Làm sao tạo hứng thú cho học sinh khi học môn các em không giỏi?

  1. Giáo dục

  2. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

giáo dục

,

kỹ năng mềm

Mình thấy có 1 phương pháp này khá hay. Hãy thay đổi cách diễn đạt và giảng day. Chúng ta luôn luôn là thầy giảng cho trò. 1 người thầy giảng suốt 20 năm. Dù không muốn kiến thức cũng ăn sâu vào xương tủy. Việc này là rất tốt tuy nhiên nó sẽ khiến bài giảng ngày càng kém chất lượng về mặt truyền đạt. Bởi lẽ càng về thế hệ sau các em càng khác so với thế hệ trước. 
Tại sao không phải là học sinh giảng bài. Mình luôn tự hỏi như vậy. Cái nhìn của các thế hệ học sinh rất thú vị.
Đối với học sinh cá biệt thì hơi khó. Nhưng với một học sinh bình thường thì chỉ cần có một phương pháp truyền đạt phù hợp, một bầu không khí phù hợp thì chắc chắn giờ học sẽ khác.
Ví dụ: Thầy giáo 10 năm giảng bài vẫn giảng cây chuối không có cành. Và cả 10 năm ấy các em chỉ biết chép vào vở rằng cây chuối không có cành.
Ngược lại, nếu chúng ta chọn 1 học sinh khá lên giảng bài. Em ấy có thể vẫn nói cây chuối không có cành. Nhưng sẽ có rất nhiều em cho rằng cây chuối có cành. Vậy là chúng ta đã kích thích khả năng suy luận của các em.
Lí do: Trong phản xạ của học sinh người thầy luôn đúng, và nếu sai cũng phải cho là đúng. Ngược lại với 1 học sinh ngang hàng với mình thì sẽ kích thích khả năng tranh biện hoặc đưa ra ý kiến.
Việc này vốn đang áp dụng rất nhiều trong doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi họ luôn biết cách dùng nhân viên của mình để khai thác năng lực của các nhân viên khác. Việc đó giúp môi trường làm việc năng động và có nhiều ý tưởng. Bạn thử nghĩ xem nó sẽ hiệu quả hơn không?
Hơn nữa, khi các em rơi vào trạng thái tranh biện luôn cần 1 đáp án chính xác. Lúc đó sự xuất hiện của người thầy vừa kịp thời vừa đúng lúc. Giá trị của bạn lúc đó nâng cao gấp bội. Quyết định của bạn lúc đó sẽ giống như là anh hùng dẹp loạn vậy. 
Tuy vậy, việc này khá khó. Phải xem khả năng đánh giá và xử lý tình huống của bạn nữa. Bởi lẽ, khi sử dụng phương pháp này  giống như việc vứt 1 những quyển sách thành 1 đống, chỉ nhìn qua bann cũng biết nó thuộc những chủ đề nào. Nếu bạn là người thông thái và giỏi xử lý tình huống, hãy sử dụng phương pháp này. Bọn trẻ rất thích tranh luận. Chúng muốn được chứng tỏ bản lĩnh vì vậy hãy cho chúng cơ hội.
Trả lời
Mình thấy có 1 phương pháp này khá hay. Hãy thay đổi cách diễn đạt và giảng day. Chúng ta luôn luôn là thầy giảng cho trò. 1 người thầy giảng suốt 20 năm. Dù không muốn kiến thức cũng ăn sâu vào xương tủy. Việc này là rất tốt tuy nhiên nó sẽ khiến bài giảng ngày càng kém chất lượng về mặt truyền đạt. Bởi lẽ càng về thế hệ sau các em càng khác so với thế hệ trước. 
Tại sao không phải là học sinh giảng bài. Mình luôn tự hỏi như vậy. Cái nhìn của các thế hệ học sinh rất thú vị.
Đối với học sinh cá biệt thì hơi khó. Nhưng với một học sinh bình thường thì chỉ cần có một phương pháp truyền đạt phù hợp, một bầu không khí phù hợp thì chắc chắn giờ học sẽ khác.
Ví dụ: Thầy giáo 10 năm giảng bài vẫn giảng cây chuối không có cành. Và cả 10 năm ấy các em chỉ biết chép vào vở rằng cây chuối không có cành.
Ngược lại, nếu chúng ta chọn 1 học sinh khá lên giảng bài. Em ấy có thể vẫn nói cây chuối không có cành. Nhưng sẽ có rất nhiều em cho rằng cây chuối có cành. Vậy là chúng ta đã kích thích khả năng suy luận của các em.
Lí do: Trong phản xạ của học sinh người thầy luôn đúng, và nếu sai cũng phải cho là đúng. Ngược lại với 1 học sinh ngang hàng với mình thì sẽ kích thích khả năng tranh biện hoặc đưa ra ý kiến.
Việc này vốn đang áp dụng rất nhiều trong doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi họ luôn biết cách dùng nhân viên của mình để khai thác năng lực của các nhân viên khác. Việc đó giúp môi trường làm việc năng động và có nhiều ý tưởng. Bạn thử nghĩ xem nó sẽ hiệu quả hơn không?
Hơn nữa, khi các em rơi vào trạng thái tranh biện luôn cần 1 đáp án chính xác. Lúc đó sự xuất hiện của người thầy vừa kịp thời vừa đúng lúc. Giá trị của bạn lúc đó nâng cao gấp bội. Quyết định của bạn lúc đó sẽ giống như là anh hùng dẹp loạn vậy. 
Tuy vậy, việc này khá khó. Phải xem khả năng đánh giá và xử lý tình huống của bạn nữa. Bởi lẽ, khi sử dụng phương pháp này  giống như việc vứt 1 những quyển sách thành 1 đống, chỉ nhìn qua bann cũng biết nó thuộc những chủ đề nào. Nếu bạn là người thông thái và giỏi xử lý tình huống, hãy sử dụng phương pháp này. Bọn trẻ rất thích tranh luận. Chúng muốn được chứng tỏ bản lĩnh vì vậy hãy cho chúng cơ hội.
Chào bạn, mình nghĩ bạn có thể tìm hiểu xem em học sinh ấy có sở thích là gì (hoặc thế mạnh ở môn học nào khác) để đưa nội dung này vào bài giảng. Ví dụ học sinh của bạn thích Bóng đá mà ghét Toán, thì bạn có thể đưa ra các dạng bài liên quan đến Bóng đá càng nhiều càng tốt, hoặc nếu học sinh thích game nhưng ngại học Tiếng Anh, thì chúng ta có thể chọn một vài nhân vật trong game để làm ví dụ của bài giảng. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạ mức kì vọng về điểm số và khích lệ thường xuyên nỗ lực của các em ấy. 
Hiểu kĩ căn nguyên việc các em “không giỏi” môn nào đó cũng rất quan trọng (do năng khiếu, do chưa có phương pháp học, do khúc mắc với giáo viên dạy môn ấy, có năng lực tiếp thu nhưng không muốn học, do sức khoẻ có vấn đề, do cha mẹ ép phải giỏi môn khác v.v...)
Mình nghĩ dạy học khá giống với làm thuốc: Bắt đúng bệnh thì mới kê đơn chuẩn để trị bệnh tận gốc.