Làm thế nào để học giỏi mà không cần nhồi nhét quá nhiều kiến thức?

  1. Tư duy

  2. Hướng nghiệp

  3. Giáo dục

Càng lên cao thì kiến thức càng nhiều, ai cũng muốn mình học giỏi nhưng sự thực là không phải ai cũng có thể nhét hết kiến thức vào đầu được, cũng không thể học ngày học đêm được. Đã thế có người còn rất hay quên nữa. Các bạn có cách nào học hiệu quả, dễ nhớ mà không phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức không vậy? Thay mặt bạn mình xin cảm ơn!

Từ khóa: 

học tập

,

chuyện thi cử

,

kiến thức

,

cách học hiệu quả

,

tư duy

,

hướng nghiệp

,

giáo dục

Chị nghĩ việc quá nhiều môn cùng nhiều kiến thức nằm ở các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi sự sắp xếp và một kế hoạch học tập khoa học. Điều đó sẽ giúp em tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu và tập trung cho môn học đó nhất.

Em có thể tham khảo cách chị lên kế hoạch học tập khi chị học Đại học và có nhiều kỳ học hơn 10 môn bao gồm cả môn chyên ngành nhé.

1. Phân tích thói quen học tập và phong cách học tập hiện tại của bạn

Suy nghĩ về điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả với bạn. Em có thể học các khối thời gian dài một hoặc hai lần một tuần, hay sẽ hiệu quả hơn nếu em học hàng đêm trong 30 phút? em có năng suất hơn vào một thời điểm nhất định trong ngày không? em có lưu giữ tài liệu tốt hơn nếu em học một chủ đề ngay sau giờ học hay em cần giải lao trước?

Việc xác định phong cách học tập phù hợp cũng nhu việc em chọn đúng phong cách quần áo của mình vậy. Nó sẽ giúp em dễ dàng phối hợp, đưa em đi đúng hướng, tận dụng tối đa thời gian và hạn chế cảm giác bị mông lung.

2. Đánh giá lịch trình hiện tại và quản lý thời gian

Sử dụng lịch kỹ thuật số hoặc lịch giấy để ghi hết tất cả các công việc, hoạt động của em, bao gồm cả lớp học, công việc và hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ cho em biết lượng thời gian của em bận và thời gian rảnh còn lại để em có thể học.

3. Lập kế hoạch em cần bao nhiêu thời gian để học cho mỗi môn

Vào đầu mỗi học kỳ, giảng viên của em sẽ cung cấp cho bạn giáo trình cho các lớp bạn đang tham gia. Em có thể sử dụng chúng làm hướng dẫn để tính toán lượng thời gian dành cho mỗi lớp học, vì một số khóa học có thể chuyên sâu hơn những khóa học khác. Nó cũng sẽ giúp em sắp xếp các buổi học để đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn thành tất cả các bài tập và chuẩn bị cho các kỳ thi.

ý là em nên biết môn nào cần ưu tiên và môn nào ngốn nhiều thời gian học của em hơn để sắp xếp cho hợp lý, chị giả sử học Speaking thì 30' là hợp lý, nhưng reading thì cần ít nhất là 40-1h!

4. Cuối cùng là lập kế hoạch thôi nào!

Hãy sáng tạo cho mình những trang kế hoạch thật sinh động, màu sắc và đẩy đủ đầu công việc. Bên cạnh đó cần đan xem các hoạt động khác như thể dục thể thao, ăn uống, dọn dẹp,... để co thể tận dụng tốt nhất quãng thời gian còn lại.

Trả lời

Chị nghĩ việc quá nhiều môn cùng nhiều kiến thức nằm ở các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi sự sắp xếp và một kế hoạch học tập khoa học. Điều đó sẽ giúp em tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu và tập trung cho môn học đó nhất.

Em có thể tham khảo cách chị lên kế hoạch học tập khi chị học Đại học và có nhiều kỳ học hơn 10 môn bao gồm cả môn chyên ngành nhé.

1. Phân tích thói quen học tập và phong cách học tập hiện tại của bạn

Suy nghĩ về điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả với bạn. Em có thể học các khối thời gian dài một hoặc hai lần một tuần, hay sẽ hiệu quả hơn nếu em học hàng đêm trong 30 phút? em có năng suất hơn vào một thời điểm nhất định trong ngày không? em có lưu giữ tài liệu tốt hơn nếu em học một chủ đề ngay sau giờ học hay em cần giải lao trước?

Việc xác định phong cách học tập phù hợp cũng nhu việc em chọn đúng phong cách quần áo của mình vậy. Nó sẽ giúp em dễ dàng phối hợp, đưa em đi đúng hướng, tận dụng tối đa thời gian và hạn chế cảm giác bị mông lung.

2. Đánh giá lịch trình hiện tại và quản lý thời gian

Sử dụng lịch kỹ thuật số hoặc lịch giấy để ghi hết tất cả các công việc, hoạt động của em, bao gồm cả lớp học, công việc và hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ cho em biết lượng thời gian của em bận và thời gian rảnh còn lại để em có thể học.

3. Lập kế hoạch em cần bao nhiêu thời gian để học cho mỗi môn

Vào đầu mỗi học kỳ, giảng viên của em sẽ cung cấp cho bạn giáo trình cho các lớp bạn đang tham gia. Em có thể sử dụng chúng làm hướng dẫn để tính toán lượng thời gian dành cho mỗi lớp học, vì một số khóa học có thể chuyên sâu hơn những khóa học khác. Nó cũng sẽ giúp em sắp xếp các buổi học để đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn thành tất cả các bài tập và chuẩn bị cho các kỳ thi.

ý là em nên biết môn nào cần ưu tiên và môn nào ngốn nhiều thời gian học của em hơn để sắp xếp cho hợp lý, chị giả sử học Speaking thì 30' là hợp lý, nhưng reading thì cần ít nhất là 40-1h!

4. Cuối cùng là lập kế hoạch thôi nào!

Hãy sáng tạo cho mình những trang kế hoạch thật sinh động, màu sắc và đẩy đủ đầu công việc. Bên cạnh đó cần đan xem các hoạt động khác như thể dục thể thao, ăn uống, dọn dẹp,... để co thể tận dụng tốt nhất quãng thời gian còn lại.

Tớ nghĩ mình cần có kế hoạch cụ thể là được, cậu không cần giỏi nhiều thứ khác, chỉ cần chuyên sâu 1 môn là được. Với cả cái thời tớ đi học, tớ loại hẳn cái cảm giác ganh đua thành tích với các bạn trong lớp luôn. Nó hình thành cái tư duy thoải mái, học cái gì cũng vào, nó lại giúp cậu hiệu quả hơn trong khi chả cần phải tranh với bố con thằng nào! Cái gì khó quá thì không cần cố, bình tĩnh giải quyết hoặc tìm người giúp đỡ.