Làm thế nào để kiểm soát lợi khuẩn và hại khuẩn trên cơ thể?

  1. Khoa học

Trên cơ thể mỗi người chúng ta sẽ có bộ vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, làm thế nào để tái tạo nhóm lợi khuẩn để gia tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?

Ngày nay mình thấy căn bệnh ung thu rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người, vậy thì một trong các nguyên nhân có phải là do nhóm hại khuẩn phát triển quá nhanh và nguy hiểm hay không? 

Từ khóa: 

vi khuẩn

,

lợi khuẩn

,

hại khuẩn

,

khoa học

Cảm ơn em đã mời anh trả lời câu này. ^_^

Cũng mất hơi lâu để anh mới bắt đầu trả lời, cũng vì thực ra câu này không dễ chút nào (ít ra là phần tái tạo lợi khuẩn).

Anh sẽ trả lời phần ung thư trước. Đầu tiên, thì có rất, rất, rất nhiều dạng ung thư, và mỗi dạng lại có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Kể cả cách dạng ung thư đó phát triển cũng có thể khác nữa.

Một số loài vi khuẩn (và vi-rút) có thể gây ung thư nếu bị nhiễm phải, ví dụ như vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ung thư dạ dày, hoặc vi-rút HPV có thể gây ung thư tử cung. Đối với các căn bệnh do vi khuẩn hay vi-rút gây ra, thì cách phòng trống thường khá đơn giản, H. pylori thì nếu phát hiện có trong dạ dày, có thể uống kháng sinh (theo chỉ định bác sĩ) để giảm hoặc tiêu diệt hoàn toàn. Vi-rút HPV, thì có vắc-xin phòng ngừa. Đây chỉ là hai ví dụ thôi.

Nói cụ thể về lợi khuẩn và hại khuẩn, thì cũng có nghiên cứu cho rằng có nhiều lợi khuẩn giúp chúng ta giết hại khuẩn, và vì vậy nên rất quan trọng. Tuy rằng đơn giản hơn, thì lợi khuẩn là bất cứ loài vi khuẩn nào có thể giúp chúng ta mạnh khỏe hơn, có thể bằng cách phân hủy đồ ăn trong dạ dày tốt hơn, hay tương tự.

Vấn đề không phải là không chứng mình được có những loài vi khuẩn nào có thể có những tính chất tốt, mà vấn đề là làm sao để biết được 100% là cơ thể chúng ta cần những loài vi khuẩn đó.

Ví dụ trong bài báo được đăng trong tạp chí Nature này: 

Thì hiện tại chúng ta chỉ biết chung chung có vẻ có một số nhóm vi khuẩn có lợi cho chúng ta, nhưng từ người này sang người khác thông là nhiều loài trong nhóm đó có thể hoàn toàn khác rồi.

Nghiên cứu của thầy anh, giáo sư Torsten Thomas, cũng được phát biểu tại hội nghị ISME17, cho thấy cho mỗi một chức năng sinh thái thì lại có một loài vi khuẩn trong một nhóm nhất định có thể đảm nhiệm được.

Thí dụ, chúng ta có chức năng A, B, và C. Chức năng A có thể được đảm nhiệm bời vi khuẩn A1, A2, hoặc A3. Tương tự cho B và C.

Vấn đề ở chỗ, nhiều khi những lợi khuẩn này lại 'đánh nhau', và vì vậy sự hiện diện của một loài đồng nghĩa với việc loài kia không hiện diện được.

Thí dụ, có thể vi khuẩn B2 đảm nhiệm chức năng B, loài này lại kháng vi khuẩn A1 và A2, vậy nên chỉ có A3 đảm nhiệm được chức năng A thôi.

Mình có thể hình dung với cả trăm, đến cả ngàn chức năng khác nhau, và cũng có vô vàn vi khuẩn, nhiều khi đảm nhiệm được nhiều chức năng một lúc, mỗi loài lại kị hoặc hợp nhưng loài vi khuẩn khác khác nhau. Vậy để được một cộng đồng vi khuẩn hòa hợp được, thì phải mất thời gian để các loài vi khuẩn sống chung tự cân bằng sinh thái, tạo nên cộng đồng cụ thể đối với từng người.

Do đó, nếu muốn tái tạo, hoặc củng cố nhóm lợi khuẩn trong cơ thể mình, thì trước hết phải xét nhiệm xem cơ thể mình lúc khỏe có những cộng đồng vi khuẩn nào khi đang khỏe. Còn nếu không được vậy, thì phải xét nhiệm được đủ nhiều người để tìm cộng đồng tương tự.

Lúc đó, có thể rút vi khuẩn từ người đó (hoặc chính mình lúc khỏe), để cấy vào cơ thể mình lúc yếu/khi cần thiết.

Đây là theo lý thuyết, và hơi đơn giản hóa thôi. Hiện tài ngoài đời thật thì... hơi khó thực hiện một chút.

Trả lời

Cảm ơn em đã mời anh trả lời câu này. ^_^

Cũng mất hơi lâu để anh mới bắt đầu trả lời, cũng vì thực ra câu này không dễ chút nào (ít ra là phần tái tạo lợi khuẩn).

Anh sẽ trả lời phần ung thư trước. Đầu tiên, thì có rất, rất, rất nhiều dạng ung thư, và mỗi dạng lại có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Kể cả cách dạng ung thư đó phát triển cũng có thể khác nữa.

Một số loài vi khuẩn (và vi-rút) có thể gây ung thư nếu bị nhiễm phải, ví dụ như vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ung thư dạ dày, hoặc vi-rút HPV có thể gây ung thư tử cung. Đối với các căn bệnh do vi khuẩn hay vi-rút gây ra, thì cách phòng trống thường khá đơn giản, H. pylori thì nếu phát hiện có trong dạ dày, có thể uống kháng sinh (theo chỉ định bác sĩ) để giảm hoặc tiêu diệt hoàn toàn. Vi-rút HPV, thì có vắc-xin phòng ngừa. Đây chỉ là hai ví dụ thôi.

Nói cụ thể về lợi khuẩn và hại khuẩn, thì cũng có nghiên cứu cho rằng có nhiều lợi khuẩn giúp chúng ta giết hại khuẩn, và vì vậy nên rất quan trọng. Tuy rằng đơn giản hơn, thì lợi khuẩn là bất cứ loài vi khuẩn nào có thể giúp chúng ta mạnh khỏe hơn, có thể bằng cách phân hủy đồ ăn trong dạ dày tốt hơn, hay tương tự.

Vấn đề không phải là không chứng mình được có những loài vi khuẩn nào có thể có những tính chất tốt, mà vấn đề là làm sao để biết được 100% là cơ thể chúng ta cần những loài vi khuẩn đó.

Ví dụ trong bài báo được đăng trong tạp chí Nature này: 

Thì hiện tại chúng ta chỉ biết chung chung có vẻ có một số nhóm vi khuẩn có lợi cho chúng ta, nhưng từ người này sang người khác thông là nhiều loài trong nhóm đó có thể hoàn toàn khác rồi.

Nghiên cứu của thầy anh, giáo sư Torsten Thomas, cũng được phát biểu tại hội nghị ISME17, cho thấy cho mỗi một chức năng sinh thái thì lại có một loài vi khuẩn trong một nhóm nhất định có thể đảm nhiệm được.

Thí dụ, chúng ta có chức năng A, B, và C. Chức năng A có thể được đảm nhiệm bời vi khuẩn A1, A2, hoặc A3. Tương tự cho B và C.

Vấn đề ở chỗ, nhiều khi những lợi khuẩn này lại 'đánh nhau', và vì vậy sự hiện diện của một loài đồng nghĩa với việc loài kia không hiện diện được.

Thí dụ, có thể vi khuẩn B2 đảm nhiệm chức năng B, loài này lại kháng vi khuẩn A1 và A2, vậy nên chỉ có A3 đảm nhiệm được chức năng A thôi.

Mình có thể hình dung với cả trăm, đến cả ngàn chức năng khác nhau, và cũng có vô vàn vi khuẩn, nhiều khi đảm nhiệm được nhiều chức năng một lúc, mỗi loài lại kị hoặc hợp nhưng loài vi khuẩn khác khác nhau. Vậy để được một cộng đồng vi khuẩn hòa hợp được, thì phải mất thời gian để các loài vi khuẩn sống chung tự cân bằng sinh thái, tạo nên cộng đồng cụ thể đối với từng người.

Do đó, nếu muốn tái tạo, hoặc củng cố nhóm lợi khuẩn trong cơ thể mình, thì trước hết phải xét nhiệm xem cơ thể mình lúc khỏe có những cộng đồng vi khuẩn nào khi đang khỏe. Còn nếu không được vậy, thì phải xét nhiệm được đủ nhiều người để tìm cộng đồng tương tự.

Lúc đó, có thể rút vi khuẩn từ người đó (hoặc chính mình lúc khỏe), để cấy vào cơ thể mình lúc yếu/khi cần thiết.

Đây là theo lý thuyết, và hơi đơn giản hóa thôi. Hiện tài ngoài đời thật thì... hơi khó thực hiện một chút.

Căn bệnh ung thư không xâm nhập vào trong cơ thể bạn, nó phát triển trong cơ thể bạn. Trong chính những tế bào của bạn. Chúng ta đều biết rằng TB đều tồn tại trong một khoảng thời gian rồi chết đi, nhưng ung thư chính là những tế bào bị đột biến, không chết và nhân lên một cách bất thường.

Nhóm hại khuẩn thường ko phải là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư (có thể chỉ là gián tiếp hoặc là tạo điều kiện phát triển cho ung thư), mà nguyên nhân chính là lối sống, di truyền và chế độ dinh dưỡng.

Còn về cơ bản, lợi khuẩn nhiều đồng nghĩa với việc bạn có hệ miễn dịch tốt, một hệ thống tự nhiên có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt các TB ung thư trong cơ thể bạn. Và để cải thiện nó thì phải có lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, và tinh thần thoải mái. :))

Ăn uống sinh hoạt có chế độ hợp lý, ăn nhiều rau và tập thể dục.
Đồ ăn thì nên chọn cẩn thận 1 chút. Thì sẽ có sức khỏe tốt.