Làm thế nào để dạy trẻ tư duy phản biện?
giáo dục
Mình thấy có 1 cách rất hay và gần gũi, ngoài rèn luyện tư duy phản biện còn giúp trẻ sáng tạo hơn, và có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề, đó là thông qua truyện cổ tích. Bố mẹ sẽ đặt câu hỏi, đưa ra các giả định, thậm chí thách thức cả những gì đã được kể trong truyện để cho trẻ tưởng tượng, suy nghĩ, tìm cách giải quyết. Ví dụ như: Con có nghĩ việc hoàng tử hôn công chúa mà chưa được công chúa đồng ý thì có đúng lắm không?,... Mình xin được trích lại 1 bài post trên facebook của cô Lưu Minh Hường mà mình đã lưu lại về cuộc hội thoại giữa cô và con trai về câu chuyện cây tre trăm đốt:
"Dạy trẻ tư duy và giải quyết vấn đề qua các câu chuyện nhỏ. Mời mọi người tham khảo câu chuyện giữa mẹ và Vic 5 tuổi
Quãng đường đi học từ trường về nhà quá dài mà mẹ và cu Vic đều không có thời gian nhiều. Những điều mình trao đổi trên đường đều là các bài học đối với con. Hôm nay con bảo mẹ kể chuyện cho con. Mẹ kể chuyện "Cây tre trăm đốt". Hết câu chuyện là đoạn anh Khoai được lấy cô con gái của Phú Ông và sống hạnh phúc. Con thốt lên "nhưng mà không có tiền". Ừ nhỉ, bọn trẻ hiện thực hơn người lớn. Đúng là chưa thể hạnh phúc trọn vẹn được khi gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai.
Mẹ hỏi con:
- Thế thì anh Khoai cần làm như thế nào để có tiền?
- Con biết rồi phải nhờ Bụt giúp! (Bây giờ quả thực phải xem xét lại việc giải quyết vấn đề bằng yếu tố thần tiên của các câu chuyện cổ tích!)
- Ý kiến hay nhưng bây giờ con thử nghĩ xem nếu ai cũng chẳng cần làm gì và thích có tiền thì nhờ Bụt giúp như thế có công bằng không?
- Không ạ. Anh Khoai phải bán cây tre trăm đốt đi
- Nhưng như thế thì chỉ được một khoản tiền rồi tiêu cũng hết
- Thế thì anh ấy phải đi vào rừng chặt tiếp tre rồi làm ra đồ đạc mà mang bán.
- À ý của con là anh ấy làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán phải không? Nhưng chặt hết tre thì là phá rừng à?
- Anh ấy vừa chặt vừa gieo hạt lại. (Con chưa biết tre mọc lên như thế nào)
- Nhưng trồng một cây lâu hơn nhiều chặt một lúc hết nhiều cây.
- Thế thì anh ấy có thể đi xây khách sạn kiếm tiền.
- Ý con là anh ấy làm thợ xây hả? Không biết anh ấy có biết xây không vì anh ấy chỉ quen làm ruộng.
- Anh ấy có thể học các chú thợ xây. Hoặc là anh ấy làm lao công để kiếm tiền.
- Nhưng như thế theo con có kiếm được nhiều tiền không?
- Không ạ.
- Thế theo con làm thế nào để anh ấy có thể kiếm được nhiều tiền.
- Sao Phú Ông lại kiếm được nhiều tiền thế nhỉ? Anh ấy có thể trả tiền học phí cho Phú Ông rồi học của ông ấy.
Chưa hết 10 giải pháp nhưng mẹ chấp nhận giải pháp này của con luôn! Hy vọng con sẽ luôn giữ được sự tưởng tượng phong phú và sắc bén như vậy."
Bài viết gốc tại:
Mong sẽ có ích cho bạn!
Nội dung liên quan
Thuý Quỳnh
Mình thấy có 1 cách rất hay và gần gũi, ngoài rèn luyện tư duy phản biện còn giúp trẻ sáng tạo hơn, và có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề, đó là thông qua truyện cổ tích. Bố mẹ sẽ đặt câu hỏi, đưa ra các giả định, thậm chí thách thức cả những gì đã được kể trong truyện để cho trẻ tưởng tượng, suy nghĩ, tìm cách giải quyết. Ví dụ như: Con có nghĩ việc hoàng tử hôn công chúa mà chưa được công chúa đồng ý thì có đúng lắm không?,... Mình xin được trích lại 1 bài post trên facebook của cô Lưu Minh Hường mà mình đã lưu lại về cuộc hội thoại giữa cô và con trai về câu chuyện cây tre trăm đốt:
https://www.facebook.com/groups/2949964715026641/posts/4208910082465425
www.facebook.com
Nguyễn Như Mạnh