Làm thế nào để kéo gần khoảng cách thế hệ với gia đình?
Em chào mn ạ, chuyện là trong gia đình em, em là đứa con út và được sinh sau đẻ muộn ạ. Chị gần em nhất cách em 14 tuổi, ba mẹ em bằng tuổi ông bà người ta khoảng 65 70. Thế nên bản thân em phải chịu một thứ, đó là cách biệt thế hệ.
Bên ngoài mọi người kêu em là biết làm đỏm, ra dáng thiếu nữ... nhưng em lại bị gia đình phản đối kêu là hư hỏng, đua đòi, nói chung là...mệt lắm ạ.
Mọi người trong nhà em đều khó tính. Em chỉ cần sai một chút là bị chỉ trích, bày tỏ sự thất vọng các thứ. Dù em có sửa lỗi và cố gắng làm tốt hơn nhưng họ cứ nói đi nói lại lỗi mà em đã và đang cô gắng sửa lại còn đi kể với người khác nữa.
Khoảng cách thế hệ khiến cho ba mẹ và em không hiểu nhau. Em cảm tưởng như cuộc sống của mình tách riêng với cuộc sống của họ cả về suy nghĩ, quan điểm, sở thích,...
Mọi người có bao giờ trải qua cảm giác, Tết nhất, mà người thân xúm lại kể tội lỗi của mình không. Em vô cùng khó chịu nhưng ko thể nào tránh xa gia đình của mình được. Em đã cố kệ nhưng mà càng ngày càng mệt mỏi.
Mọi người có cách nào giúp em kéo gần khoảng cách này hay gì đình và em hiểu nhau hơn được không ạ?
nói về cuộc sống
,chuyện gia đình
,khoảng cách thế hệ
,kéo gần khoảng cách thế hệ
,giáo dục
,tâm sự cuộc sống
Con mắt thời chiến tranh, nạn đói, tệ nạn nhìn thấu mọi thứ hơn so với con mắt thời bình chúng mình nhiều. Cũng đừng trách họ có những quan niệm cổ hủ, thương lấy họ vì những điều đó. Tâm sự là cách duy nhất có thể đưa 2 thế hệ hiểu nhau, ngoài ra chẳng còn cách nào hữu hiệu hơn. Tôi để ý một điều, gia đình người Việt đa số là mọi người trong gia đình rất ít nói chuyện với nhau, mà lại thường thể hiện thông qua hành động nhiều hơn. Tôi cho rằng điều đó là chưa đủ để truyền đạt toàn bộ thành ý mình muốn nói.
Đôi khi thế hệ cũ họ sẽ sống mãi trong xã hội cũ, nếu không thay đổi được gì. Xin hãy sống cho mình, sau này bố mẹ sẽ hiểu thôi!
Minh Khang
Con mắt thời chiến tranh, nạn đói, tệ nạn nhìn thấu mọi thứ hơn so với con mắt thời bình chúng mình nhiều. Cũng đừng trách họ có những quan niệm cổ hủ, thương lấy họ vì những điều đó. Tâm sự là cách duy nhất có thể đưa 2 thế hệ hiểu nhau, ngoài ra chẳng còn cách nào hữu hiệu hơn. Tôi để ý một điều, gia đình người Việt đa số là mọi người trong gia đình rất ít nói chuyện với nhau, mà lại thường thể hiện thông qua hành động nhiều hơn. Tôi cho rằng điều đó là chưa đủ để truyền đạt toàn bộ thành ý mình muốn nói.
Đôi khi thế hệ cũ họ sẽ sống mãi trong xã hội cũ, nếu không thay đổi được gì. Xin hãy sống cho mình, sau này bố mẹ sẽ hiểu thôi!
Nguyễn Thị Huế
Chào bạn,
Vấn đề mà bạn đang gặp phải cũng là vấn đề của rất nhiều bạn trẻ hiện nay bởi lẽ không chỉ những bậc cha mẹ nhiều tuổi mà ngay cả những bố mẹ trẻ cũng vấp phải khó khăn khi tìm hiểu với phong trào của giới trẻ hiện nay.
Trước hết, bạn cần bình tĩnh lại để suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề bố mẹ đang không hài lòng ở bản thân để xem xét xem những góp ý đó có đúng hay không. Sau đó chắt lọc, tiếp thu những góp ý đúng đắn và tốt cho bản thân mình.
Để kéo gần hơn khoảng cách giữa mình bố mẹ, bạn cần đặt mình vào mong muốn của họ để biết rằng bố mẹ đang kì vọng gì ở mình, bố mẹ muốn con cái của mình là người như thế nào. Nhưng đồng thời cũng nên thẳng thắn ngồi lại nói chuyện với bố mẹ về mong muốn của mình, rằng mình muốn trở thành một cô gái như thế nào, và thẳng thắn trao đổi những khác nhau về phong trào của giới trẻ hiện nay với thời của bố mẹ để bố mẹ hiểu chuẩn mực xã hội đã thay đổi theo thời gian, nên có những cái không còn phù hợp. Nhưng bạn hãy tinh ý, không nên bác bỏ hoàn toàn những ý kiến của bố mẹ, cố gắng dung hòa giữa mong muốn của cả hai và bày tỏ một cách chân thành, rõ ràng nhất suy nghĩ của mình cho bố mẹ hiểu.
Mình tin là khi cả hai bên đều hiểu rõ nhau cũng như nắm được mong muốn của nhau thì khoảng cách thế hệ sẽ không còn là trở ngại giữa bạn và bố mẹ.
Gia Hưng
Mang thành tích về, đồng thời bày tỏ quan điểm tế nhị một cách nhẹ nhàng, tinh tế là được! Dù sao thì ta lúc nào cũng nghĩ bố mẹ không hiểu mình và ngược lại, phải chăng mình nên hiểu cho bố mẹ trước sau đó thì mình nêu quan điểm của mình.
Trước tôi với mẹ tôi cũng nhiều ý kiến trái chiều lắm. Phần lớn ngày xưa là toàn tranh cãi căng thẳng, nhưng rồi một thời gian bắt đầu tôi trưởng thành hơn, kiên nhẫn hơn và đó là khi không còn tranh cãi nữa mà là tranh luận. Tôi mở mang những kiến thức mới, hiện đại mới cho mẹ, mẹ tôi cũng đón nhận và trao trả những giá trị thực trong những câu chuyện ấy.
Tầm này ấy mà, phụ huynh khó theo kịp công nghệ thời đại lắm, và cả phong cách sống của bọn mình nữa, họ chỉ lo lắng một điều là bạn có an toàn hay không, có được chăm sóc đầy đủ hay không thôi, tôi đảm bảo tất cả những quan điểm của phụ huynh chỉ hướng chung về 1 mục đích này, dù có là cổ hủ hay không. Nên bạn cần chứng minh được điều ấy. Ắt rồi sẽ hàn gắn được khoảng cách trong gia đình.