Làm sao khi thấy bản thân khác biệt với những người xung quanh?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

bản thân

,

khác biệt

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Bạn theo dõi clip để lắng nghe câu trả lời đến từ Chuyên gia

Dang Thu Dung
nhé bạn

(Nội dung câu trả lời ở mốc thời gian 8:32)

Trả lời

Bạn theo dõi clip để lắng nghe câu trả lời đến từ Chuyên gia

Dang Thu Dung
nhé bạn

(Nội dung câu trả lời ở mốc thời gian 8:32)

Khác biệt ở đây là theo hai nghĩa:

I. 6 điều về mặt khác biệt "tiêu cực" là sự (sợ hãi, rụt rè, không đúng,...) :

1/ Chạy theo quyền lực và vướng sâu vào nó: Khi loài người có thói quen đi theo một thứ gì đó gọi là quyền lực họ sẽ quên khả năng mình.

2/ Không hài lòng khi người khác thành công hơn mình: Người đặt nặng vấn đề quyền lực cảm thấy bực bội và bị lu mờ khi có ai đó được khen ngợi. Nhưng người thành công không ganh đua theo cách này. Họ cũng thích được công nhận và muốn mọi người cũng được ghi nhận thành quả giống như họ.

3/ Luôn rụt rè sợ hãi, không mạnh dạn không dám đưa ra ý tưởng bản thân mình: một người cảm thấy rụt rè và sợ hải sẽ cảm thấy bản thân không thể đứng trước thực tại và khi họ có ý tưởng hay nhưng lại không dám trình bày hay thuyết trình nó trước công chúng điều này khiến họ trở nên bị động và cảm thấy như mình không thể thoát ra khỏi vòng an toàn làm cho bản thân như luôn ỷ lại vào kẻ khác.

4/ Điều mình thấy như không thể vượt ra/Không thể cũng cố quy luật và cải tiến chúng [nản chí]: Khác với những người thành công trong cuộc sống những người luôn cảm thấy những "problem (vấn đề)" được đặt ra trong cuộc sống như là rào cản của họ, Họ luôn né tránh nó và cảm thấy bản thân dường như không thể giải quyết vấn đề trong xã hội. Điều này dẫn đến khả năng thích nghi môi trường bị suy giảm chỉ trong mong điều gì đó an nhàn cho bản thân và không muốn nhận những khó khăn để vượt qua và thành công. Ví dụ tôi lấy ở đây đó là việc bạn không thể tập gym vì sợ đau cơ nhức khớp, với nổi sợ này bạn sẽ không thể nào mà có cơ thể đẹp hay hoàn hảo hay bạn không thể hít đất nổi 5 cái và cho nó qua mà không khuyến khích bản thân vượt qua như ngày hôm sau phải lên 6 hoặc 7 cái,...

5/ Không lắng nghe người khác: người lắng nghe là người luôn có chỉ số EQ cao (EQ: chỉ số cảm xúc), khi bạn biết lắng nghe bạn sẽ học được cách đồng cảm bản thân mình với người khác, người biết lắng nghe sẽ dễ dàng đạt tỉ lệ vào tập đoàn lớn cao hơn những người có IQ cao mà EQ bản thân thấp.

6/ Không thể gạt bỏ những chuyện vặt vẵn: ví dụ như chọn và ăn những món tương tự, mặc những bộ đồ giống nhau và duy trì những thói quen hằng ngày. Đừng nhầm lẫn giữa “duy trì thói quen” và “cứng nhắc”.

II. 25 điều về mặt khác biệt "tích cực" để thành công và bất bại trong cuộc sống:

1. Họ ghét chạy theo quyền lực.

Họ không quan tâm chạy đua quyền lực hay cố chứng tỏ mình luôn đúng. Người thành công chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề khó khăn và làm những điều thú vị.

2. Họ hài lòng khi người khác thành công.

Người đặt nặng vấn đề quyền lực cảm thấy bực bội và bị lu mờ khi có ai đó được khen ngợi. Nhưng người thành công không ganh đua theo cách này. Họ cũng thích được công nhận và muốn mọi người cũng được ghi nhận thành quả giống như họ.

3. Họ khao khát biến ý tưởng trở thành hiện thực.

Người thành công thích biến ước mơ thành sự thật và giúp người khác thực hiện ước mơ. Bằng nhiều cách khác nhau, người thành công sẽ hiện thực hóa các ý tưởng thành những điều mới mẻ, thú vị, đột phá. Họ không muốn chỉ đơn giản quản lý những điều đã có, mà muốn tạo dựng những thứ chưa tồn tại.

4. Họ là bậc thầy về ý tưởng.

Người thành công dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những ý tưởng mới, để tìm ra cách đạt mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề, để tạo sự khác biệt và phát triển những góc nhìn, cách tiếp cận mới. Khi họ tìm được nhiều cách để suy nghĩ, họ tìm được nhiều cách để hành động.

5. Họ thích tạo ra hoặc củng cố các quy luật.

Các bậc thầy về ý tưởng có khả năng đánh giá những quy luật và tìm cách cải tiến chúng. Họ muốn làm mọi thứ trở nên rõ ràng và xem những quy luật như là vấn đề cần giải quyết hoặc là thử thách cần vượt qua.

6. Họ tin rằng không gì là không thể.

Người thành công không nói “Ừ, vì nó bản chất như vậy”. Ngược lại, họ thấy không có gì không thể thay đổi, và tư duy cũng thế. Định luật vật lý cũng có thể bị phá vỡ; quan điểm từ xa xưa cũng có khi chẳng còn phù hợp với hiện tại. Họ hiểu rằng chỉ cần suy nghĩ, sẽ tìm được cách giải quyết. Thay đổi lối mòn tư duy sẽ tạo ra nhiều điều có thể thực hiện được.

7. Họ thích giải quyết vấn đề.

Những người thành công không ngừng tìm kiếm vấn đề để giải quyết. Có khi chỉ là vấn đề cỏn con, có khi là vấn đề về kỹ thuật, về kinh doanh, về xây dựng đội nhóm… Hãy chia sẻ về một tình trạng “tĩnh”, họ sẽ tìm ra “vấn đề” cần giải quyết

8. Họ biết tự đánh giá bản thân.

Họ luôn nhìn lại mình và tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn để ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn tất cả, người thành công luôn trung thực với chính bản thân mình.

9. Họ tích cực lắng nghe lời góp ý

Người thành công luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp vì họ xem trọng việc hoàn thiện bản thân hơn cái tôi của mình. Họ xem lời góp ý là sự khai sáng; vì họ hiểu rõ giới hạn kỹ năng chuyên môn của bản thân. Chắc chắn bạn sẽ thành người hùng khi chỉ ra những điều cần cải thiện, vì bạn đã giúp họ thấy được điều mà họ không thấy.

10. Họ chủ động tạo ra bản thân mình trong tương lai.

Người thành công thường nhận thấy bản thân là kẻ thù lớn nhất kiềm hãm nội lực của chính mình. Họ cho rằng rào chắn giữa “họ là ai” và “họ muốn gì” chính là bản thân họ. Vì thế, người thành công luôn cố gắng để trở nên tốt hơn ngày hôm qua, dù những người xung quanh chỉ muốn họ nghỉ ngơi.

11. Họ gạt bỏ những chuyện vặt.

Hãy nhìn các bức ảnh của Albert Einstein, bạn sẽ nghĩ “Có vẻ ông ta không bao giờ thay đồ?”. Sự thật là ông ta có nhiều bộ quần áo giống nhau mà thôi. Người thành công có khuynh hướng hệ thống hóa để không tốn thời gian phải suy nghĩ hoặc quyết định quá nhiều. Họ ăn những món tương tự, mặc những bộ đồ giống nhau và duy trì những thói quen hằng ngày. Đừng nhầm lẫn giữa “duy trì thói quen” và “cứng nhắc”. Người thành công sẽ thay đổi thói quen ngay khi họ thấy nó không ổn hoặc có cơ hội hoàn thiện hơn.

12. Họ lấy phần thưởng bản thân làm đòn bẩy.

Với người thành công, được làm “việc muốn làm” chính là phần thưởng sau khi đã làm hầu hết những “việc phải làm”. Họ luôn liên tục hoàn thiện và kết quả đạt được chính là phần thưởng cho bản thân.

13. Họ tin rằng họ luôn ở thế chủ động

Người bình thường quá xem trọng may mắn. Nếu thành công, đó là nhờ may mắn; nếu thất bại, chỉ là may mắn chưa đến. Người thành công lại thấy chính hành động của họ mới là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại.

14. Họ sẽ không nản chí khi gặp thất bại.

Người thành công không xem thất bại là một đòn giáng mạnh vào cái tôi của họ. Thất bại chỉ là một vấn đề mà trong tương lai có thể giải quyết được

15. Làm mọi việc với tất cả khả năng.

Người thành công không làm việc “tùy hứng”. Họ luôn hướng đến “mục tiêu” cuối cùng, và luôn có lí do cho những việc họ đang làm. Họ không sợ hãi và không để cảm xúc ảnh hưởng đến ý tưởng, hành động. Họ chỉ muốn phát triển và làm thế giới tốt lên.

16. Người tân tiến, kẻ cổ hủ: Những người tân tiến luôn có những suy nghĩ sâu rộng hơn. và luôn sẵn sàng mạo hiểm, nắm bắt sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại vào sự nghiệp của mình.

Thời buổi hiện đại, văn minh không có chỗ cho những tư duy cổ hủ, lạc hậu tồn tại. Nếu cứ đem những suy nghĩ và việc làm cổ hủ áp đặt cho sự phát triển của xã hội thì ngay chính bản thân người đó đã là một kẻ thất bại.

17. Người chăm chỉ đọc sách và kẻ chỉ biết xem tivi: Sách là báu vật vô giá của sự thành công, đó là những chia sẻ kinh nghiệm về sự thành công cũng như những lý do thất bại của người đi trước.

Những người thành công luôn biết lựa chọn cho mình những cuốn sách phù hợp và bổ ích để tạo động lực cho sự thành công.

Xem tivi chỉ giúp chúng ta giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng chứ nó không cho chúng ta tích lũy được nhiều kiến thức.

Nếu cứ mãi chìm trong những bộ phim không có thực, lãng phí thời gian của bản thân thì một ngày nào đó ta sẽ sớm trở thành kẻ thất bại.

18. Người luôn biết tha thứ và quên đi, kẻ chỉ biết nuôi hận trong lòng: Những người có lòng bao dung, không để bụng những điều nhỏ nhặt của người khác. Luôn biết tha thứ và quên đi mọi thù hận là những người có tầm nhìn và luôn tiến lên phía trước.

19. Kẻ không biết mình muốn gì và người luôn có mục tiêu rõ ràng

Ranh giới giữa thành công và thất bại là chính sự nhận thức của bản thân chúng ta. Một người luôn biết mình muốn gì và luôn biết phải làm gì để đạt được điều mình muốn sẽ thành công.

Những kẻ thất bại luôn nghe ngóng nhiều thứ từ nhiều hướng để rồi cuối cùng chẳng biết hướng nào để đi. Trong khi người thành công thì ngược lại, họ kiên định cho riêng mình một hướng đi rõ ràng.

20. Giấu kiến thức và chia sẻ kiến thức: Kiến thức là vô tận, kiến thức có trong cá nhân mỗi người chẳng là gì so với lượng thông tin khổng lồ có ở bên ngoài. Nếu cứ khư khư giữ kiến thức cho riêng mình mà không chịu chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ người khác thì rất khó có thể đem lại thành công cho mình.

Một người thành công luôn biết chia sẻ những kiến thức mình có được và tiếp nhận những kiến thức mình còn thiếu từ người khác.

Vì họ biết chỉ những kiến thức mà họ có được thôi là chưa đủ để có được thành công.

21. Luôn có mục tiêu rõ ràng và không bao giờ đặt mục tiêu cho mình:

Mục tiêu luôn là yếu tố quyết định xem bạn có tới được đích hay không. Một người có được mục tiêu rõ ràng và luôn có hướng đi phù hợp với mục tiêu mình đã đặt ra thì con đường đến được thành công là không hề khó.

Tuy nhiên, với những người không có mục tiêu rõ ràng thì họ sẽ rất khó để tới được đích.

22. Hay đổ lỗi cho người khác và biết nhận trách nhiệm về mình:

Trong cuộc sống, không ai là không bao giờ mắc sai lầm. Quan trọng là khi mắc lỗi, có những người luôn biết nhận trách nhiệm về bản thân để sửa sai và khắc phục lỗi lầm đã gây ra.

Ngược lại, lại có những kẻ chẳng bao giờ biết nhận lỗi, luôn đổ trách nhiệm cho người khác để trốn tránh.

23. Những kẻ luôn lan tỏa nỗi buồn và người biết đem lại niềm vui:

Những người thích đem lại nỗi buồn cho người khác luôn có những suy nghĩ tiêu cực, nhỏ nhen và luôn thất bại trong cuộc sống.

Ngược lại, mang lại niềm vui cho mọi người cũng là tự tạo ra niềm vui cho bản thân tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.

24. Một kẻ nghĩ mình biết tuốt và người luôn tìm tòi, học hỏi:

Những kẻ luôn nghĩ mình biết tuốt thì giống như con ếch ngồi đáy giếng vậy. Luôn tự cao, tự đại và tự cho mình là giỏi thì sớm muộn gì cũng bị tụt hậu dưới đáy của xã hội.

Những người luôn tìm tòi, học hỏi những điều mình chưa biết. Tích lũy kinh nghiệm cho bản thân từng ngày đó mới là những người thành công.

25. Kìm hãm sự thăng tiến của người khác và thúc đẩy sự phát triển:

Những kẻ luôn có tư tưởng muốn kìm hãm sự phát triển của người khác, không muốn ai hơn mình thì những kẻ đó vô tình cũng đang tự kìm hãm lại sự phát triển của bản thân và sớm muộn cũng gặp thất bại.

Thúc đẩy sự phát triển của người khác cũng là đang kích thích sự sáng tạo, tiến lên của chính bản thân mình. Những người có tầm nhìn xa luôn là những người thành công.

*KẾT LUẬN:

==>"Hãy chấp nhận sự khác biệt" <==

Cuộc sống vốn là thế giới đa dạng, phong phú, đầy màu sắc và mỗi người là một cá thể độc lập với những quan điểm sống khác nhau. Vậy khó có thể bắt người khác giống mình về sở thích, thói quen, tính cách… Điều quan trọng là mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Muốn có được suy nghĩ và hành xử đúng đắn, chúng ta cần biết chấp nhận sự khác biệt, hướng đến một cách sống bao dung, rộng lượng. Điều đó giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, điều đó có nghĩa là bạn đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành. Nếu bạn biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống rồi sẽ mỉm cười với bạn. Tôn trọng sự khác biệt không phải là bạn đã tự đánh mất mình, mà đó là văn hóa ứng xử cần phải có của mỗi người. Tôn trọng sự khác biệt, bạn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi của mình.

Mỗi người đều có cách sống riêng của mình. Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người. Sống tốt cuộc sống của mình, không kỳ thị, xoi mói, xâm phạm vào đời tư của người khác. Sống với thái độ kỳ thị, chỉ làm cho mối quan hệ của chúng ta ngày càng xấu đi. Ai cũng có một lẽ sống, một niềm tin, họ sống và suy nghĩ theo cách của mình. Chúng ta cần phải nhìn nhận và tôn trọng điều đó, không nên áp đặt, bắt họ sửa đổi theo ý muốn của mình. Chính sự khác biệt của mỗi người tạo nên một bức tranh đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết dung hòa và chấp nhận sự khác biệt. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều tốt đẹp. Để cảm nhận được điều đó, chúng ta hãy dùng tấm lòng bao dung của mình, đồng thời gạt bỏ những suy nghĩ không tốt về người khác, quan tâm đến những điều tốt đẹp và sự tử tế của họ. Mỗi người có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng giá trị của người khác cũng chính là ta trân trọng chính mình. Vì vậy, ta không cần phải hạ thấp ai để khẳng định giá trị của bản thân.

Nếu chúng ta biết đón nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mối quan hệ của chúng ta ngày càng được mở rộng và gần gũi nhau hơn. Mỗi người với một quan điểm sống, một trạng thái cảm xúc riêng sẽ điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.

Khác biệt theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực. Nếu tích cực thì không việc gì bạn phải lăn tăn suy nghĩ cả, có thể mọi người còn đang nhìn vào bạn để học tập. Nhưng tiêu cực thì phải xem xét

Làm sao mà phải làm sao?