Làm thế nào để khai thác hiệu quả hệ thống thông tin sáng chế ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong bối cảnh hiện nay, thông tin là một nguồn tài nguyên quý giá, nếu biết cách khai thác và sử dụng đúng cách, thông tin sẽ giúp các cá nhân, tổ chức nói riêng cũng như các quốc gia nói chung có cơ hội phát triển vượt bậc. Đặc biệt nếu đó là những thông tin có ý nghĩa và giá trị to lớn trong đời sống con người. Thông tin sáng chế chính là một trong số những loại thông tin như vậy. Mục đích con người tạo ra các sáng chế là nhằm giải quyết nhu cầu xuất hiện từ các vấn đề thực tế của con người. Chẳng hạn như ở Ai Cập cổ đại hằng năm, ven sông Nile thường bị lũ lụt, cư dân tại địa phương phải đắp đê phòng lũ. Sau khi đắp đê xong, tuy vấn đề phòng lũ đã được giải quyết nhưng lại nảy sinh ra một vấn đề mới, đó là sự thiếu nước tưới cho nhà nông. Người nông dân thường phải tự khắc phục điều này bằng cách xuống sông Nile gánh từng gánh nước một để tưới ruộng, Việc làm này mất rất nhiều công sức mà hiệu quả lại không cao. Trước hoàn cảnh đó, Archimèdes đã dùng tri thức của mình để phát minh, chế tạo ra chiếc máy bơm xoắn. Loại máy bơm này gồm có một ống tròn rỗng ruột, dài từ 4 tới 6,5 mét. Giữa lòng ống có một chiếc trục xoắn. Khi cần thọc một đầu của chiếc ống này xuống nước và đầu kia gác lên bờ rồi dùng sức người hoặc sức gia súc làm chuyển động trục xoắn ở giữa, nước sông sẽ được chuyển lên bờ cao liên tục. Với phát minh này của Archimèdes, nước đã được đưa từ chỗ thấp lên chỗ cao, chẳng những giúp sản xuất nông nghiệp như một phương tiện tưới tiêu mà còn có thể dùng trong việc rút nước dưới lòng thuyền thải ra ngoài đối với thuyền bè đi biển. Chiếc bơm xoắn đó được mọi người rất hoan nghênh và gọi nó là ''Chiếc bơm xoắn Archimèdes''. Cho tới ngày nay, khi tới Ai Cập, bạn cũng có thể còn thấy người ta sử dụng chiếc máy bơm loại này. Nguyên lý vận hành của nó được ứng dụng trong tất cả các trục xoắn của máy móc dùng dưới nước và trên không. Có thể thấy rằng, nếu có được thông tin sáng chế, con người có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, phục vụ cho nhu cầu thiết thực của bản thân. Hơn nữa, những thông tin sáng chế đó còn có thể được sử dụng trong thương mại và kinh doanh để giúp tạo ra của cải vật chất, cải thiện đời sống xã hội. Vậy thông tin sáng chế là gì ? Thông tin sáng chế là các thông tin kỹ thuật và pháp lý bao gồm các tư liệu sáng chế. Một tư liệu sáng chế bao gồm bản mô tả đầy đủ cách thức thực hiện sáng chế được cấp patent và những yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ cũng như các thông tin về người được cấp patent, thời điểm cấp patent và dẫn chiếu các tài liệu liên quan. Khoảng hai phần ba các thông tin kỹ thuật được bộc lộ trong patent không được xuất bản ở bất kỳ nơi nào khác và toàn bộ các tư liệu patent trên toàn thế giới bao gồm khoảng 40 triệu tư liệu. Điều này làm cho tư liệu patent trở thành một tập hợp đơn nhất và tổng hợp nhất về dữ liệu kỹ thuật được phân loại. Hầu hết các sáng chế được bộc lộ công khai lần đầu tiên khi công bố patent (hoặc đơn yêu cầu cấp patent, trong trường hợp luật có quy định công bố đơn). Do đó, patent cung cấp một phương tiện thu nhận kiến thức từ các nghiên cứu và sáng kiến hiện tại mà thường rất lâu sau những sản phẩm cải tiến đó mới xuất hiện trên thị trường. Thông tin kỹ thuật trong các tư liệu patent có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc, có thể được sử dụng để: - Tránh chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những thứ đã biết. - Xác định và đánh giá công nghệ để chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. - Xác định các công nghệ thay thế. - Theo kịp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp. - Tìm kiếm các giải pháp sẵn có cho các vấn đề kỹ thuật. - Lấy ý tưởng cho những sáng tạo tiếp theo. Từ quan điểm chiến lược thương mại của doanh nghiệp, thông tin patent còn hỗ trợ: - Xác định các đối tác kinh doanh. - Xác định nhà cung cấp và nguồn nguyên vật liệu. - Giám sát hoạt động của các đối thủ cạnh tranh thực tế và các đối thủ tiềm tàng. - Xác định các thị trường phù hợp. Cuối cùng, thông tin trong các tư liệu patent cũng được sử dụng nhằm: - Tránh các vấn đề xâm phạm có thể xảy ra. - Đánh giá khả năng cấp patent cho những sáng chế. - Đưa ra các ví dụ về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. Theo công bố của USPTO, số lượng patent do Hoa Kỳ là chủ sở hữu vào năm 2015 là 6.122.266. Số lượng patent mà Hoa Kỳ sở hữu đang đứng đầu thế giới. Trong khi đó, số lượng patent mà Việt Nam sở hữu tính đến năm 2016 là 37. Như vậy, Việt Nam hiện nay đang có rất ít sáng chế so với Hoa Kỳ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không phải vì do trình độ sáng tạo của người Việt Nam không cao. Trên thực tế, có rất nhiều những sáng chế được tạo ra ở Việt Nam bởi những người nông dân tuy không được đào tạo qua một trường lớp kỹ thuật nào nhưng đã mày mò sáng tạo những cỗ máy phục vụ trong sản xuất và đời sống của mình. Điểm hạn chế trong những sáng chế của Việt Nam không nằm ở trình độ sáng tạo của con người mà nằm ở trình độ công nghệ. Chính những hạn chế về mặt công nghệ đã khiến đa số những sáng chế của Việt Nam gặp khó khăn hoặc bị lạc hậu so với thời đại. Có những sáng chế đã xuất hiện từ lâu, nhưng doanh nghiệp hoặc nhà sáng chế ở Việt Nam lại không biết. Họ lại mất công sức, thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc nghiên cứu, tạo ra những sáng chế đã xuất hiện rất nhiều trên thế giới hoặc đã bị lạc hậu từ lâu. Đây là một sự lãng phí to lớn bởi nếu tiếp cận được hệ thống thông tin sáng chế khổng lồ, họ sẽ kịp thời nắm bắt được xu hướng phát triển cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Như vậy, hệ thống thông tin sáng chế hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú, trong khi đó trình độ phát triển công nghệ của nước nhà còn yếu. Điều này đã mở ra một hướng mới trong việc sử dụng hệ thống thông tin sáng chế. Đó là hướng sử dụng các thông tin sáng chế để áp dụng vào trong nghiên cứu cũng như sản xuất. Cơ sở pháp lý cho việc sử dụng sáng chế vào mục đích thương mại mà không phải mất phí chuyển giao công nghệ là dựa vào nguyên tắc bảo hộ độc lập trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, “Điều 4 bis, Patent: Sự độc lập của các patent cấp cho cùng một sáng chế tại các nước khác nhau. (1) Các patent do công dân của các nước thành viên của Liên minh xin cấp tại các nước thành viên khác nhau của Liên minh sẽ độc lập với những patent cấp cho cùng một sáng chế ở những nước khác bất kể nước đó có hay không là thành viên của Liên minh. (2) Quy định ở khoản (1) trên đây phải hiểu theo nghĩa không bị hạn chế, cụ thể với nghĩa là patent cấp cho đơn nộp trong thời hạn ưu tiên sẽ độc lập cả về phương diện lý do dẫn đến hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực, cả về phương diện xác định thời hạn hiệu lực thông thường. (3) Quy định của điều này áp dụng cho tất cả patent đang tồn tại tại thời điểm Điều này bắt đầu có hiệu lực. (4) Tương tự như vậy, Điều này cũng áp dụng cho tất cả những patent tồn tại trước hoặc sau thời điểm gia nhập Công ước của những nước thành viên mới. (5) Các patent được cấp ở các nước thành viên khác nhau của Liên minh trên cơ sở hưởng quyền ưu tiên có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực như thể các patent đó được cấp mà không hưởng quyền ưu tiên”. Qua điều khoản trên, có thể hiểu rằng patent của các nước khác nhau cấp cho cùng một sáng chế thì độc lập với nhau. Như vậy, một sáng chế ở Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ cấp patent nhưng không có patent ở Việt Nam thì vẫn được cá nhân hoặc doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng, dù sáng chế vẫn còn thời gian bảo hộ. Nhưng với điều kiện là các sản phẩm được sản xuất nhờ phương pháp trong sáng chế không được xuất khẩu sang các thị trường ở các nước có bảo hộ sáng chế đó. Thị trường Việt Nam gần 100 triệu dân là vô cùng lớn và nhiều tiềm năng, nếu doanh nghiệp chinh phục được thị trường này là một thành công không hề nhỏ. Như vậy, từ nguyên tắc trên của Công ước Paris, có thể tìm và sử dụng những sáng chế có giá trị nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, việc tìm và sử dụng những sáng chế có giá trị và hiệu quả cao về mặt kinh tế mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều quan trọng khi sử dụng những sáng chế này là phải tìm ra know-how, tức là bí quyết của sáng chế. Sự sáng tạo của một sáng chế nằm ở bí quyết, đây là điều quyết định điểm mới, sự khác biệt và giá trị của sáng chế. Nhưng để tìm được bí quyết sáng chế không phải là điều dễ dàng. Cần phải có những chuyên gia nghiên cứu mới tìm được bí quyết của sáng chế đó. Việc tiếp cận hệ thống thông tin sáng chế có thể được thực hiện qua nhiều cách thức. Sự xuất hiện của các cơ sở dữ liệu patent có thể tra cứu dựa trên web đã tạo thuận lợi đáng kể cho việc truy cập và giảm chi phí sử dụng thông tin patent. Nguồn thông tin patent bao gồm các nguồn sau: - Thư viện số về sở hữu trí tuệ của WIPO: ipdl.wipo.int (một cơ sở dữ liệu điện tử tổng hợp các đơn yêu cầu cấp patent quốc tế từ năm 1997 theo hệ thống PCT). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Châu Âu (EUIPO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Nhật Bản (JPO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP). - Các cơ quan patent quốc gia: các dịch vụ cung cấp thông tin kỹ thuật dựa trên các thông tin patent thường phải trả phí. - Các đại diện/ luật sư patent hoặc các tổ chức thương mại.
Trả lời
Trong bối cảnh hiện nay, thông tin là một nguồn tài nguyên quý giá, nếu biết cách khai thác và sử dụng đúng cách, thông tin sẽ giúp các cá nhân, tổ chức nói riêng cũng như các quốc gia nói chung có cơ hội phát triển vượt bậc. Đặc biệt nếu đó là những thông tin có ý nghĩa và giá trị to lớn trong đời sống con người. Thông tin sáng chế chính là một trong số những loại thông tin như vậy. Mục đích con người tạo ra các sáng chế là nhằm giải quyết nhu cầu xuất hiện từ các vấn đề thực tế của con người. Chẳng hạn như ở Ai Cập cổ đại hằng năm, ven sông Nile thường bị lũ lụt, cư dân tại địa phương phải đắp đê phòng lũ. Sau khi đắp đê xong, tuy vấn đề phòng lũ đã được giải quyết nhưng lại nảy sinh ra một vấn đề mới, đó là sự thiếu nước tưới cho nhà nông. Người nông dân thường phải tự khắc phục điều này bằng cách xuống sông Nile gánh từng gánh nước một để tưới ruộng, Việc làm này mất rất nhiều công sức mà hiệu quả lại không cao. Trước hoàn cảnh đó, Archimèdes đã dùng tri thức của mình để phát minh, chế tạo ra chiếc máy bơm xoắn. Loại máy bơm này gồm có một ống tròn rỗng ruột, dài từ 4 tới 6,5 mét. Giữa lòng ống có một chiếc trục xoắn. Khi cần thọc một đầu của chiếc ống này xuống nước và đầu kia gác lên bờ rồi dùng sức người hoặc sức gia súc làm chuyển động trục xoắn ở giữa, nước sông sẽ được chuyển lên bờ cao liên tục. Với phát minh này của Archimèdes, nước đã được đưa từ chỗ thấp lên chỗ cao, chẳng những giúp sản xuất nông nghiệp như một phương tiện tưới tiêu mà còn có thể dùng trong việc rút nước dưới lòng thuyền thải ra ngoài đối với thuyền bè đi biển. Chiếc bơm xoắn đó được mọi người rất hoan nghênh và gọi nó là ''Chiếc bơm xoắn Archimèdes''. Cho tới ngày nay, khi tới Ai Cập, bạn cũng có thể còn thấy người ta sử dụng chiếc máy bơm loại này. Nguyên lý vận hành của nó được ứng dụng trong tất cả các trục xoắn của máy móc dùng dưới nước và trên không. Có thể thấy rằng, nếu có được thông tin sáng chế, con người có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, phục vụ cho nhu cầu thiết thực của bản thân. Hơn nữa, những thông tin sáng chế đó còn có thể được sử dụng trong thương mại và kinh doanh để giúp tạo ra của cải vật chất, cải thiện đời sống xã hội. Vậy thông tin sáng chế là gì ? Thông tin sáng chế là các thông tin kỹ thuật và pháp lý bao gồm các tư liệu sáng chế. Một tư liệu sáng chế bao gồm bản mô tả đầy đủ cách thức thực hiện sáng chế được cấp patent và những yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ cũng như các thông tin về người được cấp patent, thời điểm cấp patent và dẫn chiếu các tài liệu liên quan. Khoảng hai phần ba các thông tin kỹ thuật được bộc lộ trong patent không được xuất bản ở bất kỳ nơi nào khác và toàn bộ các tư liệu patent trên toàn thế giới bao gồm khoảng 40 triệu tư liệu. Điều này làm cho tư liệu patent trở thành một tập hợp đơn nhất và tổng hợp nhất về dữ liệu kỹ thuật được phân loại. Hầu hết các sáng chế được bộc lộ công khai lần đầu tiên khi công bố patent (hoặc đơn yêu cầu cấp patent, trong trường hợp luật có quy định công bố đơn). Do đó, patent cung cấp một phương tiện thu nhận kiến thức từ các nghiên cứu và sáng kiến hiện tại mà thường rất lâu sau những sản phẩm cải tiến đó mới xuất hiện trên thị trường. Thông tin kỹ thuật trong các tư liệu patent có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc, có thể được sử dụng để: - Tránh chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những thứ đã biết. - Xác định và đánh giá công nghệ để chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. - Xác định các công nghệ thay thế. - Theo kịp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp. - Tìm kiếm các giải pháp sẵn có cho các vấn đề kỹ thuật. - Lấy ý tưởng cho những sáng tạo tiếp theo. Từ quan điểm chiến lược thương mại của doanh nghiệp, thông tin patent còn hỗ trợ: - Xác định các đối tác kinh doanh. - Xác định nhà cung cấp và nguồn nguyên vật liệu. - Giám sát hoạt động của các đối thủ cạnh tranh thực tế và các đối thủ tiềm tàng. - Xác định các thị trường phù hợp. Cuối cùng, thông tin trong các tư liệu patent cũng được sử dụng nhằm: - Tránh các vấn đề xâm phạm có thể xảy ra. - Đánh giá khả năng cấp patent cho những sáng chế. - Đưa ra các ví dụ về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. Theo công bố của USPTO, số lượng patent do Hoa Kỳ là chủ sở hữu vào năm 2015 là 6.122.266. Số lượng patent mà Hoa Kỳ sở hữu đang đứng đầu thế giới. Trong khi đó, số lượng patent mà Việt Nam sở hữu tính đến năm 2016 là 37. Như vậy, Việt Nam hiện nay đang có rất ít sáng chế so với Hoa Kỳ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không phải vì do trình độ sáng tạo của người Việt Nam không cao. Trên thực tế, có rất nhiều những sáng chế được tạo ra ở Việt Nam bởi những người nông dân tuy không được đào tạo qua một trường lớp kỹ thuật nào nhưng đã mày mò sáng tạo những cỗ máy phục vụ trong sản xuất và đời sống của mình. Điểm hạn chế trong những sáng chế của Việt Nam không nằm ở trình độ sáng tạo của con người mà nằm ở trình độ công nghệ. Chính những hạn chế về mặt công nghệ đã khiến đa số những sáng chế của Việt Nam gặp khó khăn hoặc bị lạc hậu so với thời đại. Có những sáng chế đã xuất hiện từ lâu, nhưng doanh nghiệp hoặc nhà sáng chế ở Việt Nam lại không biết. Họ lại mất công sức, thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc nghiên cứu, tạo ra những sáng chế đã xuất hiện rất nhiều trên thế giới hoặc đã bị lạc hậu từ lâu. Đây là một sự lãng phí to lớn bởi nếu tiếp cận được hệ thống thông tin sáng chế khổng lồ, họ sẽ kịp thời nắm bắt được xu hướng phát triển cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Như vậy, hệ thống thông tin sáng chế hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú, trong khi đó trình độ phát triển công nghệ của nước nhà còn yếu. Điều này đã mở ra một hướng mới trong việc sử dụng hệ thống thông tin sáng chế. Đó là hướng sử dụng các thông tin sáng chế để áp dụng vào trong nghiên cứu cũng như sản xuất. Cơ sở pháp lý cho việc sử dụng sáng chế vào mục đích thương mại mà không phải mất phí chuyển giao công nghệ là dựa vào nguyên tắc bảo hộ độc lập trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, “Điều 4 bis, Patent: Sự độc lập của các patent cấp cho cùng một sáng chế tại các nước khác nhau. (1) Các patent do công dân của các nước thành viên của Liên minh xin cấp tại các nước thành viên khác nhau của Liên minh sẽ độc lập với những patent cấp cho cùng một sáng chế ở những nước khác bất kể nước đó có hay không là thành viên của Liên minh. (2) Quy định ở khoản (1) trên đây phải hiểu theo nghĩa không bị hạn chế, cụ thể với nghĩa là patent cấp cho đơn nộp trong thời hạn ưu tiên sẽ độc lập cả về phương diện lý do dẫn đến hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực, cả về phương diện xác định thời hạn hiệu lực thông thường. (3) Quy định của điều này áp dụng cho tất cả patent đang tồn tại tại thời điểm Điều này bắt đầu có hiệu lực. (4) Tương tự như vậy, Điều này cũng áp dụng cho tất cả những patent tồn tại trước hoặc sau thời điểm gia nhập Công ước của những nước thành viên mới. (5) Các patent được cấp ở các nước thành viên khác nhau của Liên minh trên cơ sở hưởng quyền ưu tiên có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực như thể các patent đó được cấp mà không hưởng quyền ưu tiên”. Qua điều khoản trên, có thể hiểu rằng patent của các nước khác nhau cấp cho cùng một sáng chế thì độc lập với nhau. Như vậy, một sáng chế ở Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ cấp patent nhưng không có patent ở Việt Nam thì vẫn được cá nhân hoặc doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng, dù sáng chế vẫn còn thời gian bảo hộ. Nhưng với điều kiện là các sản phẩm được sản xuất nhờ phương pháp trong sáng chế không được xuất khẩu sang các thị trường ở các nước có bảo hộ sáng chế đó. Thị trường Việt Nam gần 100 triệu dân là vô cùng lớn và nhiều tiềm năng, nếu doanh nghiệp chinh phục được thị trường này là một thành công không hề nhỏ. Như vậy, từ nguyên tắc trên của Công ước Paris, có thể tìm và sử dụng những sáng chế có giá trị nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, việc tìm và sử dụng những sáng chế có giá trị và hiệu quả cao về mặt kinh tế mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều quan trọng khi sử dụng những sáng chế này là phải tìm ra know-how, tức là bí quyết của sáng chế. Sự sáng tạo của một sáng chế nằm ở bí quyết, đây là điều quyết định điểm mới, sự khác biệt và giá trị của sáng chế. Nhưng để tìm được bí quyết sáng chế không phải là điều dễ dàng. Cần phải có những chuyên gia nghiên cứu mới tìm được bí quyết của sáng chế đó. Việc tiếp cận hệ thống thông tin sáng chế có thể được thực hiện qua nhiều cách thức. Sự xuất hiện của các cơ sở dữ liệu patent có thể tra cứu dựa trên web đã tạo thuận lợi đáng kể cho việc truy cập và giảm chi phí sử dụng thông tin patent. Nguồn thông tin patent bao gồm các nguồn sau: - Thư viện số về sở hữu trí tuệ của WIPO: ipdl.wipo.int (một cơ sở dữ liệu điện tử tổng hợp các đơn yêu cầu cấp patent quốc tế từ năm 1997 theo hệ thống PCT). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Châu Âu (EUIPO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Nhật Bản (JPO). - Tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP). - Các cơ quan patent quốc gia: các dịch vụ cung cấp thông tin kỹ thuật dựa trên các thông tin patent thường phải trả phí. - Các đại diện/ luật sư patent hoặc các tổ chức thương mại.