Làm thế nào để dạy trẻ yêu thương anh chị em của mình?

  1. Giáo dục

Xây dựng mối quan hệ anh chị em tốt đẹp giữa các bé là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn bởi công việc này đòi hỏi sự ứng xử khéo léo của các bậc cha mẹ.

Từ khóa: 

giáo dục

Yêu thương thì cần phải dạy sao ?
Mình nghĩ để trẻ yêu thương bạn thì bạn cần vui chơi thương với nó không tạo nhiều áp lực hay chê bai nó này nó .
Trả lời
Yêu thương thì cần phải dạy sao ?
Mình nghĩ để trẻ yêu thương bạn thì bạn cần vui chơi thương với nó không tạo nhiều áp lực hay chê bai nó này nó .

Nhiệm vụ rất khó khăn luôn nhất là bé lớn luôn có xu hướng tị nạnh với bé nhỏ hơn.

Quan trọng nhất cha mẹ phải công bằng, có luật rõ ràng, cái gì được làm cái gì không để con cái không có ngoại lệ.

Thứ hai là không so sánh, ok con sai, con kém, không có so sánh so với anh con thì thế này, so với chị con em con thì thế kia, không ai phải học ai cả, chỉ trao đổi về đúng vấn đề của con thôi.

Thứ ba là cha mẹ dành thời gian cho các con như nhau, không thiên lệch bên nào, ai cũng cần cha mẹ chăm như nhau, yêu như nhau.

Thứ tư là dù cho con có sai tới đâu, hãy cứ bao dung, hãy cứ đối xử với con bằng tình yêu, đừng để con có cảm giác con là người thừa trong gia đình.

Cha mẹ cứ làm gương, con cái tự giác theo.

Đúng là anh chị em trong nhà không phải bao giờ cũng hợp tính và biết cách yêu thương lẫn nhau. Vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách yêu thương anh chị em cũng như người thân trong gia đình. Hãy khuyến khích trẻ dành thời gian để thường xuyên chơi cùng anh chị em của mình. Bạn có thể đưa các bé đi ăn, xem phim, đi chơi công viên hoặc khuyến khích trẻ đọc sách cùng nhau… để các bé có thời gian nói chuyện và hiểu nhau nhiều hơn.

Hằng ngày, bố mẹ có thể rất bận rộn với công việc, vì vậy việc giúp đỡ anh chị em sẽ được “phó thác” cho trẻ. Hãy dạy trẻ cách giúp đỡ anh chị của em mình để giúp các bé gần gũi nhau hơn. Bên cạnh đó, hiểu anh chị em của mình là cách đơn giản nhất để tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa các bé. Hãy yêu cầu các bé thường xuyên chia sẻ những việc hằng ngày cho nhau, có thể là chuyện buồn hoặc chuyện vui. Ngoài ra, bạn nên dạy trẻ phải kiên nhẫn lắng nghe và không phán xét. Sau khi lắng nghe, khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến ​​hoặc quan điểm của mình mà không đổ lỗi hoặc buộc tội.

Hãy khuyên trẻ quên đi những mâu thuẫn, xung đột bởi điều này không chỉ khiến mối quan hệ anh chị em bị xấu đi mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu bạn muốn mối quan hệ anh chị em giữa các bé được củng cố, bạn phải khuyến khích trẻ gạt bỏ những mâu thuẫn.

Và đặc biệt để dạy trẻ được những điều đó, bố mẹ phải làm gương cho trẻ bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với anh chị em của chính mình. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ này và là cách tốt nhất để khuyến khích trẻ làm điều tương tự với anh chị em của mình. Bạn có thể làm điều này rất đơn giản: gọi điện thoại, đi ra ngoài ăn trưa, xem phim, mua sắm với anh chị em của bạn và cố gắng hỗ trợ họ những lúc gặp khó khăn. Trong trường hợp bạn đã mất liên lạc với anh chị em của mình, hãy tìm cách liên lạc lại và trò chuyện với họ. Điều này sẽ giúp cho trẻ hiểu cách phục hồi lại mối quan hệ khi đã tan vỡ.

Chào bạn, mình nghĩ cần kiên nhẫn và dịu dàng với trẻ. Vì chúng ta không thể dạy người khác yêu thương bằng sự nghiêm khắc hay kỷ luật được.

Lưu ý hàng đầu vẫn là kiên nhẫn. Trẻ cần thời gian để hiểu thế nào là yêu thương, yêu thương có tác dụng gì và từ từ ngấm những điều bản thân trẻ học được cho đến khi những phẩm chất này trở thành một phần tính cách.

Song đừng quên yêu thương khác với nuông chiều quá mức, bạn nhé.

Chúc bạn yêu thương để nuôi dạy những đứa trẻ biết yêu thương.