Làm thế nào để kết thúc cuộc tranh luận khi hai bên quá gay gắt, mâu thuẫn và đều muốn bảo vệ quan điểm của mình?
tâm lý học
,kỹ năng mềm
Đối với bất kỳ sự việc gì đều có những cách nhìn nhận khác nhau, chính những nhìn nhận khác nhau này tạo nên tranh cãi. Trong cuộc sống, khắp nơi đầy rẫy sự mâu thuẫn và theo đó con người có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy xảy ra tranh cãi là chuyện hết sức bình thường, khó tránh khỏi. Vấn đề là cần có thái độ tranh luận như thế nào? thực hiện tranh luận ra sao? và phương pháp xử lý vấn đề tranh luận cho hợp lý? Thái độ chuẩn mực là cần phải “tìm điểm nhất trí, tạm gác điểm bất đồng”.
Mác và Ăng-ghen đã tranh luận cùng một vấn đề với thái độ này. Lúc đó, nhà khoa học tự nhiên của Pháp vừa xuất bản một cuốn sách, Mác cho rằng đó là cuốn sách hay, Ăng-ghen lại cho rằng nó không hề có giá trị. Hai bên tranh luận qua lại nhiều lần, có lúc trở nên rất quyết liệt, cuối cùng Mác đồng ý một số ý kiến của Ăng-ghen nhưng vẫn giữ một số quan điểm riêng của mình. Đây là phương pháp tranh luận “tìm điểm chung, gác điểm bất đồng”, để giúp hai bên từng bước tiến đến chân lý.
Vấn đề thuộc nguyên tắc đòi hỏi phải tranh luận, tuy nhiên một số vấn đề chi tiết không nhất thiết phải tranh luận đến “mặt đỏ tía tai”. Sau khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II, một lần, Kanaiki tham dự buổi chiêu đãi do công tước Smith tổ chức tại Luân Đôn. Một vị khách ngồi bên phải Kanaiki kể câu chuyện hài hước, trong đó có dẫn một câu thành ngữ đại ý là “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Anh ta nói câu này được trích từ “Kinh thánh”. “Cái gì, “Kinh thánh” ư?”, Kanaiki biết chắc nó không phải trích từ Kinh thánh mà từ cuốn sách “Hamlét” của Shakespear. Để thể hiện sự uyên bác của mình, Kanaiki đã chỉnh sửa vị khách kia. Không ngờ vị khách đó lại mỉa mai trở lại “Anh nói là từ cuốn sách của Shakespear ư? không thể! Tuyệt đối không thể. Câu nói đó chính xác được trích từ “Kinh thánh”.
Một người bạn cũ của Kanaiki tên là Cácmen cũng có mặt tại đó, anh ta nghiên cứu các tác phẩm của Shakespear đã nhiều năm, Cácmen đá vào chân Kanaiki và nói: Kanaiki sai rồi, vị khách này nói rất đúng, câu nói này chính xác được trích từ “Kinh thánh”. Trên đường về nhà Kanaiki hỏi Cácmen:
“Anh biết rõ câu nói đó là của Shakespear không?”.
“Đúng vậy” Anh ấy trả lời “Ở phần 2 hồi 5 của cuốn “Hamlét””. Nhưng Kanaiki này, chúng ta là khách trong bữa tiệc hôm nay, tại sao cứ nhất định phải chỉ ra lỗi của anh ta, làm như vậy anh ta sẽ thích anh ư? sao không giữ thể diện cho anh ta? Chẳng lẽ nhất thiết phải tranh cãi với anh ta Sao? Nên tránh xung đột trực tiếp với người khác”.
Nên tránh xung đột trực tiếp với người khác! Trên thế giới này chỉ có một cách có thể giành phần thắng trong cuộc tranh luận, đó chính là tránh tranh luận. Cuộc sống này thực sự phức tạp, có những vấn đề nảy sinh từ vô vàn lý do khác nhau. Người chồng cho rằng mình đúng, người vợ cũng cho là mình có lý, tóm lại cuộc tranh luận vẫn không được giải quyết. Trong tác phẩm “Thiên trung ký” Trần Diệu Văn đời Minh có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Một lần, chim yến và dơi tranh luận với nhau. Chim yến cho rằng, mặt trời mọc vào buổi sáng, lặn vào buổi hoàng hôn; dơi thì lại cho rằng mặt trời lặn vào buổi sáng, mọc vào lúc hoàng hôn. Hai con tranh luận mãi nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu ai.
Vì chim yến và dơi có lối sống và môi trường sống khác nhau, cách nhìn nhận về thời gian sớm tối của chúng cũng không giống nhau, cho nên quan điểm chắc chắn không thể thống nhất với nhau. Từ câu chuyện ngụ ngôn này, chúng ta nhận thấy rằng, tranh luận bao giờ cũng phải hiểu rõ về đối tượng; tranh luận với những người vốn dĩ không có cơ sở tranh luận thì mãi mãi không thể giải quyết được vấn đề. Những lúc như thế này, bạn hãy nở một nụ cười tươi tắn chẳng phải là tốt hơn hay sao?
Benjamin Franklin đã từng nói: “Nếu bạn cứ thích tranh cãi với người khác thì có thể có lúc bạn sẽ giành phần thắng, nhưng đó là phần thắng vô nghĩa, bởi sẽ chẳng bao giờ bạn có được thiện cảm của đối phương”. Đôi lúc, tranh luận căng thẳng có thể khiến con người mất hết lý trí, thậm chí dẫn đến đánh nhau, không ít người đã trở thành kẻ thù truyền kiếp.
Năm 1754, Oa-sinh-ton được phong hàm thượng tá, ông cùng cấp dưới đến Yalishan-taliya đóng quân. Khi đó, tại vùng này đang tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Wei-ji-nia. Một người tên là Pates đã phản đối lại một ứng cử viên mà Oa-sinh-ton ủng hộ.
Được biết, Oa-sinh-ton và Pates tranh luận với nhau về vấn đề bầu cử, Oa-sinh-ton còn nói một số câu xúc phạm đến danh dự Pates, khiến cho Pates hết sức tức giận, đánh Oa-sinh-ton ngã ra đất. Sau khi nghe tin Oa-sinh-ton bị đánh, cấp dưới của ông đã vội vàng kéo đến để báo thù cho cấp trên. Nhưng Oa- sinh-ton ngăn lại và khuyên họ quay về doanh trại.
Sáng sớm hôm sau, Oa-sinh-ton gửi cho Pates một lá thư, mời đến một quán rượu nhỏ trong vùng.
Đúng hẹn, Pates đi đến quán rượu, chuẩn bị tinh thần cho trận quyết đấu. Tuy nhiên, điều làm ông ta hết sức ngạc nhiên là đón chào ông không phải đôi mắt hận thù của Oa-sinh-ton mà là cái bắt tay đầy thân thiện.
“Thưa ngài Pates” Oa-sinh-ton nói “Sai sót là chuyện thường tình của con người, điều đáng trân trọng là chúng ta biết sửa chữa lỗi lầm ấy. Tôi biết, chuyện hôm qua là lỗi của tôi, ở một mức độ nào đó anh đã đạt được thoả mãn. Nếu anh cho rằng như vậy là đã giải quyết được vấn đề thì chúng ta sẽ bắt tay nhau, chúng ta hãy là bạn”.
Từ đó về sau, Pates trở thành người nhiệt tình ủng hộ Oa-sinh-ton.
Poli Sali
Đối với bất kỳ sự việc gì đều có những cách nhìn nhận khác nhau, chính những nhìn nhận khác nhau này tạo nên tranh cãi. Trong cuộc sống, khắp nơi đầy rẫy sự mâu thuẫn và theo đó con người có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy xảy ra tranh cãi là chuyện hết sức bình thường, khó tránh khỏi. Vấn đề là cần có thái độ tranh luận như thế nào? thực hiện tranh luận ra sao? và phương pháp xử lý vấn đề tranh luận cho hợp lý? Thái độ chuẩn mực là cần phải “tìm điểm nhất trí, tạm gác điểm bất đồng”.
Mác và Ăng-ghen đã tranh luận cùng một vấn đề với thái độ này. Lúc đó, nhà khoa học tự nhiên của Pháp vừa xuất bản một cuốn sách, Mác cho rằng đó là cuốn sách hay, Ăng-ghen lại cho rằng nó không hề có giá trị. Hai bên tranh luận qua lại nhiều lần, có lúc trở nên rất quyết liệt, cuối cùng Mác đồng ý một số ý kiến của Ăng-ghen nhưng vẫn giữ một số quan điểm riêng của mình. Đây là phương pháp tranh luận “tìm điểm chung, gác điểm bất đồng”, để giúp hai bên từng bước tiến đến chân lý.
Vấn đề thuộc nguyên tắc đòi hỏi phải tranh luận, tuy nhiên một số vấn đề chi tiết không nhất thiết phải tranh luận đến “mặt đỏ tía tai”. Sau khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II, một lần, Kanaiki tham dự buổi chiêu đãi do công tước Smith tổ chức tại Luân Đôn. Một vị khách ngồi bên phải Kanaiki kể câu chuyện hài hước, trong đó có dẫn một câu thành ngữ đại ý là “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Anh ta nói câu này được trích từ “Kinh thánh”. “Cái gì, “Kinh thánh” ư?”, Kanaiki biết chắc nó không phải trích từ Kinh thánh mà từ cuốn sách “Hamlét” của Shakespear. Để thể hiện sự uyên bác của mình, Kanaiki đã chỉnh sửa vị khách kia. Không ngờ vị khách đó lại mỉa mai trở lại “Anh nói là từ cuốn sách của Shakespear ư? không thể! Tuyệt đối không thể. Câu nói đó chính xác được trích từ “Kinh thánh”.
Một người bạn cũ của Kanaiki tên là Cácmen cũng có mặt tại đó, anh ta nghiên cứu các tác phẩm của Shakespear đã nhiều năm, Cácmen đá vào chân Kanaiki và nói: Kanaiki sai rồi, vị khách này nói rất đúng, câu nói này chính xác được trích từ “Kinh thánh”. Trên đường về nhà Kanaiki hỏi Cácmen:
“Anh biết rõ câu nói đó là của Shakespear không?”.
“Đúng vậy” Anh ấy trả lời “Ở phần 2 hồi 5 của cuốn “Hamlét””. Nhưng Kanaiki này, chúng ta là khách trong bữa tiệc hôm nay, tại sao cứ nhất định phải chỉ ra lỗi của anh ta, làm như vậy anh ta sẽ thích anh ư? sao không giữ thể diện cho anh ta? Chẳng lẽ nhất thiết phải tranh cãi với anh ta Sao? Nên tránh xung đột trực tiếp với người khác”.
Nên tránh xung đột trực tiếp với người khác! Trên thế giới này chỉ có một cách có thể giành phần thắng trong cuộc tranh luận, đó chính là tránh tranh luận. Cuộc sống này thực sự phức tạp, có những vấn đề nảy sinh từ vô vàn lý do khác nhau. Người chồng cho rằng mình đúng, người vợ cũng cho là mình có lý, tóm lại cuộc tranh luận vẫn không được giải quyết. Trong tác phẩm “Thiên trung ký” Trần Diệu Văn đời Minh có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Một lần, chim yến và dơi tranh luận với nhau. Chim yến cho rằng, mặt trời mọc vào buổi sáng, lặn vào buổi hoàng hôn; dơi thì lại cho rằng mặt trời lặn vào buổi sáng, mọc vào lúc hoàng hôn. Hai con tranh luận mãi nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu ai.
Vì chim yến và dơi có lối sống và môi trường sống khác nhau, cách nhìn nhận về thời gian sớm tối của chúng cũng không giống nhau, cho nên quan điểm chắc chắn không thể thống nhất với nhau. Từ câu chuyện ngụ ngôn này, chúng ta nhận thấy rằng, tranh luận bao giờ cũng phải hiểu rõ về đối tượng; tranh luận với những người vốn dĩ không có cơ sở tranh luận thì mãi mãi không thể giải quyết được vấn đề. Những lúc như thế này, bạn hãy nở một nụ cười tươi tắn chẳng phải là tốt hơn hay sao?
Benjamin Franklin đã từng nói: “Nếu bạn cứ thích tranh cãi với người khác thì có thể có lúc bạn sẽ giành phần thắng, nhưng đó là phần thắng vô nghĩa, bởi sẽ chẳng bao giờ bạn có được thiện cảm của đối phương”. Đôi lúc, tranh luận căng thẳng có thể khiến con người mất hết lý trí, thậm chí dẫn đến đánh nhau, không ít người đã trở thành kẻ thù truyền kiếp.
Năm 1754, Oa-sinh-ton được phong hàm thượng tá, ông cùng cấp dưới đến Yalishan-taliya đóng quân. Khi đó, tại vùng này đang tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Wei-ji-nia. Một người tên là Pates đã phản đối lại một ứng cử viên mà Oa-sinh-ton ủng hộ.
Được biết, Oa-sinh-ton và Pates tranh luận với nhau về vấn đề bầu cử, Oa-sinh-ton còn nói một số câu xúc phạm đến danh dự Pates, khiến cho Pates hết sức tức giận, đánh Oa-sinh-ton ngã ra đất. Sau khi nghe tin Oa-sinh-ton bị đánh, cấp dưới của ông đã vội vàng kéo đến để báo thù cho cấp trên. Nhưng Oa- sinh-ton ngăn lại và khuyên họ quay về doanh trại.
Sáng sớm hôm sau, Oa-sinh-ton gửi cho Pates một lá thư, mời đến một quán rượu nhỏ trong vùng.
Đúng hẹn, Pates đi đến quán rượu, chuẩn bị tinh thần cho trận quyết đấu. Tuy nhiên, điều làm ông ta hết sức ngạc nhiên là đón chào ông không phải đôi mắt hận thù của Oa-sinh-ton mà là cái bắt tay đầy thân thiện.
“Thưa ngài Pates” Oa-sinh-ton nói “Sai sót là chuyện thường tình của con người, điều đáng trân trọng là chúng ta biết sửa chữa lỗi lầm ấy. Tôi biết, chuyện hôm qua là lỗi của tôi, ở một mức độ nào đó anh đã đạt được thoả mãn. Nếu anh cho rằng như vậy là đã giải quyết được vấn đề thì chúng ta sẽ bắt tay nhau, chúng ta hãy là bạn”.
Từ đó về sau, Pates trở thành người nhiệt tình ủng hộ Oa-sinh-ton.
==> Kết luận: Khi xảy ra tranh luận, thái độ của bạn sẽ quyết định việc bạn sẽ có thêm nhiều bạn hay có thêm một kẻ thù.
Nam Ham Đọc Sách
Nếu có thể, bạn hãy bình tĩnh để kịp thời nhận ra khi nào thì cuộc thảo luận đang bị biến thành một cuộc tranh luận. Vì đã bước vào tranh luận rồi thì mấy khi kết thúc êm đẹp đâu bạn. Làm thế nào để tránh những cuộc tranh luận vô bổ, bạn đọc cuốn này nhé:
Đắc nhân tâm
shop.noron.vn
Nếu đã lỡ tranh luận rồi, thì hãy cố kết lại bằng một nụ cười để đôi bên bớt tổn thương:
Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
shop.noron.vn
Solitary
Aci Home
Hãy đặt ra câu hỏi rằng nếu mình bảo vệ thành công hoặc không thành công thì kết quả sẽ ra sao. Ví dụ như tranh luận gay gắt với vợ, kết quả thắng nhưng hậu quả là nhịn cơm, ngủ đất.
Hơn thua trong câu chuyện đôi khi mất nhiều hơn được.
Nhưng nếu nó mang tính khoa học, quyết định vận mệnh của mình hoặc của ai đó thì phải tranh đấu đến cùng.
Nguyễn Quang Vinh
Vậy bạn cứ nhận thua đi. Nhưng đừng theo kiểu "lẫy" mà xem như tạm chấp nhận và để suy nghĩ thêm về ý tưởng bên kia, rồi có gì thông tin lại. Đc cả đôi bên, mình ko thua mà bên kia tuy ko thắng cũng thỏa mãn. Sau đó thì tùy bạn suy nghĩ và phản biện cho chính xác.
Phan Đặng Anh
Chỉ đơn giản là ngừng tranh cãi thôi bạn ạ. Đừng ai cố thay đổi ai cả. Hãy tôn trọng quan điểm của đôi bên. Chấp nhận sự khác biệt là điều bình thường. Việc hơn thua không giải quyết vấn đề gì cả.