Làm thế nào để biết người đối diện có đáng tin cậy hay không?
Mỗi người chúng ta, ai cũng có những bí mật. Bạn có những điều không thể tiết lộ cho người khác, đổi lại, người khác cũng thế. Thế nhưng làm sao để biết họ có đáng tin cậy hay không?
tâm lý học
Vấn đề quá đơn giản bên trong mỗi người điều có 1 Thiên than và 1 ác quỷ theo phương đông và phương tây hay dùng con sói đen hoặc trắng nên để tra lời câu hỏi cua ban tôi xin trả lời rằng tôi tin vào thiên thần trong bạn nhưng tôi không tin con ác quỷ trong ban.trực giác và trái tim sẽ mách bảo bạn. nếu bạn đã khai mỡ luân xa thứ 6 (con mắt thứ 3 con mắt sự thât ) hay kích hoạt đi vì nó nằm bên trong mỗi người. bạn sẽ nhìn xuyên qua ảo ảnh (khả năng thấu thị) đọc vị người khác thì bạn se hiểu va nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.
Nội dung liên quan
Kiet Tí Tởn
Vấn đề quá đơn giản bên trong mỗi người điều có 1 Thiên than và 1 ác quỷ theo phương đông và phương tây hay dùng con sói đen hoặc trắng nên để tra lời câu hỏi cua ban tôi xin trả lời rằng tôi tin vào thiên thần trong bạn nhưng tôi không tin con ác quỷ trong ban.trực giác và trái tim sẽ mách bảo bạn. nếu bạn đã khai mỡ luân xa thứ 6 (con mắt thứ 3 con mắt sự thât ) hay kích hoạt đi vì nó nằm bên trong mỗi người. bạn sẽ nhìn xuyên qua ảo ảnh (khả năng thấu thị) đọc vị người khác thì bạn se hiểu va nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.
Người ẩn danh
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Biết người, biết mặt, không biết lòng. Không, không phải là khó như 1 số dịch thơ đâu. Nên 1 người có tin cậy hay ko, hoàn toàn không thể biết đc. Chỉ có thể hãn hữu xem quá khứ họ có là ng đáng tin hay ko. Nhưng đó cũng ko phải là điều chắc chắn, họ đáng tin nhưng chẳng qua chưa bị lộ, hoặc trước đây họ hoàn toàn đáng tin, nhưng thông tin họ nhận đc khiến họ thay lòng. Nên tốt nhất đừng tin ai cả, ngay cả cảm xúc của mình.
Cá nhân mình, trong cuộc sống thì mình lởi xởi nhưng tự nhận xét là rất đáng tin. Mọi người có thể tin tưởng ở mình. Bạn bè, người thân, thậm chí người mới quen mình cũng có thể là ng tin cậy. Nhưng trong công việc thì mình khác hoàn toàn. Mình ko muốn ai nắm được mình cả, và thực sự, mình ko đáng tin lúc này. Mình có thể nhẹ nhàng tình cảm ngoài mặt cho xong việc chứ trong bụng giằng gan xuống lắm rồi, lớ xớ là dớt liền :D. Có thể ko làm đc đấy, nhưng vẫn "phải" hứa để được việc (tất nhiên, làm ko kịp chứ ko phải hoàn toàn làm ko đc). Ở đây mình mới nói ra thôi chứ thực tế mình khá là kín, và đối tác vẫn nghĩ mình đáng tin. Tất nhiên, vẫn có thể đáng tin, nhưng lợi cho công việc thì mình trở nên ko đáng tin nữa.
Do đó, dù ai có đáng tin đến đâu thì nếu ảnh hưởng, họ vẫn có thể trở nên ko đáng tin. Bởi vậy, đừng tin ai cả, đừng trông mặt mà bắt hình dong. Cứ luôn đề phòng người đối diện là kẻ ko đáng tin. Chẳng thà ko tin còn hơn tin lầm. Đa nghi như Tào Tháo còn tin lầm Tư Mã Ý khiến con cháu mất giang sơn. Vì thứ đáng tin nhất thường lại chính là thứ ko đáng tin nhất đấy.
Solitary
Nói chung để khẳng định là gặp một lần mà biết người ấy là đáng tin hay không thì hơi khó. Vì có thể họ đáng tin ở điểm này nhưng chưa chắc đáng tin ở điểm khác.
Mình nghĩ làm gì cũng cần có quá trình, có thời gian.
Thời gian để mình đủ quan sát họ, từ lời nói tới hành động có ăn khớp không.
Thời gian để cảm nhận xem hành vi có thực tâm không hay chỉ là trót lưỡi đầu môi.
Thời gian để cho họ chứng minh bản thân, cho họ bộc lộ những thứ sâu bên trong họ ra.
Thường người không đáng tin hay nói câu trước đá câu sau lắm, qua thời gian xâu chuỗi lại là thấy được ngay.
Thêm cái nữa là mình thấy họ hay khoe khoang bản thân thái quá, tự khoe, tự khen, tự mãn, đến mức họ perfect luôn ấy - nên cẩn thận với những người như vậy.
Đào Mai Hương
Không phải ý định ẩn giấu nào cũng xấu, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, có không ít người chỉ chăm chăm vào việc dùng thủ đoạn lừa gạt người khác. Vậy thì đâu sẽ là những đặc điểm để bạn chú ý nếu đối phương đang “giả trân”?
1. Họ hay dùng những câu nói mang tính chất tuyệt đối
Bạn sẽ bắt gặp những câu nói mang hàm ý khẳng định với những từ tuyệt đối như không bao giờ, luôn luôn khi đối phương muốn dùng để ủng hộ một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, mặc dù nghe “chắc như bắp” nhưng chúng lại hiếm khi đúng sự thật, cũng như dễ dàng khơi gợi phản ứng phủ nhận hoặc phản đối từ người đối diện.
Ví dụ, khi ai đó nói rằng, “Đằng ấy chưa bao giờ khen gì mình cả!” thì khả năng cao họ chỉ nói thế để chờ bạn đáp lại, “Đâu có đâu, mình nhớ rõ ràng là có, mấy lần luôn ấy.” Ngay cả khi bạn biết chắc đối phương đang cố tình phóng đại sự việc, bạn vẫn sẽ dễ lâm vào thế bí trong trường hợp này vì không dễ dàng tìm ra ngay câu trả lời phù hợp nào khác ngoài những câu người kia đang muốn bạn nói ra.
Lúc này, hoặc bạn sẽ im lặng, hoặc bạn sẽ lên tiếng phản đối lại lời nói kia. Nếu không phản ứng gì thì “sự thật” họ đưa ra sẽ gián tiếp được xác nhận (Bạn chẳng bao giờ khen ai, có phải bạn xấu tính đến thế không?). Còn nếu bạn lên tiếng, thì khả năng cao bạn sẽ rơi vào bẫy của họ.
Những người đáng tin cậy có xu hướng sử dụng những từ làm dịu đi sự tuyệt đối, như thường, thường xuyên, có thể, thỉnh thoảng, thường xuyên, nói chung,…
2. Họ khoe khoang bằng cách hạ thấp bản thân
Khoe là một nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng biết cách làm một nghệ sĩ. Có những người khoe rất “thực”, có gì nói nấy, nói không ngừng nghỉ, nói đến mức người nghe phát ngấy rồi nhưng vẫn chưa dứt được câu chuyện. Lại có những người khoe khéo léo hơn và hay dùng thành tích cá nhân của mình để lấn át người khác.
Giữa lúc đang nói chuyện vui vẻ, họ sẽ “ngẫu nhiên” chêm vào mười mấy giây tự-quảng-cáo bản thân. Đó có thể là một thông tin vô thưởng vô phạt (nhưng thực chất lại rất gì và này nọ), một người nổi tiếng hoặc quan trọng nào đó “vô tình” được nhắc đến cạnh một loạt những cái tên khác, hoặc một hồi ức thú vị “Ôi, làm mình nhớ lần mà mình…”. Sau đấy, nếu có ai lên tiếng trầm trồ hoặc tò mò – điều mà họ tìm kiếm – thì họ sẽ “nhẹ nhàng” gạt đi.
Một ví dụ khác, có thể bạn đã từng gặp một người luôn trấn an và động viên rằng bạn sẽ làm tốt hơn những gì họ đã làm (phần nhắc lại những gì họ đã làm thường chiếm nhiều thời gian hơn trong cuộc trò chuyện). Nghe có vẻ tình thương mến thương nhưng khả năng cao họ chỉ đang muốn “nhắc nhở” bạn về sự tuyệt vời của chính họ mà thôi.
3. Họ tìm kiếm sự đồng tình của bạn bằng cách “dụ” bạn cùng phán xét người khác
Trong trường hợp này, “bia đỡ đạn” hay được sử dụng sẽ là người cả hai đều quen biết. Họ cho bạn cảm giác rằng bạn quan trọng và tốt hơn những người khác, vì “nếu không thì mình chẳng nói những chuyện này với đằng ấy làm gì”.
Cảm giác được người khác tin tưởng là một cảm giác vô cùng tuyệt vời. Nó đem đến cho chúng ta cảm quan về giá trị bản thân cũng như cảm giác trách nhiệm rất cao. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ dễ dàng có xu hướng đưa ra những kết luận tương tự như đối phương về người vắng mặt.
Vậy bạn có bao giờ nghĩ đến trường hợp họ nói gì về bạn trước mặt người khác chưa?
Tất cả những trường hợp trên không phải lúc nào cũng xảy ra, tuy nhiên chúng vẫn là những “biển báo hiệu” đáng tin cậy để bạn chú ý hơn vào đối tượng mình đang trò chuyện, cũng như để tự bảo vệ mình trước những người có ý đồ không tốt.