Làm thế nào để "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng?

  1. Kỹ năng mềm

baomoi.com - “Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2017, có khoảng 60% sinh viên Việt Nam làm trái ngành sau khi tốt nghiệp và có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.” 

Vậy các nhà tuyển dụng đã lựa chọn các ứng viên theo những tiêu chí nào? Thông qua sự kiện Hỏi Khó Chuyên Gia cùng anh Trần Vũ Thanh vừa qua, bài viết này sẽ tổng hợp một số câu hỏi chung của rất nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp và những người trẻ mới đi làm hiện nay.

news_stock-art_05-17-16_graduates-tossing-hats-in-silhouette_shutterstock

(Nguồn:

thecitizen.com
)

GPA thấp có khả năng xin việc không?

Đầu tiên, GPA là gì?

“GPA là viết tắt của Grade Point Average được hiểu là điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ. Cụ thể GPA là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập của học sinh hoặc sinh viên. Chỉ số này sẽ được tính bằng cách, cộng các điểm trung bình của các môn học, rồi chia đều ra để lấy điểm số trung bình.” – hoctieganhnhanh.net

Tùy vào hệ thống tính điểm ở mỗi quốc gia mà có nhiều thang GPA khác nhau. Chẳng hạn ở Việt Nam chúng ta sẽ tính GPA trên thang điểm 10, trong khi đó ở Mỹ và một số các quốc gia ở châu Âu, GPA sẽ tính theo thang điểm 4.0.

Table-of-4.0-Scale-GPA-Converter

(Nguồn: www.takeyoursuccess.com)

Vậy GPA có quan trọng khi xin việc?

Câu trả lời là CÓ. Điểm GPA chính là “ấn tượng đầu” của nhà tuyển dụng khi xem xét hồ sợ của bạn. Thực ra không chỉ có nhà tuyển dụng mà hầu như chúng ta đều có xu hướng “đánh giá” rằng một người với GPA 3.9/4.0 hay 9.0/10 chắc hẳn là một người thông minh, có tiềm năng và chúng ta nên cân nhắc người này. Bên cạnh đó, GPA cao còn thể hiện bạn là một người chăm chỉ, có khả năng tự học hỏi và có trách nhiệm với việc học hành của mình. Ở ngưỡng tuổi từ 22-24, Đại Học là một trong những thách thức lớn nhất đối với người trẻ, tốt nghiệp đại học với điểm trung bình cao cũng được coi là một thành công trong cuộc hành trình của bạn.

Tuy nhiên, GPA không phải là tất cả

GPA phản ánh việc bạn có tư duy và có đầu tư trong suốt quá trình học Đại Học, tuy nhiên chỉ dựa vào GPA vẫn chưa đủ khách quan để đánh giá khả năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu bạn có GPA thấp, hãy liệt kê những kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến công việc định dự tuyển vào hồ sơ của mình, đây chắc chắn sẽ là điểm nổi bật rất có giá trị so với những ứng viên khác. Các nhà tuyển dụng không chỉ dừng lại ở GPA mà còn đánh giá các ứng viên thông qua những kĩ năng, kinh nghiệm, cùng các chương trình, hoạt động hội nhóm xã hội mà họ tham gia.

Để có nhiều cơ hội khi ứng tuyển, các ứng viên nên đầu tư CV rõ ràng và bài bản. Ngoài các thông tin cơ bản, các bạn nên trình bày cụ thể thời gian làm việc, tên công ty, chức danh công việc bạn làm cũng như trách nhiệm/ nhiệm vụ cụ thể của bạn là gì, bên cạnh đó cũng nên liệt kê các thành tích, kết quả công việc mà bạn đã đạt được.

tim-viec-trai-nganh

(Nguồn:

Timviec365.vn
)

Nhà tuyển dụng nói gì về những ứng viên apply công việc trái ngành?

Theo anh Trần Vũ Thanh, người có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo ở những tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tùy vào từng nhà tuyển dụng mà cách đánh giá các ứng viên “trái ngành” và “đúng ngành” cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các bạn học trái ngành vẫn có cơ hội được tuyển dụng bình thường miễn là bạn có những yếu tố phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Việc làm trái ngành cũng như việc thể hiện GPA mình đã đề cập ở trên. Nếu bạn không có bằng cấp chính thống về công việc định ứng tuyển, hãy trình bày cho nhà tuyển dụng biết về những dự án, kinh nghiệm mà bạn đã thực hiện. Bên cạnh đó, hãy chủ động học hỏi, chuẩn bị kĩ càng và dành thời gian tìm hiểu về công việc/công ty định ứng tuyển. Những yếu tố này mang giá trị “thực tế” và được đánh giá cao hơn nhiều so với bằng cấp lý thuyết mà bạn học được. “Học” và “làm” thật sự rất khác nhau, đôi khi không cần biết bạn học ở đâu, điều quan trọng là bạn đã và sẽ làm được những gì.

Nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào về các ứng viên “thích nhảy việc”?

Trong những năm đầu sự nghiệp, một số người trẻ năng động ưa khám phá và thử thách bản thân có xu hướng tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội việc làm thú vị, họ liên tục chuyển công ty và ứng tuyển ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Một số người có thể bị “sốc văn hóa” khi lần đầu bước vào môi trường công sở, việc không hòa nhập được khiến họ nghĩ đến một nơi làm việc khác phù hợp hơn. Hoặc đơn giản những người trẻ này vẫn đang tìm kiếm một công việc thích hợp có thể mang lại mức lương mong muốn và có nhiều cơ hội thăng tiến. Do đó, nhảy việc là một điều không thể tránh khỏi đối với sinh viên mới ra trường và những người mới đi làm. Vậy các nhà tuyển dụng có “dè chừng” khi tuyển dụng những đôi tượng này không?

Cũng theo anh Thanh, dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng lâu năm, “nhảy việc” sẽ được đánh giá cao nếu ứng viên có sự thăng tiến trong công việc. Thăng tiến ở đây không hẳn là chức danh mà chỉ cần tính chất công việc có độ phức tạp hay yêu cao trách nhiệm cao hơn. Bên cạnh đó, một người “thích nhảy việc” và đã đạt được các thành tựu lớn cũng thể hiện ứng viên là người không ngại khó và sẵn sàng cho những thử thách công việc mới.

hongdao-183619023652-con-thanh-xuan-con-tre-nen-thu-nhay-viec

(Nguồn: Mạng Thư Viện)

“Nhảy việc” chưa hẳn là xấu. Nhảy việc hay không, không phải chỉ do ứng viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường làm việc nói chung. Một nhà tuyển dụng khách quan và chuyên nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát và suy nghĩ cặn kẽ trước khi quyết định chọn lựa một ứng viên. Một người hay “nhảy việc” và làm được nhiều việc so với một người làm lâu năm nhưng không có sự tiến bộ và thăng tiến trong công việc thì nhóm nào sẽ được đánh giá cao hơn?

Cuối cùng, làm thế nào để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng?

Ngoài CV đẹp và các bằng cấp được công nhận, một người xin việc thông minh sẽ dành nhiều thời gian nhiều để tìm hiểu công việc và công ty định ứng tuyển. Theo anh Thanh, một ứng viên sẽ “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng khi đáp ứng được những yếu tố sau:

  + Chủ động học hỏi, tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành công việc mình quan tâm;

  + Chủ động kết nối với các anh, chị đang làm công việc mình muốn ứng tuyển để có thể hiểu sâu hơn về công việc;

  + Tìm hiểu kỹ về công ty, mô tả công việc và các yêu cầu cần thiết của vị trí đó;

  + Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự phù hợp với vị trí này.

Nếu bạn thực hiện được tất cả các bước này, tỉ lệ nhận được việc sẽ rất cao.

Dailyinfo

(Nguồn:

Dailyinfo
)

Tóm lại, để có được một công việc như ý, cá nhân mình nghĩ các bạn sinh viên cần phải chủ động học hỏi và trau dồi các kĩ năng nhiều hơn. Nếu còn đang đi học, hãy chăm chỉ và cố gắng đạt được điểm số tốt. Bên cạnh đó, các bạn nên tìm kiếm nhiều cơ hội thực tập, làm việc thực tế và trải nghiệm thật nhiều trước khi thật sự bước vào một môi trường chuyên nghiệp.

Từ khóa: 

sinh viên

,

tuyển dụng

,

nhảy việc

,

việc làm

,

kỹ năng mềm

Đúng lúc cần :)) tks bạn nhiều nha
Trả lời
Đúng lúc cần :)) tks bạn nhiều nha