Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc khi gặp bài toán khó đây ạ? Em thấy nản quá!?
Lúc làm một bài toán khó, em không suy nghĩ , không làm được thì tự nhiên em lại khóc nấc lên, tự trách bản thân, nghĩ mình vô dụng xong rồi nản không thèm làm nữa. Sau đó em lại càng ghét môn Toán và không muốn học nó nữa. Anh chị có thể chỉ em cách để kiềm chế cảm xúc này khi em gặp một bài toán khó mà không suy nghĩ được không ạ?
tư duy
Theo mình thì bạn nên học chắc kiến thức cơ bản , làm những bài từ mức độ nhận biết , khi đã làm chắc rồi mới chuyển lên những bài vận dụng , rồi vận dụng cao hơn nữa . Khi chưa học chắc công thức và làm những bài dễ trước thì bạn k nên bắt tay làm những bài khó . Phải hiểu khả năng mình đến đâu , k nên cưỡng ép bản thân phải làm đc bài khó mà bỏ qua bài cơ bản . Giống như kiểu muốn xây nhà thì phải xây móng chắc chắn trc ý ạ.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thảo Vy
Nguyễn Hữu Hoài
Em đã đọc cuốn "Sức mạnh của Hiện Tại" chưa? Nếu chưa thì em có thể tìm đọc nó nhé.
Đầu tiên phải biết rằng những cảm xúc đó không phải là mình. Đơn giản là mình không thể điều khiển cảm xúc đó ngay lập tức. Dần dần hãy ngừng đồng hoá bản thân mình với những cảm xúc đó. Vì sao lại như vậy thì em có thể đọc kỹ hơn cuốn sách anh giới thiệu nhé.
Sau đó mình phải đối diện với cảm xúc đó, quan sát nó, ghi nhận nó,... Vì khi mình ở một vị trí khác quan sát nó thì mình càng chắc chắn mình không phải là nó. Và nó không còn cách nào để khiến mình nhầm lẫn mình và nó nữa.
Hãy tập để cho cảm xúc nó tự diễn biến và mình chỉ quan sát nó thôi. Mình càng cố gắng kiểm soát nó thì mình lại càng cho rằng mình chính là nó. Tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát được như hơi thở chẳng hạn. Hãy hít thở đều và kiểm soát nó mỗi lần hít vào thở ra.
Sau khi cảm xúc đó qua đi và mình có thể trở lại vấn đề của bài toán để giải quyết nó.
Vấn đề còn lại là làm sao để giải quyết một bài toán khó thì nếu em đặt câu hỏi, mọi người có thể tư vấn thêm.