Làm thế nào để bé ngủ không bị giật mình?

  1. Mẹ và Bé

Từ khóa: 

mẹ và bé

Đây là biện pháp đối phó khi trẻ bị giật mình khi ngủ.
Có một biện pháp đơn giản nhất cho bố mẹ hạn chế bé ngủ giật mình đó chính ôm ấp bé khi ngủ. Bé sẽ nghe được những âm thanh quen thuộc của bố mẹ, từ đó xua tan nỗi sợ hãi và có cảm giác an toàn, ngủ ngon giấc hơn. 
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách khác như sau:
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên bố trí phòng ngủ của bé yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, nên giảm tối đa ánh sáng khi bé ngủ;
  • Tạo cảm giác an toàn cho bé: Dùng gối ôm cho trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, thấy an tâm hơn
  • Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, cha mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ, vỗ về để bé ngủ sâu giấc hơn và không làm bé bị giật mình;
  • Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu, cung cấp cho bé đầy đủ các nhóm chất cần thiết, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ để bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất, chấm dứt tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi;
  • Bổ sung vitamin D: Bổ sung vitamin D3 cho bé 400 UII/ngày theo sự hướng dẫn của bác sỹ để dự phòng thiếu vitamin D.
Hiện tượng ngủ hay giật mình khiếncho trẻ ngủ không sâu giấc từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và thể chất. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ để có phương pháp kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả nhất nhé.
Trả lời
Đây là biện pháp đối phó khi trẻ bị giật mình khi ngủ.
Có một biện pháp đơn giản nhất cho bố mẹ hạn chế bé ngủ giật mình đó chính ôm ấp bé khi ngủ. Bé sẽ nghe được những âm thanh quen thuộc của bố mẹ, từ đó xua tan nỗi sợ hãi và có cảm giác an toàn, ngủ ngon giấc hơn. 
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách khác như sau:
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên bố trí phòng ngủ của bé yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, nên giảm tối đa ánh sáng khi bé ngủ;
  • Tạo cảm giác an toàn cho bé: Dùng gối ôm cho trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, thấy an tâm hơn
  • Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, cha mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ, vỗ về để bé ngủ sâu giấc hơn và không làm bé bị giật mình;
  • Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu, cung cấp cho bé đầy đủ các nhóm chất cần thiết, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ để bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất, chấm dứt tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi;
  • Bổ sung vitamin D: Bổ sung vitamin D3 cho bé 400 UII/ngày theo sự hướng dẫn của bác sỹ để dự phòng thiếu vitamin D.
Hiện tượng ngủ hay giật mình khiếncho trẻ ngủ không sâu giấc từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và thể chất. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ để có phương pháp kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả nhất nhé.

Đầu tiên, mom nên hiểu một số nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ. Có thể như:

  • Bé đang tuổi mọc răng, nhưng việc bổ sung một số chất vi khoáng cho trẻ không đầy đủ hoặc phơi nắng không hiệu quả sẽ khiến bé bị thiếu canxi, magne, photpho,…
  • Bé đã biết lật, tay chân cử động mạnh hơn trước, bé vận động nhiều hơn trong ngày, vì vậy sẽ có những biểu hiện tương tự trong giấc ngủ.
  • Chế độ ăn uống của bé bị thay đổi như tập ăn, thức ăn lạ, trẻ bị ép ăn,… việc này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé.
  • Giao tiếp cộng đồng của bé tốt hơn, bé sẽ có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, lo lắng, sợ hãi,…
Nếu bé nhà mom dưới 6 tuổi thì các nguyên nhân kể trên đều không nguy hiểm và không liên quan đến bệnh lý. Nhưng nếu đã loại bỏ hết tất cả các nguyên nhân trên mà bé vẫn khó ngủ, giật mình, đặc biệt có những dấu hiệu bất thường như: biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm,… thì mom nên nhờ bác sĩ tư vấn tình trạng sức khỏe của bé để yên tâm hơn. 
Ngoài ra, mom có thể áp dụng một số cách giúp bé ngủ ngon hơn như bạn Mozzy baby và Gia Hân đã chia sẻ, mình cũng đồng tình nên không nhắc lại nữa.
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé phát triển toàn diện hay không không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, mà còn được quyết định bởi giấc ngủ.Bé bị giật mình, ngủ không liền giấc sẽ có cân nặng và chiều cao kém hơn các bé có được những giấc ngủ ngon và sâu, suy giảm khả năng nhận thức, có nguy cơ bị ngưng thở.

Nhiều bé bị giật mình khi đang ngủ ngon trong vòng tay mẹ và bị đặt xuống giường. Để tránh tình huống này, mẹ không nên ru ngủ bé trên tay. Thay vào đó, nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ hoặc đến giờ đi ngủ, hãy đặt bé lên giường nhẹ nhàng rồi mới bắt đầu ru ngủ.

Quấn hoặc đắp một chiếc khăn mềm, mỏng, nhẹ quanh người bé để bé có cảm giác an toàn, yên tâm, dễ ngủ và ngủ ngon. Lưu ý là không dùng khăn quá dày có thể làm bé nóng. Đặc biệt là tránh quấn quá chặt vì sẽ làm bé ngột ngạt, khó chịu.

Đối với bé nhỏ, bạn có thể cho bé nằm ngửa, sau đó cầm chân bé rồi làm động tác như đạp xe đạp. Với những bé lớn hơn, hãy cho bé vui chơi bằng những hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh, kể chuyện, hát,… 

Lưu ý là không cho bé đùa giỡn, nô đùa hay vận động mạnh trước giờ đi ngủ. Việc này khiến cơ thể bé suy nhược, mệt mỏi, ngủ không ngon, đặc biệt là dễ giật mình và quấy khóc trong lúc ngủ.