Làm thế nào để chọn được ngành học của mình một cách đúng đắn?

  1. Kỹ năng mềm

Em năm nay lên lớp 12, năm sau sẽ thi đại học. Các bạn cùng lớp và cùng trang lứa đã bắt đầu dần định hình được ngôi trường mình muốn thi vào nhưng em thì vẫn chưa. Em có hỏi ý kiến của gia đình và bạn bè xung quanh thì mọi người khuyên là chọn trường và ngành mà mình thích. Nhưng thực sự vấn đề của em là em không đặc biệt thích một ngành nào, em gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Mọi người sẽ bảo là nếu đã không thích hẳn cái gì vậy thì học gì mà chả được. Nhưng em rất sợ nếu như mình học đại một ngành, một trường nào đó, nhỡ sau này mình tìm ra được thứ mình đam mê thật sự sẽ rất khó để đổi hướng hoặc lựa chọn lại. Theo mọi người, em nên làm gì ạ?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Thông thường các bạn chọn trường hay bị định hướng bởi truyền thông hay gia đình rất nhiều do thiếu thông tin từ bản thân mình , tức là không cố gắng xác định việc lựa chọn là của bản thân và cần phải hiểu bản thân phù hợp hay có xu hướng nào. Chị đề nghị một lựa chọn phù hợp thay vì thích , vì thích nó cảm tính và thời điểm lắm.
Để xác định thứ phù hợp với mình thì thích cũng là một yếu tố , chị hay đề nghị các bạn phân tích SWOT hoặc tối thiểu là liệt kê được điểm mạnh điểm yếu của bản thân , xác định được những thứ mình có xu hướng làm tốt hơn hoặc ít tốt hơn ; những thứ nghĩ tới khiến mình hào hứng với những thứ khiến mình nghĩ tới ít hào hứng hay chán . Việc xác định này em hãy quan sát và phân tích rồi bổ sung , nó có thể đến từ việc học các môn học ở trường của em , từ việc tham gia các hoạt động ở trường hay cộng đồng , cách giao tiếp và tương tác cộng đồng của em ; em thường là ai trong tập thể /muốn trở thành ai, hay việc quan sát công việc của bố mẹ, người thân để biết được mình hứng thú/ không hứng thú.
Ngoài điểm mạnh điểm yếu thì cơ hội thị trường , công việc hay thách thức khi thi vào các trường , các ngành (như tỷ lệ cạnh tranh, điểm hay ra trường kém việc...)  cũng là một yếu tố em nên xác định thêm, rồi lại tìm hiểu thêm thông tin . 
Sau đó thử trả lời them câu hỏi mục tiêu của mình là gì? Muốn trở thành người sống cuộc sống như thế nào / muốn trở thành ai / giống ai . Đừng xác định hay lấy những mục tiêu xa xôi , nhìn những nguyên mẫu thực tế bên cạnh bạn để bạn có thể có được thông tin và hiểu được rõ các mục tiêu đó, hay có thể có được chia sẻ từ họ. 
Tiếp theo nếu mơ hồ xác định được vài keyword về thứ mình phu hợp thì thử tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề hoặc lĩnh vực đó để hình dung cụ thể xem nó có gì , làm gì rồi tìm vài người đi trước hỏi han , nhờ họ tư vấn xem . Thông tin và kết nối bây giờ rất nhiều và dễ hơn cho bọn em mà.
Trả lời
Thông thường các bạn chọn trường hay bị định hướng bởi truyền thông hay gia đình rất nhiều do thiếu thông tin từ bản thân mình , tức là không cố gắng xác định việc lựa chọn là của bản thân và cần phải hiểu bản thân phù hợp hay có xu hướng nào. Chị đề nghị một lựa chọn phù hợp thay vì thích , vì thích nó cảm tính và thời điểm lắm.
Để xác định thứ phù hợp với mình thì thích cũng là một yếu tố , chị hay đề nghị các bạn phân tích SWOT hoặc tối thiểu là liệt kê được điểm mạnh điểm yếu của bản thân , xác định được những thứ mình có xu hướng làm tốt hơn hoặc ít tốt hơn ; những thứ nghĩ tới khiến mình hào hứng với những thứ khiến mình nghĩ tới ít hào hứng hay chán . Việc xác định này em hãy quan sát và phân tích rồi bổ sung , nó có thể đến từ việc học các môn học ở trường của em , từ việc tham gia các hoạt động ở trường hay cộng đồng , cách giao tiếp và tương tác cộng đồng của em ; em thường là ai trong tập thể /muốn trở thành ai, hay việc quan sát công việc của bố mẹ, người thân để biết được mình hứng thú/ không hứng thú.
Ngoài điểm mạnh điểm yếu thì cơ hội thị trường , công việc hay thách thức khi thi vào các trường , các ngành (như tỷ lệ cạnh tranh, điểm hay ra trường kém việc...)  cũng là một yếu tố em nên xác định thêm, rồi lại tìm hiểu thêm thông tin . 
Sau đó thử trả lời them câu hỏi mục tiêu của mình là gì? Muốn trở thành người sống cuộc sống như thế nào / muốn trở thành ai / giống ai . Đừng xác định hay lấy những mục tiêu xa xôi , nhìn những nguyên mẫu thực tế bên cạnh bạn để bạn có thể có được thông tin và hiểu được rõ các mục tiêu đó, hay có thể có được chia sẻ từ họ. 
Tiếp theo nếu mơ hồ xác định được vài keyword về thứ mình phu hợp thì thử tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề hoặc lĩnh vực đó để hình dung cụ thể xem nó có gì , làm gì rồi tìm vài người đi trước hỏi han , nhờ họ tư vấn xem . Thông tin và kết nối bây giờ rất nhiều và dễ hơn cho bọn em mà.

Em thường cảm thấy thích thú và hưng phấn khi làm những công việc như thế nào?; Những công việc gì mà em có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?; em thấy bản thân mình làm tốt ở những lĩnh vực nào nhất và những kết quả của em khi làm những công việc đó luôn được người khác ghi nhận và đánh giá cao. Khi trả lời được những câu hỏi này là em đã khám phá ra phần lớn ưu điểm trong con người em rồi đó.

Tự đặt câu hỏi và hồi ức lại xem nào?