Làm sao xây được trụ cầu trên sông sâu ạ?
kiến trúc
Khi cầu bắc qua sông, thậm chí băng ngang của biển, thì người ta xây dựng trụ cầu như hình sau.
Người ta sử dụng một hệ thống giàn quây để ngăn nước tràn vào trong quá trình đào móng. Đối với những vùng nước nông, nền đất bên trong giàn bao có thể được đẩy lên, rồi từ đó trụ cầu sẽ được xây dựng.
Đối với những cây cầu vắt ngang qua sông, bể sâu... móng sẽ được đóng từ trên xuống. Đầu tiên, các kỹ sư phải xây dựng đê quây - cofferdam - là hệ thống tường bao trong nước, bên trong có bơm hoạt động liên tục để đưa nước ra ngoài, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc luôn khô ráo. Móng sẽ được xây bên trong đê quây.
Lắp giàn khoan để xây trụ cầu
Đối với các siêu công trình qua những vùng nước sâu, họ sử dụng hệ thống phức tạp hơn, nhưng về lý thuyết vẫn là tạo nên một môi trường khô ráo để thi công móng.
Sau khi móng được đặt thành công, bê tông sẽ được đổ để đúc nên các trụ cầu.
Tuấn Kiệt
Khi cầu bắc qua sông, thậm chí băng ngang của biển, thì người ta xây dựng trụ cầu như hình sau.
Người ta sử dụng một hệ thống giàn quây để ngăn nước tràn vào trong quá trình đào móng. Đối với những vùng nước nông, nền đất bên trong giàn bao có thể được đẩy lên, rồi từ đó trụ cầu sẽ được xây dựng.
Đối với những cây cầu vắt ngang qua sông, bể sâu... móng sẽ được đóng từ trên xuống. Đầu tiên, các kỹ sư phải xây dựng đê quây - cofferdam - là hệ thống tường bao trong nước, bên trong có bơm hoạt động liên tục để đưa nước ra ngoài, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc luôn khô ráo. Móng sẽ được xây bên trong đê quây.
Lắp giàn khoan để xây trụ cầu
Đối với các siêu công trình qua những vùng nước sâu, họ sử dụng hệ thống phức tạp hơn, nhưng về lý thuyết vẫn là tạo nên một môi trường khô ráo để thi công móng.
Sau khi móng được đặt thành công, bê tông sẽ được đổ để đúc nên các trụ cầu.
Hùng Cường
Ý bạn muốn hỏi đổ bê tông dưới nước làm sao để bê tông đông cứng lại thành móng cầu vững chắc?
Nếu ý bạn là thế thực tế là ở trong môi trường nước, bê tông vẫn đông cứng lại như trên cạn. Bạn hãy thử cho một ít vữa xi măng vào trong nước, nó vẫn đông cứng lại nhưng lâu hơn và độ cứng không bằng như ở điều kiện khô. Để giải quyết vấn đề này người ta dùng thêm các chất phụ gia đặc biệt. Tuỳ theo loại xi măng, thành phần phối trộn vữa bê tông, môi trường nước... người ta sẽ quyết định dùng loại phụ gia nào, phương pháp đổ... để bê tông đạt mác nhất định. Trong sông sâu còn đỡ chứ như trong môi trường nước biển sâu hơn và nước biển thì có yếu tố ăn mòn khó xử lý hơn. Trong trường hợp này người ta bắt buộc trộn phụ gia chống ăn mòn cốt thép để công trình đảm bảo độ bền vững và tuổi thọ công trình.
Nguyễn Quang Vinh
Quang Dương
Cũng tuỳ, công trình ở độ sâu nước thấp hơn 100m thì thường làm dàn thép và bê tông, chế tạo trong bờ sau đó kéo ra đánh chìm, (bằng thép thì hạ xuống và đóng cọc móng). Độ sâu lớn khoảng vài trăm đến 1000 người ta dùng các dàn khoan nổi sử dụng neo để cố định. Có vô vàn các kiểu nhưng nhóm gọn lại thì cũng chỉ có vậy