Làm thế nào để bản thân khai thác và tìm thấy động lực?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Xã hội

Từ khóa: 

dong_luc

,

kỹ năng mềm

,

tâm sự cuộc sống

,

xã hội

Với kinh nghiệm của mình thì có 2 trường hợp như này.

  1. Chưa tìm ra tại vì không biết cách tìm. Nửa bài toán đầu tiên thường nằm ở việc tìm không ra này. Để tìm ra thì đơn giản là phải chiêm nghiệm bản thân, phản tư lại chính mình để tự xác định. Mình đi truyền bá về phản tư nhiều rồi nên cái này chắc phải nói lần thứ n luôn á:)
  2. Tìm ra rồi nhưng bị "yếu". Nói giảm nói tránh thôi chứ đa số mọi người thường tự ti về bản thân, kiểu tự làm suy yếu đi chính mình ấy. Dù có mục tiêu rồi nhưng trong bản thân luôn có 1 nhân cách liên tục "đánh què giò" chính mình, không cho bản thân ngóc đầu lên để theo đuổi thứ mình muốn được. Thường nửa sau của bài toán này lại khó giải hơn cả. Tại vì vừa là từ định kiến xã hội, thông lệ của gia đình mà ra tính cách này, nhưng không phải 1 sớm 1 chiều là bỏ được, phải tập chánh niệm và sửa đổi bản thân rất nhiều mới có thể dẹp bỏ được. Còn không chắc là khi có 1 cái vận hạn lớn của cuộc đời trỏ vào đúng chỗ đấy để mình có thêm năng lượng từ bên ngoài mà vượt lên trên thói quen này, thì may ra mới có thể đủ động lực được.

Động lực của bản thân không phải là thứ nên kiếm được từ bên ngoài. Bạn biết đó, có 2 khái niệm mà chúng ta thường lầm tưởng là động lực (motivation) và cảm hứng (inspiration). Động lực thường như nến hoặc diêm, cháy rồi sẽ hết và bạn phải liên tục cho củi vào. Ngược lại, cảm hứng thì dù có ngày cháy nhỏ có ngày cháy lớn nhưng không bao giờ tắt. Mình nghĩ cái bạn đang đi kiếm là cảm hứng đến từ bên trong mình. Cái đó được gọi là lý tưởng của mỗi con người.

Trả lời

Với kinh nghiệm của mình thì có 2 trường hợp như này.

  1. Chưa tìm ra tại vì không biết cách tìm. Nửa bài toán đầu tiên thường nằm ở việc tìm không ra này. Để tìm ra thì đơn giản là phải chiêm nghiệm bản thân, phản tư lại chính mình để tự xác định. Mình đi truyền bá về phản tư nhiều rồi nên cái này chắc phải nói lần thứ n luôn á:)
  2. Tìm ra rồi nhưng bị "yếu". Nói giảm nói tránh thôi chứ đa số mọi người thường tự ti về bản thân, kiểu tự làm suy yếu đi chính mình ấy. Dù có mục tiêu rồi nhưng trong bản thân luôn có 1 nhân cách liên tục "đánh què giò" chính mình, không cho bản thân ngóc đầu lên để theo đuổi thứ mình muốn được. Thường nửa sau của bài toán này lại khó giải hơn cả. Tại vì vừa là từ định kiến xã hội, thông lệ của gia đình mà ra tính cách này, nhưng không phải 1 sớm 1 chiều là bỏ được, phải tập chánh niệm và sửa đổi bản thân rất nhiều mới có thể dẹp bỏ được. Còn không chắc là khi có 1 cái vận hạn lớn của cuộc đời trỏ vào đúng chỗ đấy để mình có thêm năng lượng từ bên ngoài mà vượt lên trên thói quen này, thì may ra mới có thể đủ động lực được.

Động lực của bản thân không phải là thứ nên kiếm được từ bên ngoài. Bạn biết đó, có 2 khái niệm mà chúng ta thường lầm tưởng là động lực (motivation) và cảm hứng (inspiration). Động lực thường như nến hoặc diêm, cháy rồi sẽ hết và bạn phải liên tục cho củi vào. Ngược lại, cảm hứng thì dù có ngày cháy nhỏ có ngày cháy lớn nhưng không bao giờ tắt. Mình nghĩ cái bạn đang đi kiếm là cảm hứng đến từ bên trong mình. Cái đó được gọi là lý tưởng của mỗi con người.

bạn cần biết bản thân thích điều gì và mục tiêu của bạn là gì. muốn tìm được động lực trước hết phải có tình yêu với điều cần làm. ngành nghề hoặc môi trường đó có khiến bạn vui vẻ hay không. như mình đi làm sáng buồn ngủ lắm nhưng vì đi làm có bạn bè rất vui nên mình có động lực dậy sớm nè. 

Hãy tự cho mình những câu hỏi:

  • Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
  • Tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu này? Tại sao nó quan trọng đối với bạn?
  • Hậu quả sẽ là gì nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình?
  • Kết quả sẽ là gì nếu bạn đã đạt được mục tiêu của mình?
  • Điều gì có thể cản trở động lực của bạn để đạt được điều này?
  • Liệt kê một vài cách để vượt qua trở ngại này.
  • Làm thế nào bạn có thể chia mục tiêu này thành những mục tiêu nhỏ hơn, có thể đạt được để cuối cùng đưa bạn về đích?
  • Ai có thể quy trách nhiệm cho bạn để đạt được mục tiêu này? 
  • Phần thưởng của bạn sẽ là gì nếu bạn đạt được mục tiêu này? 

Bạn nên tạo ra các mục tiêu có thể hoàn thành đượcCảm thấy choáng ngợp trước một mục tiêu hoặc một dự án là điều bình thường. Ngay cả khi nhiệm vụ lớn, bạn có thể chia thành các mục tiêu nhỏ để về đích. Như thế sẽ dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy bạn có động lực hoàn thành công việc hơn nữa.

Tự thưởng cho bản thân: Mỗi khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ, bạn biết rằng bạn sẽ nhận được phần thưởng, như thế có phải vui hơn không. Tương tự như vậy, nếu bạn không hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào, thì bạn sẽ không nhận được phần thưởng. Vì vậy, theo thời gian, bạn liên kết phần thưởng với việc làm việc thì sẽ có hiệu quả và có động lực. Mức thưởng không được to hơn những gì bạn làm được đâu nhé. Ví dụ: bạn làm cật lực trong 8 tiếng, mang về doanh số ngày hiệu quả cho công ty, thế là bạn tự thưởng cho mình hẳn 2 ngày đi chơi thoải mái, thế là không được đâu nhé, điều đấy giống bạn lại phải đi tìm lại động lực để làm việc.

Tạo thói quen tích cực theo thời gian: Khi bạn muốn da mặt mình đẹp hơn, bạn mua đủ thể loại dưỡng da, có động lực chăm sóc nó mỗi tối, ngay cả khi bận nhất, với mong muốn rằng da sẽ trắng sáng và mịn màng hơn lúc xưa. Thói quen này đươc hình thành vào mỗi buổi tối, bởi nó được tạo từ động lực, và mong muốn của bạn. Từ đó bạn sẽ tích cực chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.

Xác định các thói quen, lên kế hoạch thực hành thứ mà ta muốn làm hoặc cần làm. Nếu chúng ta xác định được khuôn mẫu chung quanh và chúng ta có hành động chủ đích cũng như nhất quán thì chúng ta có thể điều chỉnh lại thói quen của mình để loại bỏ những thứ đang cản trở chúng ta đến thứ mà chúng ta muốn.