Làm sao để vừa là chính mình mà sự nghiệp vẫn thăng hoa, khởi sắc?
Xin chào các anh chị.
Em có câu hỏi, một câu hỏi đã khiến em rất băn khoăn trăn trở suy nghĩ rất nhiều nhưng không thể đi được kết luận cuối cùng.
Đó là làm sao để có thể vừa được sống là chính mình, sống thật với chính mình trong công việc, cuộc sống, xã hội mà vẫn vừa thành công trong công việc sự nghiệp đi lên vậy ạ ?
Em xin cảm ơn
là chính mình
,be your self
,tâm sự cuộc sống
,kỹ năng mềm
A. Bạn muốn sống được là chính mình bạn phải đảm bảo bạn có năng lực làm được 3 điều sau:
1. Xác định được giá trị cốt lõi của mình để có kim chỉ nam trong cuộc sống và trung thành với nó đến cùng.
2. Không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh bao gồm thái độ, lời nói, suy nghĩ, và cả thành tựu của người khác.
3. Không ngừng tự trau dồi và phát triển bản thân, bao gồm cả tìm cách vượt qua những khuyết điểm của mình và phát huy ưu điểm của mình.
B. Bạn muốn sự nghiệp thăng hoa và khởi sắc bạn cần làm những điều sau:
1. Giỏi chuyên môn
2. Tạo dựng các mối quan hệ tốt trong công việc
3. Có chính kiến và khéo léo.
Đọc những nội dung trả lời của bạn với mọi người bên dưới, mình thấy có vẻ bạn đang nhập nhằng mục A và B với nhau.
Thứ nhất, A và B không phải hai mệnh đề đối lập, sự thật là bạn hoàn toàn có thể hài hòa chúng với nhau. Thậm chí, nếu không là chính mình, không có chính kiến riêng thì bạn sẽ không bao giờ thăng tiến trong sự nghiệp như bạn muốn.
Thứ hai, nếu bạn coi là chính mình tức là khăng khăng thái độ cố hữu và đẩy xa tất cả các mối quan hệ xung quanh thì mình nghĩ bạn chưa hiểu định nghĩa là chính mình là như thế nào đâu.
Bản thân mình là một người hướng nội, điều này xuất phát từ bản tính + sự nuôi dạy khắt khe và nhiều vấn đề của gia đình + sự xung đột của các luồng tư tưởng + những trải nghiệm không vui trong quá khứ + vấn đề tâm lý. Mình có đầy đủ các yếu tố của một cá nhân xa lánh xã hội điển hình: thích đi một mình, làm gì cũng một mình, cực ít bạn bè, gần như không có bạn thân, ít khi tham dự được vào câu chuyện của các đội nhóm, không hòa đồng với tập thể. Lần đầu tiên mình đi làm, mình run bắn lên và bị đau dạ dày mỗi khi nói chuyện với sếp. Tuy nhiên, mình ý thức được việc muốn tồn tại trong xã hội này, ít nhất là muốn có một công việc tốt, mình cần chứng minh được năng lực của mình. Vậy để làm điều đó mình đã làm gì?
- Mình đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về bản thân, để vạch ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, những điều mình thích và không thích;
- Tiếp đó, mình tìm cách khắc phục điểm yếu, và xem xét những cách khắc phục đó có điểm nào mình không thích không;
- Với những điểm mình không thích, mình lại tiếp tục xem xét mình có thể chấp nhận cái gì và cái gì mình tuyệt đối không chấp nhận được. Ví dụ mình có thể chấp nhận việc ngồi lắng nghe mọi người nói chuyện nhưng tuyệt đối không chấp nhận việc nói xấu hay đàm tiếu về người khác, vậy thì mình sẽ không tham gia vào cuộc đàm tiếu nào. Ví dụ mình chấp nhận nói chuyện tử tế với mọi người như nói đầy đủ chủ vị, vui vẻ với mọi người nhưng sẽ nói không khi cần thiết chứ không thỏa hiệp với mọi thứ.
Đây là một số trải nghiệm của mình, tuy nhiên, tin mình đi, bạn luôn có thể thỏa hiệp với một vài điều mà không làm mất đi cái "chất riêng" của mình. Quan trọng bạn xác định được mình có gì, bạn cần quyết liệt khi cần thiết nhưng cũng cần mềm mỏng lúc cần. Cái đó gọi là sự linh hoạt. Mình chưa bao giờ để cho người khác nhầm nhọt rằng mình là một người dễ tính hay xu nịnh nhưng đồng thời mình cũng không khiến cho ai cảm thấy họ bị thiếu tôn trọng. Con người là loài động vật xã hội, bạn không bao giờ tồn tại được trong xã hội nếu không có lúc cần đến ai đó. Bạn cá tính là tốt nhưng cá tính cũng cần gọt giũa để trở nên sắc sảo. Một viên ngọc quý là một viên ngọc được mài giũa chứ không phải một viên ngọc thô.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lena Et Films
Lê Minh Hưng
Chào bạn trẻ. Mình hiểu mâu thuẫn, băn khoăn của bạn bởi mình cũng từng trải qua gia đoạn đó. Khi còn trẻ mình thấy những người thành công thường rất khôn khéo, ăn nói chừng mực, có phần hơi "giả tạo", không thật lòng. Họ có thể sẵn sàng làm những điều mà bản thân họ không thích, miễn là được việc, là có lợi. Khi đó mình thấy ghét những con người giả trân đó. Mình đã từng chọn thà không phát triển, không thành công chứ không thể đánh mất bản sắc, con người và sự tử tế của mình.
Sau này khi đã chinh chiến nhiều năm, đọc nhiều sách và tham vấn rất nhiều bậc trí giả trong xã hội, mình dần dần vỡ lẽ ra. Để thành công thì:
Tựu chung lại, thành công thì bạn phải hiểu chính mình, phải là phiên bản tốt nhất của chính mình. Bạn phải hiểu những cuộc chơi bạn đang tham gia và hoàn thành nó đúng cách.
Nguyễn Thị Thu Hương
Ơ thế xin phép hỏi tiểu chủ: Điều gì ngăn cản em là chính mình trong công việc sự nghiệp vậy?
Eva Chia Sẻ
Đạt Nguyễn
Blue Sapphire
Câu trả lời của bạn Lena đầy đủ quá nên mình chỉ có góp ý thêm với bạn là nếu muốn là chính mình thì hãy trung thực với mình đến tận cùng. Đã trung thực thì tự bạn sẽ hiểu rõ bản thân và từ đó đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp và làm mình vui vẻ.
Một sự nghiệp thăng hoa phụ thuộc vào năng lực cá nhân cũng như môi trường sống và làm việc của bạn. Càng sống thật với bản thân bao nhiêu thì bạn càng tự tin và có nhiều tiềm năng để tăng cường năng lực cá nhân cũng như củng cố các mối quan hệ xã hội phục vụ công việc. Như vậy có thể thấy bạn không cần đau đầu nghĩ xem làm nào vừa là mình lại vừa thăng hoa khi đi làm vì bản chất hai vấn đề này xuất phát từ một gốc.
Poli Sali
Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kỹ năng và yêu thích công việc mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó.
Mặc khác, tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình sẽ giúp định hướng nghề nghiệp và dẫn bạn đến thành công. Một ví dụ điển hình cho việc can đảm theo đuổi giá trị bản thân chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra máy tính Mac. Dù chán ghét việc học tập ở môi trường đại học nhưng Steve Jobs lại có một niềm đam mê đặc biệt với các kiểu chữ. Chính niềm say mê này đã khiến ông theo học một khóa luyện viết chữ đẹp. Tại đây, ông đã học hỏi mọi thứ về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí tự khác nhau và về kỹ thuật in. 10 năm sau, Jobs cho ra đời chiếc máy tính Mac đầu tiên với một đặc điểm chưa từng có: người dùng có thể tùy chọn các kiểu font chữ phong phú và nhìn thấy kiểu chữ hiển thị ngay trên màn hình chứ không cần phải đợi cho đến khi in ra. Khi tham gia khóa học viết chữ đẹp này, hẳn Steve Jobs không hề nghĩ đến việc một ngày mình sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào.
Với cách làm này, bạn có thể khám phá ra rất nhiều giá trị đem đến hiệu quả cho công việc. Bước cuối cùng, hãy cẩn thận suy xét và “tuyển chọn” những giá trị cao nhất. Đây có lẽ là công việc khó khăn và quan trọng nhất. Khó khăn vì bạn phải nhìn sâu vào chính bản thân mình và quan trọng vì chính những giá trị mà bạn cho là quý giá nhất của bản thân sẽ làm nên sự khác biệt của bạn. Sau khi đã xác định được các giá trị “đắt” nhất của bản thân, bạn hãy không ngừng xây dựng và bồi đắp để các giá trị này ngày càng phát triển. Nếu như khi tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt niềm tin vào ứng viên có những giá trị phục vụ cho công việc vượt trội hơn những ứng viên khác thì trong khi làm việc, những giá trị nổi trội của bạn sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và mở rộng con đường thăng tiến.
June Nguyễn