mấu chốt để giúp chúng ta thực sự thoát ra khỏi một thói quen xấu hay một mối quan hệ tiêu cực.
Giai đoạn 5: Hồi phục
Việc cắt đứt một mối quan hệ chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Tôi tin rằng bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn với sự lựa chọn đúng đắn của mình, để đi đến một quyết định này chắc hẳn bạn đã trải qua quá trình đấu tranh không hề dễ dàng.
Hãy dành cho bản thân một khoảng lặng, để bản thân được hồi phục sau tổn thương về tinh thần hoặc thể chất, bạn có thể lấp đầy khoảng thời gian trống của mình bằng cách tập thể dục, đi đọc sách, khám phá điều mới, thiền,... Khi chúng ta đủ khỏe mạnh và có thể suy ngẫm thì đó là lúc ta nên mở rộng cho những mối quan hệ mới.
Đôi khi níu kéo không phải một cách, mà chỉ khiến chúng ta thêm đau khổ, buông bỏ sẽ là sự khởi đầu của bản thân để hướng tới những mối quan hệ tốt hơn. Vì vậy, đừng ngần ngại về những quyết định của mình, mạnh mẽ và bước tiếp để biết rằng cuộc đời sẽ còn nhiều ý nghĩa và những người tốt hơn sẽ đến với bạn.
bạn bè toxic
,mối quan hệ toxic
,mối quan hệ độc hại
,tình bạn
,tình yêu
,phong cách sống
,tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Công nhận cái khâu dứt điểm với mình là khâu khó nhất, bứt dứt cực bởi vì mqh này cx đã gắn bó lâu với mình rồi, nhưng khi qua rồi đúng là có sự thay đổi không hề nhỏ @@
Minh Khang
Công nhận cái khâu dứt điểm với mình là khâu khó nhất, bứt dứt cực bởi vì mqh này cx đã gắn bó lâu với mình rồi, nhưng khi qua rồi đúng là có sự thay đổi không hề nhỏ @@
Người ẩn danh
Bài viết của bạn xuất hiện đúng lúc bản thân mình đang trải qua 😔 cảm thấy được trải lòng!
Nguyễn Thị Thu Hương
Điểm 10 cho chất lượng nhé!
Ðăng Khoa
Bài viết của bạn được repost trên fanpage của Noron kìa! 👍 Congrats!
Lương Quyền
Công nhận gỡ nó đi thì bớt nặng lòng bản thân!
Đức Bình
Vừa trải qua mqh toxic mà lại vấp tiếp vào 1 mqh toxic khác thì phải lam sao hả bạn 😂