Làm thế nào để khống chế cảm xúc tiêu cực & ko để nó ảnh hưởng tới những người xung quanh?

  1. Tâm lý học

Hàng ngày bạn phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống. Ở mỗi với Trí bạn phải cân bằng nhiều vai trò, trong gia đình; với sếp, với nhân viên, với đồng nghiệp, với đối tác. Ở đâu cũng có rất nhiều mong muốn, nhiều kỳ vọng, nhiều yêu cầu đặt lên bạn.
Nếu sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn bạn có thể dễ dàng cân bằng và giải quyết mọi thứ. 
Nhưng sẽ có nhưngz thời điểm, kiểu như mọi thứ dồn đến, vào cả thời điểm tinh thần, thể lực của bạn đều giảm sút; cảm xúc tiêu cực bủa vây bạn. Một cơn gió thoáng qua cungz làm bạn run rẩy, một chút gợn cungz khiến bạn kích động muốn bùng cháy.
Bạn dễ giận dữ, nóng nảy; bạn dễ phát tiết với xung quanh- bất kỳ ai mà bạn came thấy Ko quá nguy hiểm. Ví dụ bạn giận dữ người yêu vô lý; nổi đóa với nhân viên ; về nhà cáu bẩn với bố mẹ.
Bạn biết mình tiêu cực, nhưng bạn kho kiểm soát. Nhất tại thời điểm bạn phải đối mặt với cả thế giới? 
Bạn nên chọn giải pháp gì để khống chế nó & Ko phát tiết, ảnh hưởng tới xung quanh? 
Có đôi khi mình chọn trốn đi, cho qua ngày tháng đó, tự kỷ cho qua cơn rồi mới về nhà? 
Bạn thì sao? 
Từ khóa: 

stress

,

giải toả áp lực

,

tâm lý học

Mình nghĩ là mỗi người nên tìm cho mình 1 thứ gì đó để giải toả tinh thần. Ví dụ như chơi thể thao, nấu ăn hay đơn giản là ngủ. Những thứ mà có thể khiến bạn thích thú và quên đi những suy nghĩ thường ngày. Như mình thì mình chọn vác balo lên đi đây đi đó để giải toả căng thẳng. Cảm giác phấn chấn khi được làm điều mình thích sẽ nhanh chóng nảy lên trong đầu và hướng bạn về những suy tích cực hơn, từ đó bạn sẽ tìm được cho mình những giải pháp tích cực cho vấn đề của bạn.
Trả lời
Mình nghĩ là mỗi người nên tìm cho mình 1 thứ gì đó để giải toả tinh thần. Ví dụ như chơi thể thao, nấu ăn hay đơn giản là ngủ. Những thứ mà có thể khiến bạn thích thú và quên đi những suy nghĩ thường ngày. Như mình thì mình chọn vác balo lên đi đây đi đó để giải toả căng thẳng. Cảm giác phấn chấn khi được làm điều mình thích sẽ nhanh chóng nảy lên trong đầu và hướng bạn về những suy tích cực hơn, từ đó bạn sẽ tìm được cho mình những giải pháp tích cực cho vấn đề của bạn.
Trong giao tiếp có thông tin và cảm xúc được truyền qua. Nếu xem thông tin là thức ăn, cảm xúc là chiếc vỏ đựng đồ ăn thì cảm xúc tiêu cực là những chiếc túi rác xấu xí, là thứ bạn không muốn giữ nó ở bên người, bạn muốn ném nó ngay cho người khác, và ngược lại, người khác cũng vô cùng khó chịu khi cứ mang nó ở bên mình. Cảm xúc tích cực là những vỏ hộp xinh xắn mà bạn muốn giữ lại dùng nhiều lần nữa.
Khi bạn mua đồ ăn, thông thường bạn sẽ dùng rất nhiều túi rác cho nhanh và tiện. Bạn biết hộp đựng thức ăn có lẽ là phương án tốt hơn, nhưng nó lại vất vả hơn, mệt hơn, khó dùng hơn. Dĩ nhiên chúng ta không thể ngừng ăn uống, có nghĩa là không thể ngừng xả rác ra môi trường? Không phải và không hẳn như vậy.
Lời giải có lẽ là: hãy ưu tiên dùng hộp đựng thức ăn nhiều nhất có thể. Hãy cứ vui vẻ dù bất cứ chuyện gì xảy tới. Tại sao bạn có thể cáu bẳn với tất cả mọi chuyện nhưng lại không thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ với tất cả mọi chuyện?
Khi bạn nhận rác từ người khác ném cho. Đừng vội vã ném lại họ. Nếu có thể hãy đưa cho họ một chiếc hộp đựng thức ăn. Còn nếu không, thì cũng cứ cầm túi rác đó về và xếp gọn gàng. Bạn sẽ xả nó vào một lúc khác, vị trí khác phù hợp hơn.