Làm thế nào để định hình các liên kết trong đầu một cách cuốn hút và viết nhanh hơn? (P.1)
Trả lời: Asher Nitin. Nhà vật lý học | Họa sĩ | Vận động viên | Người chơi violon | Người nghiên cứu đạo Thiên chúa.
Đây là bạn.
Còn đây là não của bạn hiện tại. Giả sử rằng bạn đang biết 2 sự việc khác nhau, và bạn chỉ có thể vẽ một đường nối liền 2 việc đó.
Bạn muốn vẽ nhiều đường nối khác nhưng nếu bạn chỉ biết có mỗi 2 thứ đó. Bạn đã kết nối chúng một cách hiển nhiên nhất có thể thế bạn có muốn tìm cách khác để kết nối chúng chứ ?
Thế thì hãy thử tiếp cận các sự việc giống nhau này bằng những góc nhìn khác nhau xem. Một đường thẳng chỉ là một phương pháp mang tính khoa học. Vì vậy, hãy học về nghệ thuật và lý tưởng nhất là học chơi nhạc cổ điển bằng một nhạc cụ, violin chẳng hạn.
Tại sao lại là violin? Vì nó khó chơi hơn nhiều so với trống bongo. Tại sao lại là nhạc cổ điển? Vì nhạc cổ điển có thể thể hiện toàn bộ các cung bậc cảm xúc trong nốt nhạc.
Nhạc Pop, Rock, Rap, Country hay Heavy Metal chỉ có thể diễn đạt một giới hạn các cung cảm xúc. Dubstep thậm chí còn không biểu lộ chút cảm xúc nào. (Dubstep được phát minh cho lũ thiếu-não thôi) Nhạc Mix, Remix là một biến thể khác của Dubstep. Hãy đừng mix nhạc. Mà học cách tạo ra âm nhạc.
Một khi bạn đã học được cách cảm thụ như một nghệ sĩ, bạn có thể kết nối 2 sự việc trên theo một con đường khác không phải là đường thẳng. Bạn có thể nghĩ theo một cách, và cảm nhận theo một cách khác.
Nhưng còn có rất nhiều cách khác để kết nối giữa 2 thứ. Và để có nhiều kết nối hơn, đầu óc bạn cần nhiều thứ khác hơn.
Vậy nên hãy cố gắng lấp đầy đầu óc của bạn đi.
Khoan đã! Tôi thời gian và công sức của tôi có hạn nhé, tôi còn phải đi làm và nuôi gia đình cơ.
Thế thì chọn lọc những thứ để đưa vào não của bạn ấy. Chọn ra những thứ khiến não bạn phát triển. Và tránh xa những thứ làm bạn teo não.
Hãy chọn những thứ kích thích não và giúp nó phát triển. Làm cách nào để một thứ có thể kích thích não bạn? Bằng cách khiến nó hoạt động theo những nhiệm vụ đưa ra.
Các cuốn sách có thể làm điều đó. Khi bạn đọc một quyển sách, tất cả những gì bạn thu nhận chỉ có thông tin. Bộ não của bạn phải biến đống thông tin đó thành các hình ảnh, âm thanh, nhiệt độ, cấu trúc v.v… Sau đó não bạn sẽ phải tổng hợp lại chúng để tạo ra suy nghĩ và xúc cảm. Nhiều việc lắm đấy nhé!
TV không thể làm vậy. Khi bạn xem một hình ảnh chuyển động, các hình ảnh, âm thanh, cấu trúc đã được cung cấp sẵn. Nhạc nền trên background sẽ điều khiển cảm xúc của bạn (chúng sẽ cho bạn biết bạn nên cảm thấy như thế nào, và vào thời điểm nào).
Vì thế, xem TV ít thôi và đọc nhiều sách vào. (TV bao gồm các thiết bị thu thanh. Sách bao gồm những bản viết bằng chữ)
Mà nè, có cả tấn thứ được viết ngoài kia kìa. Liệu tôi nên đọc tất cả??
Thế bạn có viên đá thời gian và sự kiên nhẫn vô tận không?
Tất nhiên là không!
Thế thì đọc cái gì giữ bạn sống ấy. Đọc những thứ mà có khả năng cao là sẽ giúp bạn; những thứ đáng tin cậy. Bạn sẽ cần một thứ gọi là bộ-lọc-tin-cậy; một bộ lọc giúp bạn tránh xa những văn bản nhảm nhí bên ngoài.
Hãy dùng Hiệu ứng Lindy (Lindy Effect) như một bộ lọc. Hiệu ứng Lindy là một quan sát sự tương phản giữa các ý tưởng, công nghệ và con người,sự vật.
Với con người và sự vật, độ kỳ vọng là tỷ lệ nghịch với thời gian tồn tại. Nếu bạn là một đứa trẻ 10 tuổi, bạn có thể kỳ vọng rằng mình sẽ sống thêm 70 năm nữa. Nếu bạn là một ông già 90 tuổi, có thể kỳ vọng của bạn chỉ là sống thêm 1 năm nữa mà thôi. Điều này cũng đúng cho chiếc xe của bạn hay điện thoại của bạn. Bạn/sự vật càng tồn tại lâu, càng ít mong muốn tồn tại lâu hơn nữa.
Nhưng đối với các ý tưởng và công nghệ, độ kỳ vọng tỷ lệ thuận với thời gian tồn tại. Cái gì càng được sử dụng lâu, thì càng được tiếp tục sử dụng trong thời gian dài nữa. Đĩa mềm (floppy disk) và CD được phát minh cách đây 2 thập kỷ, và sắp ‘tuyệt chủng’. Nhưng những cái bàn và cái thìa đã được phát minh cách đây hơn 2000 năm và bạn vẫn có thể chắc chắn rằng chúng sẽ còn được dùng trong ít nhất 2000 năm nữa.
Thế nên: liệu có thông minh khi lưu trữ sách và tài liệu trong Kindle, thay vì dạng sách và giấy tờ không?
Nhân tiện khi đang nói về vấn đề sách và tài liệu: sách giống như các ý tưởng vậy. Những quyển sách được 1 thể hệ ưa thích được gọi là bestseller. Nhưng những quyển mà được khám phá trong 1 thế hệ, để rồi lại được tiếp tục được các thế hệ sau khám phá mà ưa thích tiếp thì được gọi là kinh điển (classic). Vậy bạn nghĩ mình nên đọc sách kinh điển hay bestseller?
Bạn nên đọc 50 Sắc thái (Fifty Shades of Grey) hay The Iliad ? Người ta bàn luận về 50 sắc thái trong năm ngoái. Bây giờ thì không. Người ta bàn luận về Iliad đâu đó khoảng năm 800 trước công nguyên và vẫn còn tiếp tục bàn luận về nó đến tận bây giờ.
Nếu Iliad đã tồn tại khoảng 3000 năm và vẫn tiếp tục tồn tại, có bao nhiêu khả năng là nó vẫn tiếp tục tồn tại trong 3000 năm tới?
Thế bạn nên đọc của E. L. James hay Homer?
Và vì chúng ta đang nói về Homer, hãy bàn về tầm quan trọng của lịch sử. Nhưng trước khi tôi giải thích cho bạn tại sao bạn nên coi trọng lịch sử, hãy nhìn nhé: đây là một đầu óc có tổ chức.
Để sắp xếp bộ não thế này, bạn cần có một hệ thống phân loại có ý nghĩa. Trên thực tế, trong khoa học thần kinh, chúng ta định nghĩa trí thông minh qua khả năng tạo ra các phân loại có nghĩa. Tại sao? Bởi vì tạo ra các liên kết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều một khi bạn có một nơi chốn phù hợp cho mọi thứ. Với nơi chốn như vậy, khi tiếp nhận thông tin mới, bạn sẽ biết phải đặt nó vào chỗ nào. Và vài thông tin mới có thể sẽ phải đi vào đây:
Làm thế nào để bạn biết cái gì sẽ phải vào thùng rác? Xây một cái bộ lọc chết dẫm chứ sao.
Sử dụng kiến thức khoa học căn bản làm bộ-lọc-rác cho mọi thứ có-vẻ khoa học. Nếu cái gì đó được coi là có khoa học, nhưng lại trái ngược với các định luật căn bản của vật lý, hóa học và sinh học, thì nó phải đi vào thùng rác.
Sử dụng lịch sử như một bộ-lọc-rác cho tin tức. Lịch sử chính là những thông tin đã qua chọn lọc. Tất cả những gì mọi người xưa bàn tán, thảo luận từ xưa nhưng không quan trọng nên đã bị lãng quên. Còn những thứ quan trọng sẽ trở thành lịch sử. Vì vậy đọc tin tức mà không có kiến thức về lịch sử thì sẽ như vầy:
Hầu hết các nhà báo hiện nay không làm báo. Những tin giật gân thì không phải làm tin tức. Người làm tin tốt làm một cách trực quan, và không chèn thêm những thứ như kiểu “Tin nóng!”, hay “Bạn sẽ không tin được điều này đâu ….”. Làm thế giống như một đầu bếp giỏi phải giới thiệu món ăn của anh ta bằng cách nói “Món này cực kỳ ngon bởi nó làm ra từ …”.
Bạn biết cái gì mới phải làm thế không? Đồ ăn nhanh (Fast food). Và cũng giống như cơ thể chỉ ăn toàn thức ăn nhanh, một bộ não chứa toàn tin giật gân sẽ trở thành một cái thùng rách cỡ bự.
Và theo tự nhiên, thì những người với bộ não như thế sẽ dành hầu hết thời gian của họ như vầy.
C S Lewis từng nói, một người đã từng sống ở nhiều nơi khác nhau sẽ khó bị ảnh hưởng bởi những lỗi trong làng của người đó; và những nghiên cứu sinh về lịch sử, những người đã trải qua nhiều thời đại khác nhau sẽ không thể bị che mắt bởi những thứ vô lý tạo ra từ những phương tiện truyền thông của thời đại.
Nếu bạn dùng lịch sử như một bộ-lọc-rác để phân tích tin tức, não bạn sẽ hoạt động như sau.
Và những người có bộ não như thế sẽ trải qua hầu hết thời gian như hình dưới.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến 2 thứ: triết học và tôn giáo. Một trong những trải nghiệm bực bội nhất của tôi là với những người mang danh “kiếm tìm sự thật”.
Những “người tìm kiếm” đó thường phạm phải sai lầm khi trải nghiệm với những hệ thống niềm tin được tạo ra ngày hôm qua, thay vì các hệ thống niềm tin vẫn tiếp tục tồn tại qua hàng ngàn năm. Thực tế, theo kinh nghiệm của tôikhi người ta sử dụng từ “kiếm tìm sự thật” càng nhiều thì càng có khả năng chọn lựa các thể loại cúng bái mới lạ hơn là những hệ thống đã được thử nghiệm qua thời gian. Tôi luôn cho rằng mục đích sống của họ thực ra không phải tìm ra sự thật, mà là được nhìn như một người đang “kiếm tìm sự thật”.
Ngoài lề: tìm sự thật trong cuộc sống giống như chiến thuật tâm lý trong một trận chiến. Những người ồn ào nhất chỉ là những kẻ bi kịch hóa hoặc nghèo nàn tư cách thôi. Những người bị thương tổn nhất lại thường rất im lặng.
Logic mà nói thì sẽ có lý hơn khi tin vào những hệ thống niềm tin đang tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng qua hàng nghìn năm, qua các thời đại khác nhau, các châu lục, và những tầng lớp xã hội khác nhau. Bất cứ thứ gì có thể làm được điều đó đều phải có một phần giá trị lõi cực kỳ mạnh mẽ.
Một ý tưởng càng tồn tại lâu, thì càng mạnh mẽ.
Nếu là một người vô thần, bạn nên đọc Richard Dawkins hay Friedrich Nietzsche? Ai đã tồn tại lâu hơn? Nếu là một người hữu thần, bạn nên nghiên cứu về Osho (Diễn thuyết gia người Ấn) hay Thiên Chúa? Ai tồn tại lâu hơn? Nếu bạn là người có hứng thú về Jesus Christ, bạn nên đọc tiểu thuyết Mật mã Da Vinci hay Kinh thánh? Quyển nào tồn tại lâu hơn?
Nhân tiện khi đang nói về Kinh thánh, tôi nên chỉ ra một đoạn mà thánh Paul đã nói về Bộ-lọc-rác:
Finally, brethren, whatsoever things are true, whatsoever things are honest, whatsoever things are just, whatsoever things are pure, whatsoever things are lovely, whatsoever things are of good report; if there be any virtue, and if there be any praise, think on these things. Philippians 4:8 (King James Bible)
Hãy nhớ điều đó. Vì khi bạn chọn sẽ sống vì tương lai thay vì những trào lưu hiện tại, đôi khi bạn sẽ cảm thấy cô đơn bởi vì những lựa chọn của mình.
Cô đơn không hẳn là xấu. Sự cô độc không phải là trạng thái cô đơn. Mà đó là khi bị vây quanh bởi những người không cùng suy nghĩ. Bạn sẽ bớt cô đơn hơn nhiều khi bạn đang cầm những cuốn sách sống lâu hơn bạn. Và bạn sẽ càng cô đơn hơn khi ở giữa đám đông bạn không biết.
Nếu bạn thực hành điều này đủ lâu, bạn sẽ học được một điều quan trọng về con người. Nói nhỏ thôi nhé, vì hầu hết mọi người sẽ coi đây là một sự xúc phạm đáng kể: hầu hết những gì người khác biết đều không đáng để biết.
Quan trọng hơn nè: giờ bạn biết cái bạn cần biết rồi đó.
Giờ thì bạn đã biết nhiều thứ hơn rồi. Những thứ sẽ tồn tại trong một thời gian rất rất dài. Những thứ đáng biết.
Hãy bắt đầu kết nối chúng.
Theo mọi cách có thể.
Bạn vẫn còn nghĩ theo những liên kết thẳng. Giờ hãy cảm nhận kết nối gián tiếp xem.
Này! Ý bạn là “nghĩ như một nhà khoa học” và “cảm thụ như một nghệ sĩ”. Bạn làm như dễ lắm ấy. Tôi đã thử rồi nhé. Nó không dễ đâu.
Tất nhiên là không rồi. Nó là một kỹ năng. Như chơi game vậy. Phải luyện tập mới giỏi lên được.
Thế còn về năng khiếu/tài năng?
Năng khiếu/tài năng là một thứ không tồn tại. Nó là một từ tạo ra từ những người không chịu làm việc chăm chỉ, để cảm thấy dễ chịu hơn về thất bại của họ. Những người thực sự thành công rất khó chịu khi nghe thấy từ đó. Những nhà khoa học kiệt xuất và những nghệ sĩ lớn biết rằng sau tất cả, đó là thành quả của sự làm việc chăm chỉ của họ. Nghĩ là một kỹ năng. Cảm thụ là một kỹ năng. Hãy nói cho tôi biết, làm thế nào để bạn có một kỹ năng giỏi?
Um…
Bằng cách bắt đầu học cách chấp nhận là mình tệ với kỹ năng đó.
Nhưng tôi đã tệ với nó sẵn rồi. Đấy là lý do tôi hỏi.
Vậy thì đầu tiên hãy trở nên thoải mái với việc bạn làm dở, trước mặt những người giỏi. Hãy trở nên thoải mái hơn với sự không thoải mái đó. Và bắt đầu học từ họ.
Nhưng nếu họ không chịu dạy tôi thì sao?
Thế nếu bạn đang không để họ dạy bạn thì sao? Nếu bạn cố gắng để họ thoải mái hơn với bạn…
…thay vì học cách trở nên thoái mái hơn với sự không thoải mái khi bên cạnh người khác? Tại sao bạn không thử ngừng gây ấn tượng với người khác, và bắt đầu để họ gây ấn tượng cho bạn?
Nhưng vốn dĩ họ đã gây ấn tượng với tôi rồi mà.
Không hề. Bạn chưa nhìn thấy những phần tốt nhất của họ đâu. Nếu bạn muốn một ngày nào đó trong tương lai có thể nói những thứ ý nghĩa, thì ngậm mồm lại…
…và đừng có nói nữa.
Phi hành gia Chris Hadfield đã có lần nói rằng: Khi bạn vào một môi trường mới, hầu như bạn sẽ được nhìn như một trong ba loại sau:
Một dấu trừ: người tích cực gây thiệt hại, người luôn tạo ra vấn đề, hoặc
Một số 0: ảnh hưởng của bạn là không có, không phá vỡ sự cân bằng vốn có; hoặc
Một dấu cộng: một người tích cực tạo thêm giá trị nhưng khi tuyên bố rằng bạn là dấu cộng thì đồng nghĩa với việc chính bạn đang tự khẳng định mình là dấu trừ đó.
Vì thế, khi vào một môi trường mới, cố gắng trở thành một số 0.
Điều này không dễ đâu. Tìm mọi cách bạn có thể làm rối tung mọi thứ lên. Và đừng làm gì cả. Đừng ngáng đường ai, mà hãy sẵn sàng để giúp đỡ và cố gắng học hỏi. Đứng ở góc, nhưng giữ giao tiếp bằng mắt với mọi người.
Lắng nghe một cách thầm lặng. Đồng ý một cách thầm lặng (không gì khác ngoài gật đầu và cười) chứ đừng ồn ào (và phá vỡ dòng suy nghĩ của họ với sự đánh giá của bạn)
Mọi câu nói của bạn đều vô dụng. Họ biết là họ đúng. Họ không cần sự xác nhận của bạn.
Thay vì nói, hãy hỏi những câu hỏi thông minh. Đừng bao giờ hỏi người khác giải thích những thứ bạn có thể tự tìm một cách dễ dàng! Đó là sự lười biếng và ích kỷ. Nếu họ sử dụng thuật ngữ gì đó bạn không hiểu, hãy viết nó xuống. Hỏi họ cách đánh vần nó và viết nó trước mặt họ. Họ sẽ thích thú khi bạn làm thế. Bạn đang chứng tỏ với họ rằng bạn đang tích cực học hỏi bằng một thái độ khiêm tốn, độc lập.
Bạn có thể học từ những người giỏi nhất mà không cần sự công nhận. Bạn có thể học mà không cần họ phải dạy. Bạn có thể học bằng cách tập trung chú ý một cách yên lặng.
Những kỹ năng đáng học hỏi nhất lại được học bằng phương pháp chẳng ai nghĩ đến: bắt chước các bậc thầy. Tôi làm theo cách đó để trở thành một nghệ sĩ. Bạn muốn nghĩ như Michelangelo? Đừng cố nghĩ như ông ấy. Hãy làm việc như ông ấy. Bắt chước các tác phẩm của ông. Một cách tỉ mỉ và chi tiết. Trong quá trình đó, bạn sẽ tự động học được cách nghĩ như ông ấy.
Tôi đã từng nói trước đây: thứ mạnh mẽ nhất trên Trái đất này không phải sự thông minh, hay “năng khiếu”, mà là một kỷ luật lâu dài với một định hướng rõ ràng. Nếu bạn dành thời gian, từng ngày, từng ngày, kiên nhẫn phân tích mọi thứ ra để hiểu, rồi lắp ghép chúng lại với nhau, một ngày nào đó bạn sẽ sở hữu chúng. Và bạn sẽ cực kỳ giỏi ở lĩnh vực đó.
Mọi thứ sẽ trơn tru thôi. (Còn nhớ trước đó nó nhìn như thế nào không?)
Bạn bắt đầu tạo ra những kết nối bạn từng bỏ qua trước đó.
Những kết nối mà trước đó bạn còn không thể tưởng tượng ra nổi.
Và bạn sẽ khiến chúng trơn tru hơn. Và bắt đầu thấy những quy luật.
Còn rất nhiều bí ẩn ngoài kia về trí thông minh.
Bí ẩn về trí nhớ của những kỳ thủ cờ vua chẳng hạn. Sự thật là các kỳ thủ cờ vua có trí nhớ đáng kinh ngạc trong các vị trí cờ. Thế thôi. Khả năng đó không áp dụng với lĩnh vực khác ngoài cờ vua.
Bí ẩn về Sudoku và game trí tuệ như Lumosity. Sự thật là chơi Sudoku nhiều sẽ khiến bạn cực kỳ giỏi về Sudoku. Với Lumosity cũng vậy. Chơi những game đó sẽ chỉ khiến bạn giỏi hơn đối với game đó.
Thế giới thực kỳ lạ hơn bạn có thể tưởng tượng. Đừng có ngạc nhiên. Trí tưởng tượng là sản phẩm của khả năng của bạn, và kinh nghiệm sống. 2 điều đó chỉ là một phần cực kỳ nhỏ của thế giới thực. Thế giới thực luôn luôn kỳ lạ hơn trí tưởng tượng của bạn; vì nó lớn hơn những gì bạn có thể tưởng tượng ra.
Sự thật kỳ lạ hơn là một bí ẩn. Đây là một sự thật: có một vài thứ bạn có thể làm để tăng khả năng tạo liên kết.
Tập thể dục. Các bài tập thể dục tăng cường khả năng suy nghĩ. Chạy bộ. Bơi. Nhảy. Chúng tôi tin những bài tập này là 1 quá trình tiến hóa cơ bản khi con người chạy khỏi loài thú ăn thịt hoặc chạy đuổi theo con mồi. Đó là khi chúng ta cần đến tất cả các trí tuệ trong ta. Vì thế những ai thực hiện chúng mỗi ngày sẽ tiến hóa não bộ để hoạt động tốt hơn dưới môi trường áp lực cao, rủi ro cao.
Và bắt đầu thực hiện những thao tác cơ bản hằng ngày với tay không thuận. Nếu bạn thuận tay phải, hãy bắt đầu đánh răng với tay trái. Nó sẽ khiến não bạn phải xử lý theo một cách mới và thách thức hơn.
Một cách dễ dàng hơn, bạn có thể học một ngôn ngữ mới. Nó không giúp bạn nhiều như 2 cách trên.
Những hành động trên sẽ khiến bạn thông minh hơn.
---
(còn tiếp)
Đây là một bài viết mình khá thích nên muốn dịch, và chúc mừng vì bạn đã hơn nửa thông minh khi đọc tận câu cuối này. Nguồn bài viết theo link cho bạn nào muốn đọc bản gốc nhé! - Sẽ có phần 2, chừng nào có chưa biết
Nguồn: