Làm sao để xác định được 1 công ty có phù hợp với mình hay không?
Mình đang có ý định ra Tết sẽ xin nghỉ việc ở công ty, vì cảm thấy không phù hợp với văn hóa ở đây, mặc dù mình cũng đang làm việc đúng chuyên ngành. Phải chăng ở đâu cũng vậy, phải làm việc một thời gian mới có thể biết được mình hợp hay không ư?
kỹ năng mềm
Có 1 số bí quyết sau, bạn tham khảo nhé!
Do thám văn hóa trong công ty
Một mẹo nhỏ để xem công ty này có hoạt động theo đúng những gì họ quảng cáo hay không là kiểm tra phần nội dung trên tài khoản xã hội của họ. Bạn có thể đọc những thông tin đáng tin cậy về một tổ chức, ví dụ, như trên LinkedIn, bằng cách gõ tên họ rồi vào mục “Nội dung” thay vì trang chủ định sẵn. Điều này sẽ giúp bạn đào sâu về phía công ty qua các bài đăng. Từ đó có cái nhìn tổng quát về hình ảnh công ty nói chung, và ý kiến cá nhân của những đối tượng đang làm trong công ty nói riêng. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để thu thập đa dạng thông tin về “người thật việc thật”, đồng thời hiểu rõ hơn về cuộc sống trong cơ quan. Tất nhiên những tổ chức nhỏ thì hiếm khi có những trường hợp hoạt ngôn như thế này, nhưng đây thật sự là một cách hay để nắm được cốt lõi hoạt động của công ty và những chính sách thiết thực từ phía họ.
Tra cứu văn hóa công ty
Một lựa chọn khác bạn có thể thử là nhờ đến sự tư vấn của anh Google và tự thân vận động, thỏa sức tìm kiếm với vô vàn những trang báo, tin tức, bài viết nóng hổi. Chỉ cần gõ tên công ty rồi nhấn enter là bạn đã tiếp cận được với những nguồn tham khảo ấy rồi. Và đừng nên bỏ qua những nhận xét, góp ý của công chúng trên mạng xã hội qua các cộng đồng trên Facebook, Reddit cùng nhiều diễn đàn khác nữa nhé!
Lấy ví dụ như Ebay chẳng hạn. Họ có một tài khoản “Một ngày làm việc ở eBay” trên Instagram, nơi trưng bày cảnh hậu trường thường nhật bên trong tổ chức, bao gồm những công đoạn nhân viên phải thực hiện kèm theo đủ mọi loại dự án khác nhau. Đây quả thực là một sáng kiến không tồi để mở rộng văn hóa công ty đến với những nhà đầu tư ngoài các nguồn đánh giá trên trang chủ Glassdoor.
Tra hỏi về phía công ty như cách họ phỏng vấn bạn
Tôi luôn khuyến khích những người đang tìm việc làm rằng hãy mạnh dạn lên tiếng đặt câu hỏi bên cạnh việc trả lời những lời chất vấn được đưa ra trong quá trình phỏng vấn. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội đó khi họ cho phép bạn trình bày thắc mắc. Ví dụ như nếu bạn coi trọng giá trị cộng đồng thì bạn nên yêu cầu bên tuyển dụng cung cấp thông tin về dự án hỗ trợ xã hội được đưa vào thi hành gần đây nhất. Quan trọng là bạn biết được mục tiêu của mình nằm ở đâu để từ đó đặt những câu hỏi gắn liền với những tiêu chuẩn đó để đưa ra quyết định đúng đắn nhất từ quá trình vấn đáp.
Thu thập kinh nghiệm thông qua các buổi phỏng vấn thông tin (Informational Interviews)
Không có gì bằng trò chuyện trực tiếp với nhân viên đã và đang làm cho công ty bạn dự định nộp đơn vào cả. Hoặc nếu như bạn không thể tìm được chính xác ai trong số họ thì bạn cũng có thể trao đổi với những người đầu quân cho các doanh nghiệp tương tự. Hãy nhớ chia sẻ quan điểm và tiêu chí bạn đặt ra và lưu tâm đến những lời phản hồi, gợi ý và kinh nghiệm cá nhân về hoạt động trong công ty rồi tự đánh giá xem mình có nên gắn bó với chỗ làm này lâu dài hay không.
Tập trung vào tiểu tiết trong suốt quá trình phỏng vấn
Nói ngắn gọn thì buổi phỏng vấn là cơ hội trọng điểm giúp bạn xác định được giá trị của một công ty qua cách họ thảo luận và ứng xử. Nếu họ liên tục mắc lỗi, thiếu tinh tế hoặc hành động chưa chuyên nghiệp theo những gì bạn mong muốn thì bạn đã có thể chỉ điểm được ngay hệ thống làm việc của toàn công ty rồi. Chính những chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ đó sẽ giúp bạn định đoạt tổ chức tương xứng với mình.
Đào Mai Hương
Có 1 số bí quyết sau, bạn tham khảo nhé!
Do thám văn hóa trong công ty
Một mẹo nhỏ để xem công ty này có hoạt động theo đúng những gì họ quảng cáo hay không là kiểm tra phần nội dung trên tài khoản xã hội của họ. Bạn có thể đọc những thông tin đáng tin cậy về một tổ chức, ví dụ, như trên LinkedIn, bằng cách gõ tên họ rồi vào mục “Nội dung” thay vì trang chủ định sẵn. Điều này sẽ giúp bạn đào sâu về phía công ty qua các bài đăng. Từ đó có cái nhìn tổng quát về hình ảnh công ty nói chung, và ý kiến cá nhân của những đối tượng đang làm trong công ty nói riêng. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để thu thập đa dạng thông tin về “người thật việc thật”, đồng thời hiểu rõ hơn về cuộc sống trong cơ quan. Tất nhiên những tổ chức nhỏ thì hiếm khi có những trường hợp hoạt ngôn như thế này, nhưng đây thật sự là một cách hay để nắm được cốt lõi hoạt động của công ty và những chính sách thiết thực từ phía họ.
Tra cứu văn hóa công ty
Một lựa chọn khác bạn có thể thử là nhờ đến sự tư vấn của anh Google và tự thân vận động, thỏa sức tìm kiếm với vô vàn những trang báo, tin tức, bài viết nóng hổi. Chỉ cần gõ tên công ty rồi nhấn enter là bạn đã tiếp cận được với những nguồn tham khảo ấy rồi. Và đừng nên bỏ qua những nhận xét, góp ý của công chúng trên mạng xã hội qua các cộng đồng trên Facebook, Reddit cùng nhiều diễn đàn khác nữa nhé!
Lấy ví dụ như Ebay chẳng hạn. Họ có một tài khoản “Một ngày làm việc ở eBay” trên Instagram, nơi trưng bày cảnh hậu trường thường nhật bên trong tổ chức, bao gồm những công đoạn nhân viên phải thực hiện kèm theo đủ mọi loại dự án khác nhau. Đây quả thực là một sáng kiến không tồi để mở rộng văn hóa công ty đến với những nhà đầu tư ngoài các nguồn đánh giá trên trang chủ Glassdoor.
Tra hỏi về phía công ty như cách họ phỏng vấn bạn
Tôi luôn khuyến khích những người đang tìm việc làm rằng hãy mạnh dạn lên tiếng đặt câu hỏi bên cạnh việc trả lời những lời chất vấn được đưa ra trong quá trình phỏng vấn. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội đó khi họ cho phép bạn trình bày thắc mắc. Ví dụ như nếu bạn coi trọng giá trị cộng đồng thì bạn nên yêu cầu bên tuyển dụng cung cấp thông tin về dự án hỗ trợ xã hội được đưa vào thi hành gần đây nhất. Quan trọng là bạn biết được mục tiêu của mình nằm ở đâu để từ đó đặt những câu hỏi gắn liền với những tiêu chuẩn đó để đưa ra quyết định đúng đắn nhất từ quá trình vấn đáp.
Thu thập kinh nghiệm thông qua các buổi phỏng vấn thông tin (Informational Interviews)
Không có gì bằng trò chuyện trực tiếp với nhân viên đã và đang làm cho công ty bạn dự định nộp đơn vào cả. Hoặc nếu như bạn không thể tìm được chính xác ai trong số họ thì bạn cũng có thể trao đổi với những người đầu quân cho các doanh nghiệp tương tự. Hãy nhớ chia sẻ quan điểm và tiêu chí bạn đặt ra và lưu tâm đến những lời phản hồi, gợi ý và kinh nghiệm cá nhân về hoạt động trong công ty rồi tự đánh giá xem mình có nên gắn bó với chỗ làm này lâu dài hay không.
Tập trung vào tiểu tiết trong suốt quá trình phỏng vấn
Nói ngắn gọn thì buổi phỏng vấn là cơ hội trọng điểm giúp bạn xác định được giá trị của một công ty qua cách họ thảo luận và ứng xử. Nếu họ liên tục mắc lỗi, thiếu tinh tế hoặc hành động chưa chuyên nghiệp theo những gì bạn mong muốn thì bạn đã có thể chỉ điểm được ngay hệ thống làm việc của toàn công ty rồi. Chính những chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ đó sẽ giúp bạn định đoạt tổ chức tương xứng với mình.
Nguyễn Quang Vinh
Mình nghĩ bạn đừng nên tìm 1 công ty phù hợp với mình mà nên tìm 1 công việc phù hợp với mình rồi thích ứng để phù hợp với công ty. Công ty là 1 tập thể lớn, bạn là 1 cá nhân. Có rất nhiều công ty, nhưng những công ty đó đều tập hợp từ những cá nhân như bạn. Nên việc bạn muốn gom 1 nhóm những người phù hợp với bạn lại để công ty trở nên phù hợp với mình thì chỉ có bạn tự lập công ty và tuyển nhân viên thôi. Vậy nên, như đã nói bạn nên thích ứng để phù hợp, thích ứng là cái tuyệt vời nhất của sinh vật, con người lại càng cao hơn nữa (nên đến Mặt Trăng còn có dấu giày con người), thì sao bạn lại ko sử dụng món quà tổ tiên truyền lại đó cho cuộc sống của mình.
Tất nhiên, có những thứ ko thể thích ứng nổi, thì nhảy việc ko phải là xấu. Nhưng làm việc tốt nhất nên có tư tưởng hướng lên, kiểu nào cũng làm được, kiểu gì cũng chơi được thì mới có thể phát triển tốt về sau nữa. Chúc bạn sớm tìm được 1 nơi làm việc mới.