Làm sao để vượt qua áp lực học tập ạ?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

Cụ thể là năm em là năm cuối cấp nên học rất nhiều và em hoàn toàn chưa thích nghi được việc này. Ngoài học ở trường ra thì em còn học thêm mấy cua học kèm, mà cuối cấp nên thầy cô ở trường cũng nghiêm hơn . Dạo này em cũng đuối quá không biết trụ nổi tới khi thi được không nữa. Mọi người có ai từng vượt qua được chỉ em với, em sợ mình chạy không theo nổi mấy bạn rồi

Từ khóa: 

sức khoẻ

,

tâm lý học

Chào em, anh nghĩ nếu em cảm thấy đuối sức thì nên chia sẻ điều này với cha mẹ và chủ động dừng những lịch học em cảm thấy chưa thực sự cần thiết. Cuối cấp là thời điểm mà các bạn học sinh bị áp lực, cha mẹ lo lắng, thầy cô tăng ca. Nhưng anh nghĩ học tập không phải "mỳ ăn liền", cứ nhồi nhét như gà vịt cho nhanh tăng cân hay giải đề như cái máy để thành máy dập đề. Não bộ con người cần có thời gian ngấm thông tin để xử lý thông tin thành kiến thức, em ạ. 

Hơn nữa, học tập là một chặng đường dài. Ai chạy bứt tốc, nước rút ngay từ những chặng đầu thì sẽ kiệt quệ không thể tới đích. Nên em hãy giữ nhịp độ học tập đều đặn, bền bỉ và quan trọng nhất là giữ sức khỏe cho tinh thần sảng khoái, não bộ minh mẫn nhé em. Nếu quan sát thế giới tự nhiên em sẽ thấy hổ, báo, sư tử, gấu, voi đều là những sinh vật rất mạnh. Sở dĩ chúng mạnh vì chúng không chạy hùng hục suốt cả ngày, gầm rú vô bổ mà chúng biết lúc nào cần giữ sức, lúc nào cần bung sức.

Qua đây anh cũng nhắn nhủ các bạn học sinh là đừng đợi đến cuối cấp mới học, các bậc cha mẹ và thầy cô cũng đừng có đợi đến cuối cấp mới nghiêm. Con người không phải là cái máy để thích nhanh thì nhanh mà muốn chậm là chậm, thêm nhiên liệu là đốt được giai đoạn.

Chúc em học tập tốt.

Trả lời

Chào em, anh nghĩ nếu em cảm thấy đuối sức thì nên chia sẻ điều này với cha mẹ và chủ động dừng những lịch học em cảm thấy chưa thực sự cần thiết. Cuối cấp là thời điểm mà các bạn học sinh bị áp lực, cha mẹ lo lắng, thầy cô tăng ca. Nhưng anh nghĩ học tập không phải "mỳ ăn liền", cứ nhồi nhét như gà vịt cho nhanh tăng cân hay giải đề như cái máy để thành máy dập đề. Não bộ con người cần có thời gian ngấm thông tin để xử lý thông tin thành kiến thức, em ạ. 

Hơn nữa, học tập là một chặng đường dài. Ai chạy bứt tốc, nước rút ngay từ những chặng đầu thì sẽ kiệt quệ không thể tới đích. Nên em hãy giữ nhịp độ học tập đều đặn, bền bỉ và quan trọng nhất là giữ sức khỏe cho tinh thần sảng khoái, não bộ minh mẫn nhé em. Nếu quan sát thế giới tự nhiên em sẽ thấy hổ, báo, sư tử, gấu, voi đều là những sinh vật rất mạnh. Sở dĩ chúng mạnh vì chúng không chạy hùng hục suốt cả ngày, gầm rú vô bổ mà chúng biết lúc nào cần giữ sức, lúc nào cần bung sức.

Qua đây anh cũng nhắn nhủ các bạn học sinh là đừng đợi đến cuối cấp mới học, các bậc cha mẹ và thầy cô cũng đừng có đợi đến cuối cấp mới nghiêm. Con người không phải là cái máy để thích nhanh thì nhanh mà muốn chậm là chậm, thêm nhiên liệu là đốt được giai đoạn.

Chúc em học tập tốt.