Làm thế nào để bản thân (hoặc trẻ nhỏ) tránh khỏi tình trạng bị bắt nạt?

  1. Giáo dục

  2. Xã hội

Chào mọi người, chuyện của em đã xảy ra khá lâu, nhưng e vẫn muốn xin lời khuyên và chia sẻ vì em nghĩ các phụ huynh và các bạn nhỏ sẽ cần.

Em là người bị bắt nạt học đường trong thời gian dài (lớp 1- lớp 9) em học 3 trường (1 tiểu học và 2 trung học do e đi khám tâm lý và mẹ e chuyển trường) có điều e nhận ra sau này là việc ai đó bị bắt nạt, số đông tập thể cô lập có nhiều lý do, và nhà trường không thể kiểm soát toàn bộ tình trạng này (ngoại trừ việc tác động vật lý). Bắt nạt có nhiều hình thức nặng hơn và ảnh hưởng sẽ dai dẳng nhiều mặt sau này (bôi nhọ, bịa đặt, nói xấu, cô lập, đổ lỗi.....là phổ biến nhất).

Hiện tại e không trong tình trạng đó nữa, và nhiều người e từng gặp đều có cách xử lý khác nhau như tập võ, sức khỏe, cho tiền bọn nhỏ đi rủ, thiết đãi bạn bè đi ăn/chơi. Nhưng sau đó họ chia sẻ là họ vẫn rất căm ghét thời gian và những con người đó.

Mọi người và các anh chị đã có con có thể chia sẻ cách xử lý và lời khuyên ở đây được không ạ?

Từ khóa: 

giáo dục

,

xã hội

Hmm, mình thì không phải người bị bắt nạt, nhưng em trai mình thì có. Vì nó hiền quá. Đôi khi chúng nó xa lánh vì thấy bạn này bạn kia trông hiền hiền, tồ tồ, thật đấy. Nghe có vẻ dở hơi nhưng người đã muốn bắt nạt bạn thì chẳng làm gì họ cũng ghét bạn thôi. 

Mình nhớ có 1 hôm, bạn mình chạy vào cửa nói "Em mày bị người ta đánh dưới sân kìa". Lúc ấy mình chẳng nghĩ nhiều, lập tức lao xuống tát cho đứa đánh em mình 1 cái. Đó là khoảnh khắc mình nhớ nhất, cũng căm giận nhất.

Đối với những người như bạn, như em trai mình, nếu mình là phụ huynh mình sẽ thay đổi môi trường học cho con hoặc lên đối chất trực tiếp với những đứa trẻ bắt nạt. Khi con chưa tự bảo vệ được mình, phụ huynh nên là người dạy và bảo vệ cho con. Vậy nên ngay từ đầu mình mong phụ huynh sẽ tìm hiểu thật kỹ môi trường con theo học, giáo dục con từ lời ăn tiếng nói cũng như cho con đi học võ tự vệ. 

Trước đây mình cũng từng đọc câu hỏi dạng này trên Noron, bạn có thể vào đọc chia sẻ của mọi người nha: 

Trả lời

Hmm, mình thì không phải người bị bắt nạt, nhưng em trai mình thì có. Vì nó hiền quá. Đôi khi chúng nó xa lánh vì thấy bạn này bạn kia trông hiền hiền, tồ tồ, thật đấy. Nghe có vẻ dở hơi nhưng người đã muốn bắt nạt bạn thì chẳng làm gì họ cũng ghét bạn thôi. 

Mình nhớ có 1 hôm, bạn mình chạy vào cửa nói "Em mày bị người ta đánh dưới sân kìa". Lúc ấy mình chẳng nghĩ nhiều, lập tức lao xuống tát cho đứa đánh em mình 1 cái. Đó là khoảnh khắc mình nhớ nhất, cũng căm giận nhất.

Đối với những người như bạn, như em trai mình, nếu mình là phụ huynh mình sẽ thay đổi môi trường học cho con hoặc lên đối chất trực tiếp với những đứa trẻ bắt nạt. Khi con chưa tự bảo vệ được mình, phụ huynh nên là người dạy và bảo vệ cho con. Vậy nên ngay từ đầu mình mong phụ huynh sẽ tìm hiểu thật kỹ môi trường con theo học, giáo dục con từ lời ăn tiếng nói cũng như cho con đi học võ tự vệ. 

Trước đây mình cũng từng đọc câu hỏi dạng này trên Noron, bạn có thể vào đọc chia sẻ của mọi người nha: 

Ngoài những cách mà mọi người chia sẻ (như tập võ, chia sẻ với người lớn, tố cáo hành vi bắt nạt v.v...) mình xin được bổ sung thêm một ý nữa đó là tìm hiểu kẻ bắt nạt.

Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy kẻ bắt nạt thường chọn đối tượng để bắt nạt và sẽ có những đối tượng bắt nạt ưa thích của chúng. Hành vi này có thể bắt nguồn từ sự tự ti, đề nén bản thân, môi trường sống tồn tại tình trạng bạo hành hoặc tâm lý thể hiện ở lứa tuổi mới lớn. Hầu hết nạn nhân bị bắt nạn thường thụ động và sợ hãi đến mức tê liệt lý trí (không đặt ra câu hỏi là tại sao mình lại bị bắt nạt còn những người khác thì không?) Nên thực ra vấn đề không đơn thuần nằm ở phía kẻ bắt nạt mà còn nằm ở tâm lý nạn nhân của người bị bắt nạt nữa.

Giải pháp là cha mẹ, thầy cô nên dành thời gian tư vấn để từng bước giúp trẻ tự tìm ra cách vượt qua tình trạng này (tận dụng kẻ bắt nạt để dạy trẻ những bài học kỹ năng cần thiết) để trẻ có thể chủ động đề xuất giải pháp (như học võ, thông báo ngay với người lớn khi bị bắt nạt). Khi trẻ biết chủ động giải quyết thách thức của bản thân rồi, thì kẻ bắt nạt trong tâm trí trẻ sẽ không còn đáng sợ như trước đây nữa. Trẻ sẽ có cơ hội nhận ra, kẻ mạnh đúng nghĩa hiếm khi bắt nạt kẻ yếu. Chỉ có kẻ yếu mới đi bắt nạt kẻ có vẻ yếu hơn mình.

Đây là một bài tập thực tế rất tốt, để trẻ có thể rèn luyện được bản lĩnh, sự tự tin để đương đầu với các thử thách trong cuộc sống.

Có 3 lựa chọn nếu rơi vào hoàn cảnh bị bắt nạt:

  1. Im lặng và né tránh (hầu hết các em học sinh lựa chọn cách này)
  2. Nói chuyện với người lớn và tìm cách giải quyết
  3. Đưa kẻ bắt nạt ra ánh sáng

Phương án 1 ko phải là phương án tốt. Với tôi nên lựa chọn số 2 hoặc 3, nếu bản thân ko thể tự xử lý nên cần đến sự trợ giúp của người bên ngoài có quyền lực hơn.

Sau này có con tui cũng cho con học võ nhưng là Boxing và Muay Thái, 2 võ này thực chiến tốt nhất, nhất là Boxing. Cho con tập từ nhỏ, thi đấu cọ xát các kiểu, để nó va chạm với đời, sau này ai ăn hiếp nó thì nó biết cách đáp trả.
Lớn chút nữa thì sắm cho nó baton, xịt hơi cay các kiểu để phòng ăn cướp ăn trộm.
Vấn đề nhức nhối muôn thuở là vấn nạn bạo lực học đường nhưng nhà trường ko có biện pháp xử lý, thế nên cứ tự thân vận động là tốt nhất, nặng thì đưa ra pháp luật xử lý chứ nhà trường chả bao giờ chịu xử phạt cho tới nơi tới chốn.
Mình là con gái, mình tự tin khẳng định bản thân là không nhiều chuyện, không hề tham gia những việc đánh nhau ngoài gia đình (đứa nào dám đánh em t thì xác định).
Hồi học cấp 2 vì là một đứa nhỏ về ngoại hình nên bị bọn lớp C trêu chọc, nó trêu không chỉ bằng lời nói mà nó còn dựt tóc t. 1...2... và mình nhẫn nhịn chờ đợi đến lần thứ 3 vội cầm ngay cái thước gỗ phang ngay vào lưng 2 thằng kia và mấy đứa còn lại khiếp sợ, và rồi 2 thằng bị đánh khóc. Mình bị xuống văn phòng uống nước và bị gọi cho phụ huynh. Mình suýt bị bố cho ăn đòn. May ra còn kịp nói câu: “Con không quen nó, nó có làm gì con mới đánh”.
Mình đã thoát nạn, kể từ đó mấy thằng kia gặp mình ko dám ngẩng cao đầu được.