Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Trầm Cảm? (P1)

  1. Tâm lý học

Bạn có một người bạn hoặc một người thân đang phải chống trọi với căn bệnh trầm cảm? Vậy thì bạn không hề cô đơn.

Theo ước tính gần đây nhất từ The National Institute of Mental Health (Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – NIMH, tổ chức khoa học lớn nhất trên thế giới, chuyên nghiên cứu về sức khỏe tinh thần), có hơn 7% số người trưởng thành ở Hoa Kỳ từng trải qua giai đoạn trầm cảm vào năm 2019. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, có tới 300 triệu người lớn và trẻ em đang sống chung với căn bệnh trầm cảm.

Cách nhận biết các triệu chứng trầm cảm:

Không phải tất cả mọi người đều trải qua trầm cảm theo cách giống nhau và các triệu chứng có thể khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2022/04/14/depression-mental-health-month-1649926356.png

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang bị trầm cảm, họ có thể:

• Dễ rơi vào trạng thái buồn rầu hoặc khóc nhiều hơn bình thường

• Hay biểu lộ trạng thái bi quan hoặc thấy tuyệt vọng về tương lai

• Nói rằng có cảm giác tội lỗi, trống rỗng hoặc vô dụng thường xuyên hơn lúc thường

• Ít hứng thú với việc dành thời gian bên cạnh người khác hoặc ít giao tiếp hơn bình thường

• Dễ bực bội hoặc trở nên cáu kỉnh một cách bất thường

• Có cảm giác dần cạn kiệt năng lượng, di chuyển chậm chạp, hay xuất hiện với dáng vẻ bơ phờ

• Ít quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình hơn mọi khi hoặc không chú ý đến các vấn đề vệ sinh cơ bản, chẳng hạn như tắm và đánh răng

• Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường

• Ít quan tâm, ít hứng thú đến các hoạt động và sở thích thông thường của họ

• Hay quên hơn, thấy khó tập trung hoặc thấy khó khăn trong việc quyết định mọi việc

• Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường

• Đề cập đến cái chết hoặc chuyện tự tử

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌ?

10 lời khuyên này có thể giúp bạn phần nào trong quá trình giúp đỡ họ.https://cdn.noron.vn/2022/04/14/710097061106979-1649926263.jpg

1. Bắt đầu cuộc trò chuyện

Hãy cho bạn của bạn biết bạn luôn ở đó, sẵn lòng trở thành một chỗ dựa cho họ. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chia sẻ mối quan tâm của mình và đặt một câu hỏi cụ thể.

Ví dụ, bạn có thể nói:

“Em, gần đây em thấy khó chịu hả. Thấy trong lòng thế nào?"

“Lần cuối tụi mình đi chơi với nhau là lúc nào nhỉ, trông mày có vẻ mất tinh thần quá. Có chuyện gì thế, muốn chia sẻ không? "

Hãy nhớ rằng bạn của bạn có thể muốn nói về những khúc mắc trong lòng họ, nhưng họ có thể không muốn một lời khuyên.

Tương tác với họ bằng cách sử dụng các kỹ thuật lắng nghe tích cực:

• Đặt câu hỏi để hiểu thêm về vấn đền thay vì cho rằng bạn hiểu ý của họ.

• Xác nhận cảm xúc của họ. Bạn có thể nói, “Đúng là không dễ dàng gì. Em đã vất vả rồi. ”

• Thể hiện sự đồng cảm và quan tâm bằng ngôn ngữ cơ thể của bạn.

Họ có thể không muốn nói về chuyện đó ngay lần đầu bạn hỏi, vì vậy bạn có thể tiếp tục nói với họ rằng bạn sẵn lòng lắng nghe.

Tiếp tục đặt những câu hỏi mở (không thúc ép) và bày tỏ sự quan tâm của bạn. Cố gắng trò chuyện trực tiếp bất cứ khi nào có thể. Nếu các bạn sống cách xa nhau, hãy thử trò chuyện video.

2. Giúp họ tìm người hỗ trợ

Họ có thể không biết bản thân đang phải đối mặt với chứng trầm cảm hoặc họ có thể không chắc chắn về cách làm sao để được hỗ trợ.

Ngay cả khi họ biết những liệu pháp chữa trị có thể hữu ích, nhưng việc tìm kiếm một nhà trị liệu và đặt lịch hẹn có thể gây khó khăn cho họ.

Nếu họ muốn được tư vấn, hãy đề nghị giúp họ xem xét, tìm hiểu về các nhà trị liệu phù hợp. Bạn có thể giúp họ liệt kê những điều cần hỏi với nhà trị liệu và những điều nên đề cập tới trong buổi trị liệu đầu tiên.

Khuyến khích họ và hỗ trợ họ thực hiện cuộc trị liệu đầu tiên. Điều đó có thể rất hữu ích vì họ có thể gặp khó khăn với cuộc hẹn đó.

3. Hỗ trợ họ trong việc tiếp tục trị liệu

Vào một ngày tồi tệ, họ có thể không muốn ra khỏi nhà. Trầm cảm có thể đốt sạch năng lượng và làm họ càng muốn tự cô lập chính mình.

Nếu họ nói gì đó giống như, "Hay là hôm nay em ở nhà, huỷ buổi trị liệu hôm nay với bác sĩ?", thì hãy khuyến khích họ cố gắng và đương đầu với suy nghĩ đó.

Bạn có thể nói, “Tuần trước, em có nói là sau khi gặp bác sĩ thì thấy buổi trị liệu có hiệu quả và cảm thấy tốt hơn rất nhiều đúng không. Nếu hôm nay mình vẫn đi và em lại cảm thấy tốt hơn nữa thì sao? ”

Tương tự đối với việc sử dụng thuốc. Nếu họ muốn ngừng dùng thuốc vì các tác dụng phụ khiến họ khó chịu thì hãy hỗ trợ, nhưng khuyến khích họ nói chuyện với bác sĩ tâm lý về việc chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác hoặc ngừng hoàn toàn thuốc của họ.

Ngừng đột ngột thuốc chống trầm cảm mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi ngừng sử dụng thuốc có thể ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe đúng lúc.

4. Chăm sóc chính bản thân bạn

Khi bạn dành sự quan tâm, chăm sóc cho một người bị trầm cảm, bạn sẽ muốn bỏ tất cả mọi thứ để ở bên cạnh và hỗ trợ họ. Điều đó là không sai, nhưng quan tâm đến nhu cầu, sức khoẻ tinh thần của chính bạn cũng rất quan trọng.

Nếu bạn dồn hết tâm sức để hỗ trợ người thân hoặc bạn bè của bạn, bạn sẽ chỉ còn lại rất ít thời giờ và sức lực cho bản thân. Và nếu bạn đang cảm thấy kiệt sức hoặc thất vọng, bạn sẽ chẳng giúp được gì nhiều cho họ.

Đặt ra ranh giới

Thiết lập một ranh giới là một việc nên làm. Ví dụ: bạn hãy để cho họ biết, bạn có thể trò chuyện cùng sau khi đi làm về, nhưng trước đó thì không.

Nếu bạn lo lắng về họ, cảm giác họ sẽ không thể liên lạc với bạn, hãy đề nghị giúp họ đưa ra phương án dự phòng nếu họ cần bạn trong lúc bạn đang làm việc. Ví dụ như tìm một đường dây nóng mà họ có thể gọi tới hoặc tìm cho họ một ký hiệu mà họ có thể dùng để nhắn tin cho bạn nếu gặp khủng hoảng.

Bạn có thể đề nghị ghé qua cách ngày hoặc mang một bữa ăn hai lần một tuần, thay vì cố gắng giúp họ mỗi ngày. Sự tham gia của những người bạn khác cũng có thể giúp tạo ra một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn.

Thực hành chăm sóc bản thân

Dành nhiều thời gian cho người thân bị trầm cảm có thể gây tổn hại đến tinh thần. Việc nhận biết đâu là giới hạn của bản thân trước những cảm xúc tiêu cực và đảm bảo việc bản thân có thời gian để nạp năng lượng.

Nếu bạn muốn nói cho họ biết rằng bạn sẽ không rảnh, hay sẵn sang vào lúc nào đấy, bạn có thể nói điều gì đó như, “Em bận từ giờ cho đến lúc X giờ, nên sẽ không thể trò chuyện cùng anh. Vậy sau lúc đó, chúng ta có thể cùng trò chuyện được không? ”

Từ khóa: 

trầm cảm

,

bệnh trầm cảm

,

tâm lý học

Mình có đứa bạn khá bi quan và luôn buồn rầu, khép mình với mọi người kể cả gia đình và mình (bạn thân của nó). Mình không chắc nhưng mình nghĩ bạn ấy bị trầm cảm vì có khá nhiều biểu hiện như trong bài chia sẻ. Mình nghĩ mình sẽ bắt đầu bắt chuyện với bạn ấy đúng cách hơn như bạn hướng dẫn.

Trả lời

Mình có đứa bạn khá bi quan và luôn buồn rầu, khép mình với mọi người kể cả gia đình và mình (bạn thân của nó). Mình không chắc nhưng mình nghĩ bạn ấy bị trầm cảm vì có khá nhiều biểu hiện như trong bài chia sẻ. Mình nghĩ mình sẽ bắt đầu bắt chuyện với bạn ấy đúng cách hơn như bạn hướng dẫn.