Làm thế nào để không còn nóng giận?

  1. Kỹ năng mềm

Mình đang làm việc trong một môi trường khá áp lực và căng thẳng, nhiều cạnh tranh. Mình thực sự thích áp lực đó. Tuy vậy có những lúc mình vẫn bị cáu giận, mất kiểm soát về cảm xúc. Và khi đó thường gây ra những hậu quả không tốt, làm hỏng nhiều mối quan hệ.

Mình đã nhiều lần tự nhủ phải bình tĩnh, không được cáu gắt. Thế nhưng mãi mà mình vẫn chưa làm tốt được chuyện đó. Các anh chị có thể chia sẻ kinh nghiệm để giúp em hoàn thiện hơn không ạ?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Việc đầu tiên là bạn cần hiểu.

Mình nghĩ bạn đã hiểu rằng nóng giận là ngọn lửa thiêu đốt tinh thần, sức khỏe, và có thể là cả sự nghiệp của bạn nữa. Nhưng hơn thế, bạn cũng nên hiểu rằng những người gây ra sự cáu giận cho bạn trong công việc cũng là những con người NHƯ BẠN. Họ cũng có những mối quan tâm, những áp lực, những suy tư như bạn. Họ cũng đang ở trong những cuộc chiến mà bạn không hề biết. Nếu bạn có thể đặt mình vào vị trí của những người xung quanh và nghĩ cho họ như bạn nghĩ cho chính mình, bạn sẽ thấy nỗi giận không còn gay gắt.

Đây không phải là một "mẹo" giảm nóng giận. Không phải cứ lúc nào tức giận thì bạn lại nghĩ "tại sao cô ta/anh ta làm vậy với tôi, anh ta có những ẩn ức gì?" Làm như thế không có kết quả. Khi bạn đã giận rồi thì làm sao nghĩ ra câu trả lời. Hãy biến nó thành một lối sống. Trong mọi lúc có thể, hãy nghĩ cho người khác. Tất nhiên bạn không thể làm thế 100% thời gian, nhưng bất cứ khi nào bạn nhận biết được, hãy nghĩ cho người khác. Dần dần, quan tâm và thông cảm sẽ trở thành nếp sống của bạn.

Trạng thái tinh thần của một người ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ở bên một vị thầy, người ta thấy bình yên. Nếu bạn thực hành, bạn có thể làm cho người xung quanh không có tâm trạng cáu gắt với bạn.

Ở môi trường công sở áp lực, nhiều khi vì những điều vụn vặt mà người ta nóng giận, nóng giận nhỏ trao đổi qua lại trở thành xích mích. Chúng ta không cần để chuyện đó xảy ra. Có khi người khác tức giận vô lý với bạn, hãy trả lời bình tĩnh và nhún nhường. NHƯNG HÃY NHẮC LẠI CHUYỆN ĐÓ. Người ta thường cảm thấy xấu hổ vì những gì mình đã làm với một người bình tĩnh trong lúc giận dữ, nhưng nếu cả hai cùng tức giận thì họ chẳng có lý do gì để xấu hổ, họ thậm chí nghĩ mình đúng, và chẳng có lý do gì để kiềm chế bản thân cho lần tiếp theo.

Mình không còn nhớ lần cuối mình tức giận là khi nào, có thể là chưa bao giờ. Có thể đó là do mình may mắn, khi đi học thì gặp bạn bè tốt, thầy cô yêu thương; khi đi làm thì được đồng nghiệp quan tâm, cấp trên thân thiện. Có thể mình không hiểu được môi trường của bạn. Hoặc là mình chưa có cơ hội tức giận, hoặc là điềm tĩnh là tính cách của mình, mình chưa nói chắc chắn được. Tuy nhiên, khi còn nhỏ mình đọc nhiều sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và thầy Thích Nhất Hạnh, cũng như nghe nhiều giảng kinh. Có thể việc đó tạo nên một phần tính cách của mình. Nếu có thời gian, bạn thử đọc cuốn "Giận" của thầy Thích Nhất Hạnh xem sao?

Mình đã từng trả lời một câu hỏi khác liên quan đến sự tức giận. Nếu quan tâm bạn có thể đọc ở trang profile của mình.

Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhé!

Trả lời

Việc đầu tiên là bạn cần hiểu.

Mình nghĩ bạn đã hiểu rằng nóng giận là ngọn lửa thiêu đốt tinh thần, sức khỏe, và có thể là cả sự nghiệp của bạn nữa. Nhưng hơn thế, bạn cũng nên hiểu rằng những người gây ra sự cáu giận cho bạn trong công việc cũng là những con người NHƯ BẠN. Họ cũng có những mối quan tâm, những áp lực, những suy tư như bạn. Họ cũng đang ở trong những cuộc chiến mà bạn không hề biết. Nếu bạn có thể đặt mình vào vị trí của những người xung quanh và nghĩ cho họ như bạn nghĩ cho chính mình, bạn sẽ thấy nỗi giận không còn gay gắt.

Đây không phải là một "mẹo" giảm nóng giận. Không phải cứ lúc nào tức giận thì bạn lại nghĩ "tại sao cô ta/anh ta làm vậy với tôi, anh ta có những ẩn ức gì?" Làm như thế không có kết quả. Khi bạn đã giận rồi thì làm sao nghĩ ra câu trả lời. Hãy biến nó thành một lối sống. Trong mọi lúc có thể, hãy nghĩ cho người khác. Tất nhiên bạn không thể làm thế 100% thời gian, nhưng bất cứ khi nào bạn nhận biết được, hãy nghĩ cho người khác. Dần dần, quan tâm và thông cảm sẽ trở thành nếp sống của bạn.

Trạng thái tinh thần của một người ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ở bên một vị thầy, người ta thấy bình yên. Nếu bạn thực hành, bạn có thể làm cho người xung quanh không có tâm trạng cáu gắt với bạn.

Ở môi trường công sở áp lực, nhiều khi vì những điều vụn vặt mà người ta nóng giận, nóng giận nhỏ trao đổi qua lại trở thành xích mích. Chúng ta không cần để chuyện đó xảy ra. Có khi người khác tức giận vô lý với bạn, hãy trả lời bình tĩnh và nhún nhường. NHƯNG HÃY NHẮC LẠI CHUYỆN ĐÓ. Người ta thường cảm thấy xấu hổ vì những gì mình đã làm với một người bình tĩnh trong lúc giận dữ, nhưng nếu cả hai cùng tức giận thì họ chẳng có lý do gì để xấu hổ, họ thậm chí nghĩ mình đúng, và chẳng có lý do gì để kiềm chế bản thân cho lần tiếp theo.

Mình không còn nhớ lần cuối mình tức giận là khi nào, có thể là chưa bao giờ. Có thể đó là do mình may mắn, khi đi học thì gặp bạn bè tốt, thầy cô yêu thương; khi đi làm thì được đồng nghiệp quan tâm, cấp trên thân thiện. Có thể mình không hiểu được môi trường của bạn. Hoặc là mình chưa có cơ hội tức giận, hoặc là điềm tĩnh là tính cách của mình, mình chưa nói chắc chắn được. Tuy nhiên, khi còn nhỏ mình đọc nhiều sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và thầy Thích Nhất Hạnh, cũng như nghe nhiều giảng kinh. Có thể việc đó tạo nên một phần tính cách của mình. Nếu có thời gian, bạn thử đọc cuốn "Giận" của thầy Thích Nhất Hạnh xem sao?

Mình đã từng trả lời một câu hỏi khác liên quan đến sự tức giận. Nếu quan tâm bạn có thể đọc ở trang profile của mình.

Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhé!

Theo mình, đã là con người thì ai cũng có lúc nóng giận. Mình đã từng tự hào vì hơn 20 năm chưa bao giờ quát mắng hay nóng giận với người khác, nhưng cái giá của mình phải trả đó là bị huyết áp cao và suýt thì trầm cảm. 
Nhìn về mặt tích cực, nóng giận giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, sống thật với cảm xúc của chính mình và thấu hiểu lẫn nhau. Nên thay vì việc loại bỏ hẳn NÓNG GIẬN, b hãy cứ để dòng cảm xúc chảy thật tự nhiên nhưg hãy soi chiếu nó, cảm nhận nó.
Ví dụ khi bạn đang tức giận với đứa em của mình, bạn hãy cứ cau có mặt và cãi nhau với nó, nhưng phải nhận thức được rằng, à! Sắc mặt mình đang biến đổi, giọng nói của mình nhanh hơn, hơi thở gấp hơn ...
Cứ như vậy, lâu dần bạn có thể vừa sống đúng với bản tánh của mình, vừa kiểm soát được cảm xúc và tránh hậu quả xấu xảy ra. 
Ồ chuyện nhỏ mình có cách khác để giải quyết mà thôi ko cần cáu làm gì cho mệt.nghĩ vậy có hợp lý hơn ko bạn.hi