Làm thế nào để đặt câu hỏi phản biện có chiều sâu?
Trong thời đại 4.0 phát triển nhanh chóng như hiện nay việc bạn trau dồi kiến thức trong sách vở thôi chưa đủ, kỹ năng xã hội và kỹ năng mềm mới là chìa khóa giúp bạn biến lý thuyết khô khan ra thực tiễn đời sống. Vậy làm thế nào để có thể rèn luyện tư duy phản biện và đặt câu hỏi có chiều sâu?
Tư duy phải độc lập, sắc bén
Phương pháp để đặt ra câu hỏi có chiều sâu
Đặt câu hỏi => giải thích tại sao => đưa ra giải pháp
Đặt câu hỏi có 2 dạng cơ bản đó là:
Câu hỏi mở: Dùng với mục đích khai thác thông tin, xem ý kiến của đối phương hay để tham khảo, mở ra những cuộc trao đổi, bàn luận. Nên dùng những từ như: “.. như thế nào?; theo bạn thì….không?; ý kiến của bạn về…?, tại sao…?;.vv..”
Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi có câu trả lời “Có/Không” hoặc những câu mang tính xác nhận lại thông tin. Câu hỏi này thường được dùng trong mẫu khảo sát hay dùng để kiểm tra lại thông tin, mở đầu cho một chủ đề nào đó
Những điều lưu ý khi đặt câu hỏi
Cẩn trọng khi đặt câu hỏi
Không hỏi quá nhiều câu hỏi, sẽ đẩy họ vào thế trả lời thông tin một cách dồn dập và hỗn độn trong câu trả lời
Không đặt câu hỏi phức mà nó chứa đựng việc khai thác thông tin từ hai đến ba vấn đề trong một câu hỏi
Hạn chế tối đa nhất việc đặt câu hỏi đóng
Hãy nhìn mọi thứ một cách khách quan
Muốn có kỹ năng tư duy và phản biện tốt, bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, hãy bỏ cái nhìn chủ quan. Thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.
kỹ năng mềm
,câu hỏi phản biện
,kỹ năng mềm
Đặt ra câu hỏi là tốt đấy, chỉ sợ không được lắng nghe, xong bản thân lại phải tự mày mò tìm.
Minh Quân
Đặt ra câu hỏi là tốt đấy, chỉ sợ không được lắng nghe, xong bản thân lại phải tự mày mò tìm.