Làm thế nào để không chối bỏ bản thân mình (với những yếu điểm, điểm xấu của chính mình, hoàn cảnh)?
Em nhận thấy mình có thói quen dễ chối bỏ bản thân với (những điểm yếu, điếm xấu, điểm em không hài lòng, hoàn cảnh…). Không phải vì em sợ đánh giá, chỉ vì em cảm thấy khó chấp nhận. Biểu hiện là em thường sợ hãi, chạy trốn, lảng tránh, nhạy cảm, nổi cảm xúc tiêu cực khi nhắc đến,… Em không biết cách để đối mặt và chấp nhận những phần mình đang chối bỏ như vậy, mong anh chị giúp em ạ.
Tương tự, em thấy mình có thói quen dễ chối bỏ những việc mình cần làm, mình rất muốn làm, hoặc việc tương tác với một đối tượng cụ thể. Khi làm như vậy (vì nhiều lý do) việc sẽ không thể giải quyết và sẽ quay lại, gây những hậu quả khác nữa về sau. Vì vậy em muốn tìm hiểu giải pháp cho vấn đề này. Rất mong anh chị giúp em tìm ra giải pháp.
nhận thức bản thân
,kỹ năng mềm
Mình nghĩ trong những trg hợp ntn thì tốt nhất bạn nên bỏ ra một khoản thời gian nhất định dành cho bản thân. Hãy đọc sách, đi phượt một mình, thử sức với những dự án cá nhân (ví dụ: tự đăng ký tham gia một khóa học nào đó; tìm hiểu một cơ hội du học, không cần quá xa xôi, chỉ cần tại một tp khác; tham gia các hoạt động xã hội, nhóm; nếu có đam mê có thể tham gia một band nhạc...).
Thường thì qua những việc kể trên, chúng ta sẽ dần hiểu thêm về bản thân, và trở nên tự tin hơn.
Đoạn dưới thì mình nghĩ là thói quen trì hoãn thôi, rất nhiều ng bị cái này, mình cũng không phải ngoại lệ. Vụ này thì chỉ có cách là tập thói quen tự đặt ra các deadlines cho bản thân, kiểu như hoàn thành nó sau deadline là không đc phép.
Đỗ Nam
Mình nghĩ trong những trg hợp ntn thì tốt nhất bạn nên bỏ ra một khoản thời gian nhất định dành cho bản thân. Hãy đọc sách, đi phượt một mình, thử sức với những dự án cá nhân (ví dụ: tự đăng ký tham gia một khóa học nào đó; tìm hiểu một cơ hội du học, không cần quá xa xôi, chỉ cần tại một tp khác; tham gia các hoạt động xã hội, nhóm; nếu có đam mê có thể tham gia một band nhạc...).
Thường thì qua những việc kể trên, chúng ta sẽ dần hiểu thêm về bản thân, và trở nên tự tin hơn.
Đoạn dưới thì mình nghĩ là thói quen trì hoãn thôi, rất nhiều ng bị cái này, mình cũng không phải ngoại lệ. Vụ này thì chỉ có cách là tập thói quen tự đặt ra các deadlines cho bản thân, kiểu như hoàn thành nó sau deadline là không đc phép.
Nga Vũ
Mình cực kì recommend bạn đọc cuốn sách self-help này: Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm (The subtle art of not giving a f*ck - Mark Mansion)
Mình từng bị như bạn có lẽ là nửa năm về trước, nên mình cũng hiểu. Có lúc chán ghét bản thân cực kì, nhưng nhờ đọc cuốn này thì mình nhận ra được rất nhiều thứ. Giờ thì mình đã không còn chán mình nữa, và cũng chẳng bao giờ delay hoặc hứa hẹn hoàn thành công việc.
Những lời khuyên nho nhỏ: ít so sánh bạn với bạn bè, idol các thứ lại; mấy hội rich kid thì thôi cũng bỏ qua nốt; tự đặt mình vào tình thế ngặt nghèo (ví dụ: không có tiền -> đói -> phải đi làm thêm); và sống cuộc đời đừng dằn vặt bản thân quá nhiều về những hối tiếc trong quá khứ. Chỉ cần mình tốt lên 1% so với ngày hôm qua thì đó đã là một thành công rồi.
(Trong cuốn sách mình recommend ấy bạn, mình đọc lại mấy chục lần rồi, cái ông tg này hài nhưng thâm lắm)
Dũng cảm và kiên trì lên bạn nhé!
Cố lên! :)
Npthao
Mình cũng đã từng trải qua tình huống chối bỏ bản thân như bạn. Mình xin được chia sẻ:
Lý do vì sao mình lại "không chấp nhận" bản thân. Mặc dù sự thật là như vậy?
Vì mình đã tạo ra 1 hình mẫu cho bản thân mình: Từ nhỏ đến lớn, tiếp thụ kiến thức từ nhiều chiều tạo nên trong mình 1 hình mẫu về 1 người "tốt" và "giỏi" là phải như thế này, thế kia...
Mình PHẢI cư xử như thế này trong hoàn cảnh này thì mới là người "tốt", "giỏi"...
Bởi vì mình so sánh bản thân với hình mẫu 1 bản thân tốt đã khiến bản thân của mình ở thực tại trông thật tồi tệ đến mức mình không chấp nhận được.
Mình ở thực tại là như thế này, và mình của "suy nghĩ" là phải như thế kia.
Mâu thuẫn này khiến mình đau khổ và né tránh.
Khi nhận ra điều này thì mình cũng tự động thôi không tạo ra những lý tưởng và so sánh bản thân với lý tưởng đó. Điều đó giúp mình bình tĩnh hơn khi đối mặt với tình huống lúng túng và lời góp ý của người khác.
Khi mình bình tĩnh, thì mình đủ khả năng để nhận biết điều gì nên và không nên làm, và những khuyết điểm dần được cải thiện một cách tự nhiên, phù hợp với cả tính cách của bản thân mình và nhu cầu của xã hội.
Đó là trường hợp và bài học mình đã học được. Mong giúp được bạn :D