Làm thế nào để học sinh không sợ hãi trước môn Hóa học?
kiến thức chung
“Hoá học” 2 từ mà khi một ai đó thốt lên đều cảm thấy có một nỗi băn khoăn hay lo lắng thậm chí sợ hãi! Nhưng chúng phản ảnh đúng tình trạng trong môi trường học đường! Nếu như Hoá Học là nỗi hoang mang, chập chững khi mới học ở cấp 2, nỗi lo sợ vì đây là môn học bạn chọn trong tổ hợp thi tốt nghiệp! Không chỉ dừng lại ở đó, kho bước chân qua cánh cổng Đại Học rồi, vẫn có người sợ bộ môn này vì nó quá khô khan hay có quá nhiều công thức đồ sộ không thể thâu tóm hết được! Lý do chung cho những cảm xúc trên chính là “ Không hiểu bản chất của môn học này!” Có rất nhiều cách để tiếp cận chúng, không quá khó để yêu bộ môn này! Chính những người thầy, người cô là những người chèo lái vững chắc nhất! Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, sinh viên! Nhưng gây dựng chúng như thế nào? Thì chắc có lẽ nhiều thầy cô chưa làm được! Họ chưa biết khơi gợi sự hứng thú việc tiếp thu môn này cho học sinh, sinh viên. Chưa có từng phương pháp riêng cho mọi đối tượng khác nhau mà chỉ áp một mô típ cho mọi đối tượng! Gây nên hiện tượng chán nản, không hiểu bài dài hạn, làm học sinh, sinh viên mất ý chí học tập! Vậy để khắc phục vấn đề này, giáo viên trong tương lai cần đổi mới, sáng tạo thêm nhiều cách giảng dạy mới trong môi trường học đường! Trước hết, chúng ta cần biết chúng ta muốn truyền đạt cho học sinh những gì? Bằng cách nào để khiến học sinh chú ý và dễ nhớ nhất! Thứ hai là xem nhu cầu của học sinh về bộ môn này, xem các em có ý kiến hay chia sẻ gì về bộ môn này, đây là điều mà một số ít giáo viên chưa làm được! Khi hiểu được nhu cầu của hai bên, ta lên một chương trình dạy cụ thể cho học sinh, sinh viên! Và hạn chế tối đa nhất có thể việt viết quá nhiều mà không hiểu, điều này là điều mà giảng viên trên Đại Học mắc rất nhiều! Họ nên có những tiết học thú vị hơn như lồng ghép thêm vào bài giảng nhiều ví dụ minh hoạ xác thực hơn với kiến thức thay cho việc lên bục rồi nói một tràng lí thuyết và ngôn từ quá cao siêu! Còn đối với học sinh cấp 2 và cấp 3 chúng ta cũng nên lồng ghép nhiều thí nghiệm, ví dụ xác thực với đời sống, để sau khi ra đời một phần nào đó môn Hoá sẽ giúp ích nhỏ vào cuộc sống của họ! Thay bằng việc luôn kiểm tra trên giấy bút, chúng ta hãy cho các học sinh làm những bài kiểm tra thực hành, thay bằng việc kiểm tra bài tập về nhà như lên bảng, chúng ta có thể lập 1 classroom trên phần mềm office365 để học sinh trao đổi bài và nộp bài tập! Vừa học Hoá vừa được tiếp cận máy tính và phần mềm quốc tế! Hay tạo sự hứng thú cho học sinh bằng việc sử dụng app Classdojo kết nối học sinh - giáo viên - phụ huynh! Thay bằng những tiết học nhàm chán trên lớp sao ta không thử đến thư viện trường để học, tạo ra một không gian khác hơn! Hoá học không phải là một bộ môn khó học mà chúng dễ hay khó dựa vào những người thầy người cô bên cạnh đó là sự giúp sức của học sinh, sinh viên! Được định hướng, xây dựng căn bản tốt Hoá học sẽ là một môn yêu thích khó bỏ! Tạo thú vị trong mỗi bài giảng sẽ giúp học sinh, sinh viên của chính mình bớt sợ hãi về môn Hoá học này và có thể xây dựng một ngành Hoá học phát triển trong tương lai không xa!
Giang Trúc