Làm thế nào để kích thích mọi người đặt câu hỏi và có động lực để hỏi và đáp?
Tôi hiện đang suy nghĩ và thắc mắc về vấn đề này 2 hôm nay rồi, mà chưa nghĩ ra cách nào hiệu quả tốt.
Chuyện là bác tôi tin tưởng tôi có tài ăn nói trong nhà nên muốn về tâm sự với người anh họ (nhỏ hơn tôi 4 tuổi), đang ở tuổi thanh thiếu niên nên nhiều thứ còn trái máu với bố với mẹ. Đến khi tâm sự, thì người anh rất rụt rè và mình là người chủ động toàn bộ câu chuyện. Người anh họ của mình thì hơi rụt rè, hỏi gì thì nói đấy, rõ ràng có vấn đề nhưng úp mở mãi mới có câu hỏi để hỏi mình, trl xong thì chỉ có đồng ý luận điểm của mình chứ cũng không đưa ra quan điểm cá nhân gì.
Thì mình đang không biết làm sao để giúp người ta mở miệng, tự tin giải đáp các thắc mắc của mình bằng những câu hỏi được nhỉ? Hoặc đơn giản là phải biết thắc mắc và hỏi thôi. Đôi khi không phải là giải quyết vấn đề nhưng là do tò mò, hoặc muốn tìm hiểu thì nên hỏi ý.
Gỉa dụ, nếu các bạn chỉ đi tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của người khác thì chắc chắn nó sẽ không được sát nghĩa với việc người khác trả lời câu hỏi của bạn, đúng không?
Để hiểu được tâm lí này thật là khó, mong các cao nhân giúp đỡ tôi!
tip & trick
,tâm lý học
Chào bạn, mình nghĩ chuyện hỏi và đáp gắn liền với nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân. Nhu cầu này cũng tự nhiên như chuyện ăn, uống vậy nên dù bạn nấu ngon mà người ăn không cảm thấy đói, thì dĩ nhiên món ngon cũng thành bình thường. Điều này thể hiện rất rõ trong câu chuyện của bạn, khi bạn nhận "sứ mệnh" đến tâm sự cùng anh họ thì dĩ nhiên cuộc gặp đó không bắt nguồn từ mong muốn của anh ấy, nên không thể kì vọng anh ấy hưởng ứng được.
Theo mình, chuyện hỏi và đáp sẽ liên quan đến ba xu hướng sau:
- Hỏi nhanh đáp gọn: Người hỏi đang tìm kiếm thông tin, giải pháp cho vấn đề của họ. Họ cần những câu trả lời nhanh chóng, đúng trọng tâm, chính xác (và càng ngày con người càng không thích phải chờ đợi). Mình thấy Google đang làm rất tốt việc cung cấp thông tin, nên nếu muốn đi theo hướng này, hãy cố gắng làm tốt hơn Google.
- Hỏi hay đáp chất: Người hỏi có một băn khoăn trong lòng và muốn tìm kiếm những câu trả lời giá trị, mang dấu ấn cá nhân và trải nghiệm sống thực tế. Vì câu hỏi chất lượng nên câu trả lời cũng cần phải có chất lượng, vì người thích tư duy sâu không thích những câu trả lời nông cạn. Truyền thống hỏi đáp này thường liên quan đến việc mở mang tri thức, do đó nó cần gắn liền với những người có hiểu biết (Và biết cách chuyển tải một phần sự hiểu biết ấy đến người khác). Nếu đi theo hướng này, bạn có thể cố gắng nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân để trở thành chuyên gia, nhà tư vấn, bậc thầy thông thái, đạo sư v.v...
- Hỏi và đáp thường ngày: Những người muốn hỏi đang cần tìm người lắng nghe và đáp lại họ (mà không kèm theo bất kì sự phán xét nào). Điều này rất cơ bản, nhưng trong cuộc sống ngày nay, con người vội vã hơn nên ít có dịp lắng nghe nhau và rất ngại phải trả lời các câu hỏi khiến họ cảm thấy tốn thời gian vô ích hoặc phải thừa nhận là không biết. Các câu này thường xuất hiện ở dạng bộc lộ cảm xúc, nên câu tứ nhiều lúc khó hiểu. Ở đây người hỏi mong được lắng nghe và tôn trọng, nên người trả lời chỉ cần dành thời gian là họ đủ hài lòng (hình thức này thực ra có gốc rễ từ khoảng trống trong sinh hoạt gia đình, khi các người lớn từ chối trả lời các câu hỏi của trẻ nhỏ hoặc dập tắt chúng một cách áp đặt, thô bạo). Các bạn học sinh, sinh viên thường hay đặt ra câu hỏi ở dạng này.
Để kết lại, mình sẽ tái khẳng định một điều "có thể bạn đã biết": Nếu muốn "kích thích" "kích ghét" ai đó thì bạn cần phải hiểu tâm tư của họ. Điều này cần thời gian, sự bền bỉ và khả năng lắng nghe của bạn.
Còn nếu muốn cải thiện chất lượng câu hỏi để giao lưu với "ông anh họ" cho tốt hơn, bạn có thể nghiên cứu hoạt động Khai vấn (Coach). Bạn tìm hiểu về Khai vấn trong sự kiện Hỏi đáp với Chuyên gia Khai vấn Đặng Thu Dung nhé:
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ chuyện hỏi và đáp gắn liền với nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân. Nhu cầu này cũng tự nhiên như chuyện ăn, uống vậy nên dù bạn nấu ngon mà người ăn không cảm thấy đói, thì dĩ nhiên món ngon cũng thành bình thường. Điều này thể hiện rất rõ trong câu chuyện của bạn, khi bạn nhận "sứ mệnh" đến tâm sự cùng anh họ thì dĩ nhiên cuộc gặp đó không bắt nguồn từ mong muốn của anh ấy, nên không thể kì vọng anh ấy hưởng ứng được.
Theo mình, chuyện hỏi và đáp sẽ liên quan đến ba xu hướng sau:
Để kết lại, mình sẽ tái khẳng định một điều "có thể bạn đã biết": Nếu muốn "kích thích" "kích ghét" ai đó thì bạn cần phải hiểu tâm tư của họ. Điều này cần thời gian, sự bền bỉ và khả năng lắng nghe của bạn.
Còn nếu muốn cải thiện chất lượng câu hỏi để giao lưu với "ông anh họ" cho tốt hơn, bạn có thể nghiên cứu hoạt động Khai vấn (Coach). Bạn tìm hiểu về Khai vấn trong sự kiện Hỏi đáp với Chuyên gia Khai vấn Đặng Thu Dung nhé:
Khai vấn khác với tư vấn và chuyên gia tâm lí như thế nào?
www.noron.vn
Huyền Phong
Vũ Ngọc
Mai Anh
Mình nghĩ, để người khác có động lực và mong muốn trò chuyện thì cần một số điều như sau