Làm Tester là làm gì, lương có cao không?
em đang có đứa em gái muốn theo công nghệ thông tin, nhưng em nghe nói ngành này con gái theo thì vất vả, nếu có theo làm tester sẽ nhàn hơn. Mn cho em xin ý kiến với ạ
hướng nghiệp
,thấu ngành hiểu nghề
Chào b, mình xin được chia sẻ một chút nha
Có thể nói Tester là người kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm bugs, errors… hoặc bất kỳ vấn đề nào mà người sử dụng cuối cùng, khách hàng có thể gặp phải. Nói một cách đơn giản, vai trò của Tester là kiểm tra sản phẩm và cung cấp báo cáo cho nhóm phát triển dự án về bất kỳ vấn đề nào cần cải thiện cho sản phẩm. Thực tế k phải lúc nào Tester cũng phát hiện ra được lỗi, họ dựa theo nguyên tắc và yêu cầu của sản phẩm để làm.
Công việc Testing hiện nay được chia thành 2 hướng chính là Manual Testing và Automation Testing.
1. Manual Testing: là lựa chọn của hầu hết những ai vừa mới bắt đầu công việc kiểm thử phần mềm. Vị trí này không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình mà Tester chỉ cần nắm vững các vấn đề về định nghĩa, có tư duy và năng lực tìm bug tốt cũng như vững vàng về kỹ thuật test manual.
2. Automation Testing: Có xuất phát điểm khá khác so với Manual Testing, Automation testing thường là lựa chọn của các lập trình viên muốn chuyển hướng sang làm Tester. Công việc chính của một Automation Tester là viết code để kiểm tra một cách tự động phần mềm và lặp đi lặp lại để phát hiện ra bug.
Nếu hỏi nghề này lương cao không thì mình nghĩ ở mức khá, khá còn tùy thuộc vào định nghĩa "khá" của mỗi người, mình định mức ở đây dựa trên mức lương trung bình các vị trí trong ngành CNTT nhé bạn.
Quang Hướng
Chào b, mình xin được chia sẻ một chút nha
Có thể nói Tester là người kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm bugs, errors… hoặc bất kỳ vấn đề nào mà người sử dụng cuối cùng, khách hàng có thể gặp phải. Nói một cách đơn giản, vai trò của Tester là kiểm tra sản phẩm và cung cấp báo cáo cho nhóm phát triển dự án về bất kỳ vấn đề nào cần cải thiện cho sản phẩm. Thực tế k phải lúc nào Tester cũng phát hiện ra được lỗi, họ dựa theo nguyên tắc và yêu cầu của sản phẩm để làm.
Công việc Testing hiện nay được chia thành 2 hướng chính là Manual Testing và Automation Testing.
1. Manual Testing: là lựa chọn của hầu hết những ai vừa mới bắt đầu công việc kiểm thử phần mềm. Vị trí này không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình mà Tester chỉ cần nắm vững các vấn đề về định nghĩa, có tư duy và năng lực tìm bug tốt cũng như vững vàng về kỹ thuật test manual.
2. Automation Testing: Có xuất phát điểm khá khác so với Manual Testing, Automation testing thường là lựa chọn của các lập trình viên muốn chuyển hướng sang làm Tester. Công việc chính của một Automation Tester là viết code để kiểm tra một cách tự động phần mềm và lặp đi lặp lại để phát hiện ra bug.
Nếu hỏi nghề này lương cao không thì mình nghĩ ở mức khá, khá còn tùy thuộc vào định nghĩa "khá" của mỗi người, mình định mức ở đây dựa trên mức lương trung bình các vị trí trong ngành CNTT nhé bạn.
Mabori
Test thì sẽ có nhiều lĩnh vực như test game, test hệ thống, test app, test mobile..., còn về chuyên môn thì sẽ gồm manual và automation. Như bạn thấy thì có rất nhiều hướng đi để lựa chọn và cũng vì thế mà "nhàn" hay không thì cũng còn tùy nữa.
Có rất nhiều biến số mà bạn sẽ phải cân nhắc về chữ "nhàn" như tính chất dự án, công ty, lĩnh vực test, kinh nghiệm test... còn nếu so giữa tester với một loạt các ngành về CNTT thì có thể nói cái sự "nhàn" ấy cũng sẽ phải nằm ở mức giữa giữa đấy. Nói cho dễ hiểu hơn thì tester cũng có những cái khó nhằn và vất vả nhất định của mình, tất nhiên rồi, công việc nào cũng sẽ như vậy thôi.
Và dĩ nhiên một công việc với sự "nhàn" ở tầm trung như vậy cũng sẽ đi kèm với 1 mức lương cũng tương đương như thế. Theo tôi đánh giá thì là khá ổn. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu mặt bằng chung mức lương cho các nhóm ngành CNTT mà các nhà tuyển dụng đang rao đầy trên các trang tìm kiếm việc làm. Còn nếu bạn muốn 1 mức lương cao hơn nữa thì tôi nghĩ bạn cũng nên không ngần ngại mà gạt đi chữ "nhàn" trong list tiêu chí chọn ngành nghề của mình nhé.