Làm sao tăng lương cho ngọt?
Đi làm ai lại không muốn được tăng lương, nhưng mỗi lần mình muốn mở miệng đề nghị với sếp dễ thấy kỳ kỳ khó nói.
Nhưng khó nói cũng phải nói chứ không nó làm mình bức bối quá. Vậy thì nói như thế nào cho nó ngọt đây? Mọi người giúp mình với.
kỹ năng mềm
Với câu hỏi là: "Làm sao tăng lương cho ngọt?" "Làm sao đề nghị sếp tăng lương mà không phản cảm?" thì thực ra rất đơn giản.
Trước hết phải khẳng định, một đề nghị tăng thu nhập sau khi bạn đã nỗ lực và có nhiều những đóng góp cụ thể, có giá trị cho tổ chức là điều hoàn toàn bình thường, không hề phản cảm. Thậm chí nó chỉ "hơi phản cảm" nếu đề nghị tăng lương chỉ xuất phát từ nhu cầu cả bạn, chứ không hề căn cứ trên nỗ lực, hay đóng góp của bạn cho tổ chức. "Tôi muốn mức thu nhập 2000$ và hãy giúp tôi đạt được nó", "tôi muốn thành giám đốc", "tôi muốn thành quản lý", "tôi muốn thành chuyên gia, tôi muốn thành thủ tướng". Hãy mạnh dạn nói ra nhu cầu và ước mơ của mình.
Các vấn đề về thu nhập, tiền bạc cần phải thẳng thắn, rõ ràng. Nhiều khi trao đổi vòng vo, ẩn ý khiến hai bên không hiểu mục tiêu và mất thời gian của nhau. Nếu bạn vẫn ngại và cần 1 thông điệp dễ thương hơn thì bạn có thể lựa chọn thông điệp là: "sếp đánh giá em giai đoạn vừa rồi như thế nào? Có định hướng gì cho em tiếp theo không?". Đây là 1 cách nói khác để đo lường việc cấp trên, tập thể ghi nhận đóng góp của mình ở mức độ nào? và tổ chức đang cần mình đóng góp theo chiều hướng nào?
Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn cách nói tránh như vậy, mà không được tăng lương thì đừng trách mình nhé.
Minh Hưng
Với câu hỏi là: "Làm sao tăng lương cho ngọt?" "Làm sao đề nghị sếp tăng lương mà không phản cảm?" thì thực ra rất đơn giản.
Trước hết phải khẳng định, một đề nghị tăng thu nhập sau khi bạn đã nỗ lực và có nhiều những đóng góp cụ thể, có giá trị cho tổ chức là điều hoàn toàn bình thường, không hề phản cảm. Thậm chí nó chỉ "hơi phản cảm" nếu đề nghị tăng lương chỉ xuất phát từ nhu cầu cả bạn, chứ không hề căn cứ trên nỗ lực, hay đóng góp của bạn cho tổ chức. "Tôi muốn mức thu nhập 2000$ và hãy giúp tôi đạt được nó", "tôi muốn thành giám đốc", "tôi muốn thành quản lý", "tôi muốn thành chuyên gia, tôi muốn thành thủ tướng". Hãy mạnh dạn nói ra nhu cầu và ước mơ của mình.
Các vấn đề về thu nhập, tiền bạc cần phải thẳng thắn, rõ ràng. Nhiều khi trao đổi vòng vo, ẩn ý khiến hai bên không hiểu mục tiêu và mất thời gian của nhau. Nếu bạn vẫn ngại và cần 1 thông điệp dễ thương hơn thì bạn có thể lựa chọn thông điệp là: "sếp đánh giá em giai đoạn vừa rồi như thế nào? Có định hướng gì cho em tiếp theo không?". Đây là 1 cách nói khác để đo lường việc cấp trên, tập thể ghi nhận đóng góp của mình ở mức độ nào? và tổ chức đang cần mình đóng góp theo chiều hướng nào?
Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn cách nói tránh như vậy, mà không được tăng lương thì đừng trách mình nhé.
Phạm Hồng Phấn
Mình thấy đến những lúc tái ký hợp đồng là phù hợp để đề nghị tăng lương. Nếu là hợp đồng vĩnh viễn thì khi đủ dữ liệu và đến lúc cần thảo luận với cấp trên thì cứ đề xuất tăng lương thôi.
Mos Dang
Phan Khắc Tài
Chào bạn, câu hỏi ai cũng muốn hỏi nhưng ngại hỏi. Cám ơn bạn vì câu hỏi.
Theo mình, không biết các chuyên gia về nhân sự nói sao chứ tôi thấy điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ mình có thật sự xứng đáng được tăng lương hay không. Nghĩa là những cống hiến của mình cho công ty là quá lớn so với đồng lương và vị trí công việc mà mình đảm nhiệm. Mình mà nghỉ việc thì khó mà tìm ra người thay thế. Tóm lại, công ty đang rất cần mình chứ không phải ai khác, chứ không phải chỉ cần có vị trí của mình.
Lúc đó thì nói như thế nào cũng không quá sai, chỉ có “ngọt” hay không ngọt thôi, vì vàng thật thì đâu bao giờ sợ lửa!
Ngược lại, nếu mình không ở trong vị trí “cửa trên” mà công ty đang cần nhiều đến như vậy thì có nói khéo như thế nào đi nữa cũng thấy sai sai. Đã vậy lời đề nghị mà còn được đưa ra sai thời điểm, ví dụ như ngay lúc công ty đang gặp khó khăn thì thôi khỏi nói, trở thành “lời đề nghị khiếm nhã” đúng nghĩa! Không ai duyệt cả, có khi còn mang hoạ vào thân!
Ngay cả trợ lý cận kề những 12 năm cho tỷ phú Elon Musk (chủ hãng xe hơi điện Tesla nổi tiếng thế giới) mà còn bị việt vị khi xin tăng lương. Không phải ông tỷ phú này hà tiện đâu, mà câu chuyện tăng hay không tăng lương có dính liền với sự công nhận mức độ cống hiến của nhân viên thuộc cấp, dính liền với sự công bằng, với mức lương của những người xung quanh nữa. Có khi chỉ làm một người vui thôi mà toàn thể cơ quan còn lại bị buồn và bất mãn, nên cái chi phí bỏ ra trong trường hợp này là quá lớn.
Bởi vậy mà ngay cả ngài tỷ phú Elon Musk cũng phải đắn đo suy nghĩ. Rồi ông quyết định làm một bài test để thử xem vai trò của người trợ lý của mình quan trọng đến như thế nào. Ông cho người này nghỉ xả hơi 2 tuần, và trong thời gian đó không kêu ai thay thế mà tự mình cáng đáng hết công việc để xem sao.
Kết quả sau 2 tuần: ”không có mợ thì chợ vẫn đông”! No problem. Nghĩa là vai trò của nhân viên trợ lý này cũng không có gì là kinh khủng, vì vậy Elon Musk đã quyết định từ chối lời đề nghị tăng lương này. Hơi khô khan, nhưng đúng theo kiểu Mỹ, rất chuyên nghiệp. Dĩ nhiên người trợ lý đã không còn cơ hội để quay lại cái văn phòng mà mình đã gắn bó 12 năm.
Cho nên, không có gì nguy hiểm bằng lời đề nghị tăng lương. Phải bức bách lắm, phải thấy hợp lý hợp tình lắm mới dám mở miệng. Còn nói như thế nào cho nó “ngọt” thì có nhiều cách nói lắm.