Làm thế nào để đưa ra quyết định tốt hơn?
tâm lý học
,tip & trick
,tư duy
Mình nghĩ rằng trước khi đưa ra một quyết định nào đó thì bạn phải có một lượng kiến thức nhất định về vấn đề đó, đưa ra các trường hợp phòng bị rủi ro và các hướng giải quyết trước khi quyết định
Thứ 2: Đừng để bản thân bị chi phối bởi quyết định của người khác. Tất nhiên nếu người khác góp ý mà bạn thấy hợp lý thì vẫn có thể học hỏi
Cuối cùng: Hãy kiên quyết với quyết định của mình. Một khi bạn đã đưa ra quyết định, hãy gắn với nó. Tất nhiên bạn phải chắc chắn rằng đó là quyết định tối ưu nhất và dù có gặp trường hợp rủi ro bạn vẫn có thể ứng phó được
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Hiền
Mình nghĩ rằng trước khi đưa ra một quyết định nào đó thì bạn phải có một lượng kiến thức nhất định về vấn đề đó, đưa ra các trường hợp phòng bị rủi ro và các hướng giải quyết trước khi quyết định
Thứ 2: Đừng để bản thân bị chi phối bởi quyết định của người khác. Tất nhiên nếu người khác góp ý mà bạn thấy hợp lý thì vẫn có thể học hỏi
Cuối cùng: Hãy kiên quyết với quyết định của mình. Một khi bạn đã đưa ra quyết định, hãy gắn với nó. Tất nhiên bạn phải chắc chắn rằng đó là quyết định tối ưu nhất và dù có gặp trường hợp rủi ro bạn vẫn có thể ứng phó được
Huyen Thu Nguyen
2. Hình thành nên những chuẩn mực để loại trừ các sự lựa chọn: Sẽ có rất nhiều sự lựa chọn làm bạn hoang mang không biết nên chọn cái nào là tốt nhất. Hít thở thật sâu, suy nghĩ thật cẩn thận rằng điều gì sẽ phù hợp với bạn nhất, bạn cũng có thể tạo nên cho mình những tiêu chuẩn lý tưởng nhất để so sánh các sự lựa chọn và chọn ra được cái “tốt nhất trong những cái nhất”
3. Đừng bị lung lay: Đây có lẽ là điều quan trọng nhất khi bạn đưa ra bất kì quyết định nào dù là nhỏ nhặt như coi phim gì hay quyết định lớn như có nên nghỉ việc hay không. Bạn nên lắng nghe lời khuyên của bạn bè/gia đình/cấp trên nhưng đừng để họ thuyết phục bạn nên làm cái này thay vì làm cái kia.
4. Không việc gì phải vội vàng: Mọi người thường đưa ra những quyết định tồi khi họ không có tâm trạng hoặc đang bị stress. Khi đối mặt với những quyết định phức tạp, hãy thu thập những thông tin cần thiết sau đó làm bất cứ điều gì khiến đầu óc thoải mái như đi dạo, thiền, ngủ một giấc hoặc uống một cốc bia. Làm vậy là để cho tâm trí của bạn làm những việc vô thức thoải mái và sau đó bạn sẽ có được một quyết định đúng đắn (hay ít nhất là quyết định tương đối hoàn hảo)
5. Làm một vài phân tích: Đây là lúc mà bạn nên áp dụng những kinh nghiệm nếu có trước đây. Xem xét xem ưu và nhược điểm của vấn đề là gì. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm, hãy tìm đến những chuyên gia gần bạn nhất như nếu muốn tìm xem nơi nào để đi khi đi du lịch, hãy tìm đến bạn bè; hỏi cấp trên có nên nhận dự án mới hay không; hay hỏi bố mẹ xem đã nên kết hôn chưa. Nhưng đôi khi, nếu phần nào quản lý được rủi ro, hãy làm theo những gì mà con tim mách bảo.
Nguyễn Hoài Giang