Làm thế nào để bố mẹ không còn quản con cái theo hướng tiêu cực nữa?
Em có quen một cô bé bây giờ đang học năm nhất. Từ nhỏ, con bé luôn nằm trong tầm kiểm soát và không có tiếng nói trong gia đình. Ngay cả trường và ngành bố mẹ em đều chọn giúp em. Có một lần, em hỏi bé, ước mơ của bé là gì, cô bé chỉ cười trừ và nói mình không có ước mơ. Cô bé từng có thời kì rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, rất khó để thích nghi. Vì chịu đựng sức ép từ phía gia đình nên cô bé rất áp lực và đang có xu hướng buông xuôi việc học. Giáo viên cố vấn đã nhiều lần phàn nàn với gia đình em. Chuyện đó làm ba mẹ em càng quản em chặt hơn. Mới đây, ba mẹ em ấy đang bắt ép bé phải du học Nhật Bản, cấm cản quyền tự do. Tồi tệ hơn, ngay cả căn phòng riêng của mình ba mẹ em còn tháo luôn chốt cửa. Điều này, làm cho cô bé trở nên rất tiêu cực và rơi vào tình trạng rất xấu, em ấy dùng đến chất kích thích và không còn động lực sống.
Anh chị có thể cho em xin lời khuyên trong trường hợp này được không ạ. Làm sao để thuyết phục bố mẹ em và đưa em quay trở về là một cô bé vô tư ở độ tuổi 19
tâm lý học
,gia đình
,tâm lý học
Theo ý kiến cá nhân và trải nghiệm của mình để giải quyết vấn đề bố mẹ không còn quản con minh theo hướng tiêu cực nữa đương nhiên là phải đến từ hai phía: Nhận thức trong việc dạy con của bố mẹ và cả từ phía con nữa. Về vấn đề dạy con của bố mẹ thì mình không bàn vì mình không thể ảnh hưởng được. Minh chỉ đưa ra kinh nghiệm với vai trò của người con.
Thứ nhất mọi việc đều có nguyên do và việc hiểu nguyên do là điều quan trọng để tháo dỡ nút thắt này: Bố mẹ thực sự rất yêu thương chúng ta. Hồi bé minh nghe câu này thì mình không tin đâu: Yêu thuương gì mà lúc nào cũng muốn kiểm soát cả cuộc đời minh vậy. Cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và mất tự do lắm. Nhưng rồi khi mình đi học xa nhà, gặp gỡ nhiều người hơn thì mình dám khẳng định một điều này: Trên đời này chỉ có bố mẹ là yêu thương mình nhất nhất nhất... Nhưng vì yêu thương nên bố mẹ không đủ tin tưởng mình bởi lẽ họ muốn mình an toàn và khỏe mạnh 100%. Và mình nhận ra điều đó.
Thứ hai khi đã hiểu được mối lo ấy đến từ đâu, vì sao lại như vậy và mình muốn gì trong cuộc đời mình thì hãy học cách đàm phán với bố mẹ để họ được hiểu mình cũng đang sắp xếp cuộc đời và khỏe mạnh theo cách của mình. Cứ từ từ tách ra thôi, làm một cách thay đổi 360 cũng làm bố mẹ sock lại càng siết lại. Kinh nghiệm từ bản thân thì từ cấp 3 mình xin đi học xa nhà ( Với những minh chứng tốt đẹp cho điều này như: Ở đó là một ngôi trường tốt hơn để con học, trường có KTX rất là an toàn, bố mẹ sẽ không cần gọi con đi học vì con sẽ phải có trách nhiệm hơn, bla bla,...). Lúc đầu bố mẹ cũng gọi nhiều lắm rồi mình hiểu tự quay sang gọi báo cáo tình hình luôn. Đó là bước nệm để mình trở nên càng tự lập hơn khi vào ĐH. Bố mẹ thì lúc nào cũng muốn con chỉ tập trung học hành thôi nhưng lên ĐH thì mình muốn làm nhiều điều hơn. Khi lần đầu tiên mình muốn đi Đà Lạt một mình, mình biết bố mẹ sẽ la toáng lên nhưng mình vẫn đàm phán với ba mẹ ví dụ (SG nóng quá, con đang bị stress nên phải đi xả không con sẽ bị tẩu hỏa nhập ma :))), mình gửi cho họ lộ trình mình đi, cho họ số của nhà xe, khi lên xe thì gửi cả biển số xe luôn, số homestay, chủ nhà và update tình hình thường xuyên). Việc làm này nghe có vẻ mệt mỏi nhỉ nhưng mình vẫn tự nhủ một điều là bố mẹ là người yêu mình nhất trên đời này nên phải làm cho họ yên tâm. Thế là chuyến đầu tiên qua một cách êm xuôi. Dần dần bố mẹ khá là tin tưởng mình được biểu hiện là chuyến đi Campuchia. Rồi thế là mình hiểu rằng bố mẹ đã tin mình có thể tự sắp xếp cuộc đời mình rồi. Thậm chí giờ mẹ mình còn lo rằng mẹ đã đẻ ra một thằng con trai trong hình hài một đứa con gái nên lúc nào cũng bắt mình phải nhẹ nhàng lại nữa chứ :)))))))))))))) haizzzz
Vậy điều kết luận khi là một đứa con Á Đông của mình là
+ Hiểu nguyên nhân của bố mẹ (Tuy yêu thương là chính nhưng cũng sẽ có những nguyên nhân khác)
+ Học cách đàm phám với bố mẹ theo hướng có lợi cho mình (Mình thấy buồn cười vì điều này trái ngược với các cuộc đàm phán khác :))))
+ Từ từ thay đổi suy nghĩ của ba mẹ bằng những hành động cho họ biết là bạn làm được
Vì bố mẹ không hiểu được suy nghĩ của chúng ta nên hãy chia sẻ cho ba mẹ một ít. Chúng ta không thể bắt họ thay đổi khi mà mình chưa thay đổi...
Trên đây là toàn bộ quan sát và kinh nghiệm của mình. Bạn có thể khuyên bé cho chính bản thân em thời gian ngồi ngẫm lại và chọn cách hành động. Mình chúc bé có thể làm chủ cuộc sống của em và bố mẹ bé cũng sẽ tin tưởng em hơn nhé!
Đặng Nhi
Theo ý kiến cá nhân và trải nghiệm của mình để giải quyết vấn đề bố mẹ không còn quản con minh theo hướng tiêu cực nữa đương nhiên là phải đến từ hai phía: Nhận thức trong việc dạy con của bố mẹ và cả từ phía con nữa. Về vấn đề dạy con của bố mẹ thì mình không bàn vì mình không thể ảnh hưởng được. Minh chỉ đưa ra kinh nghiệm với vai trò của người con.
Thứ nhất mọi việc đều có nguyên do và việc hiểu nguyên do là điều quan trọng để tháo dỡ nút thắt này: Bố mẹ thực sự rất yêu thương chúng ta. Hồi bé minh nghe câu này thì mình không tin đâu: Yêu thuương gì mà lúc nào cũng muốn kiểm soát cả cuộc đời minh vậy. Cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và mất tự do lắm. Nhưng rồi khi mình đi học xa nhà, gặp gỡ nhiều người hơn thì mình dám khẳng định một điều này: Trên đời này chỉ có bố mẹ là yêu thương mình nhất nhất nhất... Nhưng vì yêu thương nên bố mẹ không đủ tin tưởng mình bởi lẽ họ muốn mình an toàn và khỏe mạnh 100%. Và mình nhận ra điều đó.
Thứ hai khi đã hiểu được mối lo ấy đến từ đâu, vì sao lại như vậy và mình muốn gì trong cuộc đời mình thì hãy học cách đàm phán với bố mẹ để họ được hiểu mình cũng đang sắp xếp cuộc đời và khỏe mạnh theo cách của mình. Cứ từ từ tách ra thôi, làm một cách thay đổi 360 cũng làm bố mẹ sock lại càng siết lại. Kinh nghiệm từ bản thân thì từ cấp 3 mình xin đi học xa nhà ( Với những minh chứng tốt đẹp cho điều này như: Ở đó là một ngôi trường tốt hơn để con học, trường có KTX rất là an toàn, bố mẹ sẽ không cần gọi con đi học vì con sẽ phải có trách nhiệm hơn, bla bla,...). Lúc đầu bố mẹ cũng gọi nhiều lắm rồi mình hiểu tự quay sang gọi báo cáo tình hình luôn. Đó là bước nệm để mình trở nên càng tự lập hơn khi vào ĐH. Bố mẹ thì lúc nào cũng muốn con chỉ tập trung học hành thôi nhưng lên ĐH thì mình muốn làm nhiều điều hơn. Khi lần đầu tiên mình muốn đi Đà Lạt một mình, mình biết bố mẹ sẽ la toáng lên nhưng mình vẫn đàm phán với ba mẹ ví dụ (SG nóng quá, con đang bị stress nên phải đi xả không con sẽ bị tẩu hỏa nhập ma :))), mình gửi cho họ lộ trình mình đi, cho họ số của nhà xe, khi lên xe thì gửi cả biển số xe luôn, số homestay, chủ nhà và update tình hình thường xuyên). Việc làm này nghe có vẻ mệt mỏi nhỉ nhưng mình vẫn tự nhủ một điều là bố mẹ là người yêu mình nhất trên đời này nên phải làm cho họ yên tâm. Thế là chuyến đầu tiên qua một cách êm xuôi. Dần dần bố mẹ khá là tin tưởng mình được biểu hiện là chuyến đi Campuchia. Rồi thế là mình hiểu rằng bố mẹ đã tin mình có thể tự sắp xếp cuộc đời mình rồi. Thậm chí giờ mẹ mình còn lo rằng mẹ đã đẻ ra một thằng con trai trong hình hài một đứa con gái nên lúc nào cũng bắt mình phải nhẹ nhàng lại nữa chứ :)))))))))))))) haizzzz
Vậy điều kết luận khi là một đứa con Á Đông của mình là
+ Hiểu nguyên nhân của bố mẹ (Tuy yêu thương là chính nhưng cũng sẽ có những nguyên nhân khác)
+ Học cách đàm phám với bố mẹ theo hướng có lợi cho mình (Mình thấy buồn cười vì điều này trái ngược với các cuộc đàm phán khác :))))
+ Từ từ thay đổi suy nghĩ của ba mẹ bằng những hành động cho họ biết là bạn làm được
Vì bố mẹ không hiểu được suy nghĩ của chúng ta nên hãy chia sẻ cho ba mẹ một ít. Chúng ta không thể bắt họ thay đổi khi mà mình chưa thay đổi...
Trên đây là toàn bộ quan sát và kinh nghiệm của mình. Bạn có thể khuyên bé cho chính bản thân em thời gian ngồi ngẫm lại và chọn cách hành động. Mình chúc bé có thể làm chủ cuộc sống của em và bố mẹ bé cũng sẽ tin tưởng em hơn nhé!
Người ẩn danh
Mình cũng từng có một đứa em họ bị như vậy. Vào thời gian ấy, con bé thường tâm sự với mình và mình thường đi chơi với cô bé để nó không suy nghĩ tiêu cực. Sau đó, con bé đã lên Đà Lạt ở hẳn một tháng, thời gian đó mình không đi cùng em nhưng có nhắn tin và hỏi thăm em. Sau thời gian tự xoa dịu vết thương, tuy không hẳn là hết trầm uất nhưng con bé đã trở lại cuộc sống hằng ngày. Mình nghĩ bây giờ việc chính yếu đó chính là gia đình nên để con bé có thời gian yên tĩnh một mình nhưng vẫn lén theo dõi em đề phòng.