Làm thế nào để giải quyết xung đột nơi công sở?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Phong cách sống

Chắc hẳn trong môi trường công sở, đặc biệt là với môi trường có tính cạnh tranh cao, chúng ta rất dễ nảy sinh ra xung đột, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên dẫn đến những hiểu nhầm không đáng có và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần cũng như năng suất làm việc, kết quả công việc không được như ý muốn.

Vậy làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột đấy một cách êm đẹp ấy.

https://cdn.noron.vn/2022/05/25/88613196704977949-1653482529.jpg
Từ khóa: 

xung đột công sở

,

mâu thuẫn công sở

,

giải quyết xung đột

,

kỹ năng mềm

,

phong cách sống

Có lẽ là tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề rồi tìm cách giải quyết nó một cách triệt để, bạn ạ. Bởi mình thấy đôi khi xung đột giữa người với người chỉ là bề nổi của vấn đề thôi. (ví dụ như chiến tranh xảy ra không phải vì tự dưng người ta thích đánh nhau cho vui).

Trong công việc, bất đồng ý kiến là điều khó tránh khỏi nhưng nếu xuất hiện xung đột và xung đột ấy thường xuyên lặp lại thì mình nghĩ nó thiên về các vấn đề cá nhân hơn là liên quan đến sự nghiệp chung. Chịu khó quan sát, trò chuyện, lắng nghe thì bạn có thể phần nào tìm thấy nguyên nhân thực sự để tùy tình huống mà đưa ra phương án.

Trả lời

Có lẽ là tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề rồi tìm cách giải quyết nó một cách triệt để, bạn ạ. Bởi mình thấy đôi khi xung đột giữa người với người chỉ là bề nổi của vấn đề thôi. (ví dụ như chiến tranh xảy ra không phải vì tự dưng người ta thích đánh nhau cho vui).

Trong công việc, bất đồng ý kiến là điều khó tránh khỏi nhưng nếu xuất hiện xung đột và xung đột ấy thường xuyên lặp lại thì mình nghĩ nó thiên về các vấn đề cá nhân hơn là liên quan đến sự nghiệp chung. Chịu khó quan sát, trò chuyện, lắng nghe thì bạn có thể phần nào tìm thấy nguyên nhân thực sự để tùy tình huống mà đưa ra phương án.

1. Luôn giữ thái độ tích cực 

Duy trì thái độ tích cực khi có bất đồng xảy ra sẽ khiến bạn vững vàng hơn và tự tin hơn.Từ đó, bạn sẽ có trạng thái tốt để ứng phó với những xung đột có thể xảy đến trong tương lai.

Khi quản lý giải quyết các bất đồng quan điểm giữa hai hay nhiều thành viên trong nhóm về một vấn đề đang gây bất đồng thì hãy chấp nhận quyết định của họ. Ngay cả khi bạn cho rằng sếp có quyết định sai lầm thì đó cũng là đánh giá của họ và chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Chống đối quyết định của sếp không phải một hành động sáng suốt.

2. Tìm hiểu trọng tâm vấn đề 

Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột. Khi đã tìm ra nguyên nhân rồi thì chúng ta mới có thể có những góc nhìn khách quan nhất, phân tích chính xác ai đúng ai sai và từ đó đi đến giải pháp hòa giải hiệu quả.

3. Tìm kiếm phương án hòa giải 

Nếu bạn gặp phải mâu thuẫn với đồng nghiệp vì lý do cá nhân hoặc lý do công việc, điều đó có thể làm tổn hại đến mối quan hệ bạn đã gây dựng. Cố gắng tìm ra giải pháp bằng cách nói chuyện với họ, tốt nhất là chỉ có hai người với nhau để không ai cảm thấy xấu hổ.

Giải quyết xung đột nơi công sở theo phương pháp hòa giải là quyết định phù hợp nếu như nhà quản lý thực sự quan tâm tới tinh thần hữu nghĩ, hòa hợp của từng cá nhân có liên quan đến mâu thuẫn đó.Nếu bạn là nhà quản lý, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh tốt vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau. Trưởng nhóm phải kiểm soát được quá trình này và phải hướng các thành viên trong nhóm đến giải pháp chung tốt nhất của cả nhóm.

4. Hài hước đôi khi rất có lợi khi giải quyết xung đột 

https://cdn.noron.vn/2022/06/11/shutterstock1032426196-1024x768-1654948168.jpg

Điều này nghe có vẻ nghịch lý bởi khi mỗi người một quan điểm, người ta khó mà giữ được tâm trạng tốt, nói chi đến một trạng thái vui vẻ, nhưng đó lại là một kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả. Tuy nhiên, những người chiến thắng trong các cuộc tranh luận thường là người biết “chêm” vào cuộc tranh luận một chút hài hước. Chỉ cần “một chút” ấy thôi cũng có thể làm bầu không khí căng thẳng “hạ nhiệt”.

Sự hài hước ở đây cũng có liên quan đến cách dùng từ ngữ. Ví dụ bạn đang thuyết trình về một dự án sắp tới nhưng cấp dưới có vẻ phớt lờ không tập trung lắng nghe, thay vì giận dữ đập bàn la lối, hãy nhắc nhẹ bằng câu: “Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục sau khi đã nạp năng lượng bằng một tách cà phê cho tỉnh táo chăng?”

5. Nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả. 

Bạn không thể kiểm soát xung đột tốt trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hết sức và nhớ rằng tranh cãi, xung đột nơi công sở là chuyện bình thường và không phải là điều bạn nên né tránh hay sợ hãi. Khi tranh cãi, xung đột xảy ra thì nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ chọn tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình. Còn bạn thì sao?

Ví dụ, Khi phỏng vấn tìm kiếm việc làm mới, nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để kiểm tra năng lực, kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột bao giờ chưa. Việc bạn cần làm là trả lời câu hỏi này sao cho khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để được đánh giá cao về phẩm chất, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.

Con người luôn tự tôn và có chút ích kỷ, không ai muốn nhận mình sai, mình thua cả. Cho nên, để xảy ra một cuộc tranh cãi rất dễ, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người biết tranh luận! Chúc các bạn giao tiếp thành công và hiệu quả và xử lý những tình huống xung đột một cách thông minh.

Tuỳ cơ ứng biến.hi

Môi trường công sở là nơi có nhiều người ở nhiều độ tuổi với tính cách, tư duy, kỹ năng, năng lực, quan điểm khác nhau. Vậy nên chắc chắn mâu thuẫn xung là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bản thân mình cũng từ có những lần xảy ra mâu thuẫn, hiểu nhầm với đồng nghiệp, thậm chí đôi khi còn không hiểu ý sếp nên điều đó cảm trở mình rất nhiều cả về tinh thần lẫn năng suất, hiệu quả công việc.

Là một người từng trải và hiểu rõ về hậu quả của nó nên mình xin phép được chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm cũng như lưu ý để giải quyết xung đột chốn công sở.

Thứ nhất cũng là điều quan trọng nhất, bạn cần phải luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh.

Cái đầu lạnh mà mình nói đến ở đây không phải là thờ ơ, vô trách nhiệm và không quan tâm người khác đâu nhé. Điều mình muốn nói ở đây chính là trong bất kỳ mọi tình huống, bạn phải luôn thật bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng giận của bản thân. Sự tức giận khiến cho chúng ta không thể nào có cái nhìn hay suy nghĩ thông suốt mà có thể dẫn đến những lời nói nặng nề cùng hành động không kiểm soát. Gây gổ, đánh cãi chửi nhau là điều tối kỵ nơi công sở. Và nghiêm trọng hơn, cảm xúc không được kiểm soát thì bạn có thể bị đuổi việc ngay lập tức đó.

Vậy làm thế nào để kiểm soát cảm xúc hay rèn luyện luyện kỹ năng đó, bạn đọc tham khảo

tại đây
nhé!

Thứ hai, sau khi có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, bạn cần duy trì cho mình suy nghĩ tích cực.

Duy trì thái độ tích cực khi có bất đồng xảy ra sẽ khiến bạn có những suy nghĩ thấu đáo, vững vàng và tự tin hơn. Trong bất kỳ trường hợp nào, một cái nhìn tích cực luôn điều hướng mọi chuyện trở lên tốt đẹp hơn. Điều đó giúp cho bạn có được trạng thái tâm lý tốt nhất cùng tư duy logic để ứng phó với xung đột, sự bất đồng quan điểm đang xảy ra.

Thứ ba, hãy nghe nhiều hơn là nói.

Thường thường, trong một cuộc trò chuyện, mọi người thường có xu hướng chia sẻ quan điểm cùng câu chuyện của mình mà quên đi việc lắng nghe những câu chuyện,chia sẻ của người khác. Đó là một giao tiếp vô nghĩa và thực sự không hiệu quả. Đặc biệt hơn hết là khi xảy ra xung đột, ta càng có xu hướng nói nhiều hơn, nói để chứng minh bản thân mình đúng, nói bất chấp quan điểm, suy nghĩ của người khác. Đó gọi là hiếu thắng. Trong một cuộc trò chuyện, không có sự lắng nghe sẽ không có sự thấu hiểu.

Bởi vậy hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác, lắng nghe quan điểm, suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng của họ, đừng vội càng đưa ra kết luận. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tìm ra gốc rễ của mọi vấn đề và tại sao họ lại hành động như vậy.

Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn. Khi đã tìm ra nguyên nhân rồi thì chúng ta mới có thể có những góc nhìn khách quan nhất, phân tích chính xác ai đúng ai sai và từ đó đi đến giải pháp hòa giải hiệu quả.

Và cuối cùng, tùy cơ ứng biến.

Sẽ không có bất cứ một công thức cụ thể nào cho bước này bởi lẽ, với khâu tìm ra phương án giải hòa.

Nếu bạn gặp phải mâu thuẫn với đồng nghiệp vì lý do bất đồng quan điểm trong phân công nhiệm vụ, phụ trách công việc, hãy ngồi lại với nhau, trò chuyện nhẹ nhàng để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Nếu bạn là nhà quản lý, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh tốt vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau.

Và trong trường hợp xấu là xung đột đến từ sự ghen ghét, đố kỵ của đồng nghiệp, điều quan trọng nhất đó chính là bạn cần tập trung làm thật tốt công việc của mình, muốn tố cáo thì cần có bằng chứng, cẩn thận hơn trong mọi lựa chọn và bước đi.

Chúc các bạn ít gặp phải những xung đột nơi làm việc và nếu chẳng may có dính phải thì có cho mình hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất nhé!

https://cdn.noron.vn/2022/05/26/382941708489701-1653578252.jpg