Làm Sao Để Viết Nhanh Nhưng Nội Dung Vẫn Chất Lượng?
Mình từng cho rằng viết nhanh dễ làm giảm chất lượng nội dung do không suy nghĩ thấu đáo trong quá trình viết. Bởi người ta nói: viết nhanh thì… dễ ẩu, để rồi sau khi hoàn thành lại mất nhiều thời gian cho biên tập câu cú, bổ sung ý tưởng còn thiếu.
Nếu như trước đây, mình từng phải mất từ ba đến bốn tiếng đồng hồ cho một bài viết khoảng 700-1000 từ thì bây giờ, mình đã viết được 2000 từ chỉ khoảng trong 60 phút. Nghĩa là khoảng 30 phút, mình viết được 1000 từ, chưa tính thời gian hoàn thiện. Chưa bàn đến sự xuất sắc, nhưng với mình nội dung những bài viết như thế gần như đã trọn vẹn
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể viết nhanh mà vẫn giữ được chất lượng nội dung, chỉ cần chúng ta biết cách.
1. Tăng tốc độ đánh máy
Tăng tốc độ đánh máy là bước đầu tiên để bạn có thể viết nhanh hơn. Dù cho bạn có thể duy trì sự tập trung tốt đến đâu trong thời gian dài và ý tưởng tuôn trào nhiều thế nào, nếu tốc độ đánh máy của bạn còn chậm, bạn sẽ không bao giờ viết nhanh được.
Trước hết, bạn nên kiểm tra tốc độ đánh máy hiện tại ở trang
2. Hãy lập danh sách mỗi khi có ý tưởng
Bạn đã và đang lãng phí bao nhiêu thời gian để tìm ý tưởng cho một bài viết? Lên ý tưởng khi lập kế hoạch theo tháng/quý/năm hoặc theo yêu cầu (brief) với nhiều cây viết trong thời gian có hạn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Bạn chẳng thể ngồi xuống rồi tự nói chính mình rằng “Ê não, trong 30 phút nghĩ giúp ta 30 ý tưởng hay ho đi”. Ý tưởng là một thứ mà chúng ta khó lòng kiểm soát, nó đến và đi cực kỳ ngẫu hứng. Bản thân tôi từng mất cả buổi để tìm ý tưởng cho một bài viết, rồi cố gắng viết thật nhanh cho kịp deadline. Kết quả, bài viết bị phản hồi khá tệ về chất lượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo thói quen ghi chép lại ý tưởng. Không phải tất cả ý tưởng bạn nghĩ ra đều hay ho, nhưng sẽ có một số ý tưởng làm cầu nối đưa bạn đến những ý tưởng khác thú vị hơn. Vì vậy, bạn đừng vội vứt bỏ các ý tưởng mà bạn cho là vô dụng hoặc dở tệ, có thể chúng sẽ hữu ích trong tương lai (biết đâu được).
Bằng cách cắt giảm thời gian lên ý tưởng, bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng để viết bài chất lượng hơn.
3. Lập dàn ý trước cho bài viết
Về vấn đề lập dàn ý cho bài viết thì hiện trong giới viết lách chia thành hai trường phái: một là nghĩ đến đâu viết đến đó chứ không lập dàn ý, hai là lập dàn ý trước rồi mới viết. Mỗi bên có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng nếu bạn muốn tăng tốc độ viết mà vẫn giữ được chất lượng nội dung thì theo tôi, bạn nên tập thói quen lập dàn ý trước khi viết.
Khi bạn phác thảo phần khung xương, bạn luôn rõ ràng trong đầu rằng mình sẽ đưa ra những quan điểm nào, theo thứ tự ra sao, hoặc cần dẫn chứng, nghiên cứu nào để nội dung có sức thuyết phục nhất. Bạn sẽ không quên hoặc bỏ lỡ bất kỳ phần quan trọng nào khi viết. Bạn cũng không phải mất thời gian dừng lại giữa chừng để tự hỏi, à tiếp theo thì mình nên viết cái gì, tìm thêm thông tin ở đâu. Việc lập dàn ý sẽ thúc đẩy tốc độ viết của bạn nhanh hơn.
4. Viết trước, chỉnh sửa sau
Nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway có câu nói thế này, “Bản thảo đầu tiên của bất cứ thứ gì đều là rác” (The first draft of anything is garbage).
Về cơ bản, bạn có hai lựa chọn nếu muốn viết một nội dung chất lượng. Thứ nhất, bạn vừa viết vừa liên tục chỉnh sửa từng câu, từng đoạn cho đến khi đặt dấu chấm cuối cùng. Thứ hai, bạn viết một mạch từ đầu đến cuối, sau đó mới quay lại chỉnh sửa.
Cả hai đều có thể tạo ra một nội dung chất lượng, nhưng tôi sẽ cho bạn biết vì sao lựa chọn thứ hai cho đến nay vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn liên tục chuyển đổi giữa việc viết và chỉnh sửa, bạn sẽ gặp một vấn đề mà tôi đã nói ở phần trên: chuyển đổi nhiệm vụ. Bạn đang yêu cầu bộ não của mình chuyển từ nhiệm vụ cố gắng viết sang nhiệm vụ cố gắng chỉnh sửa. Điều này sẽ giết chết bất kỳ cảm hứng và mạch viết mà bạn đang có, khiến bạn phải bắt đầu lại từ đầu cho mỗi câu hoặc đoạn văn. Tốc độ viết cũng theo đó bị kéo chậm lại.
Khi bạn viết – chỉ tập trung vào viết, tâm trí bạn dễ trôi theo một mạch chảy đều từ trên xuống. Bạn sẽ biết mình đang viết những gì, ý nào sẽ đến tiếp theo. Tương tự như vậy, khi bạn đang chỉnh sửa, tất cả những gì bạn tập trung vào là “Làm cách nào để mình có thể sửa câu này chính xác hơn, mạch lạc hơn?” thay vì cố gắng nghĩ mình cần viết gì tiếp theo.
5. Để viết nhanh, bạn cần luyện tập và luyện tập thật nhiều
Malcolm Gladwell ước tính chúng ta cần khoảng 10.000 giờ luyện tập để thành thạo một kỹ năng. Nếu bạn viết năm tiếng mỗi ngày, năm ngày một tuần, thì bạn mất khoảng tám năm để thành thạo.
Dù bây giờ bạn chưa ở gần con số tám năm nhưng bạn sẽ rút ngắn dần khoảng cách nếu chăm chỉ tiến lên từng ngày. Vì vậy, bạn đừng nản lòng nếu hiện tại chỉ có thể viết 300 từ mỗi giờ. Theo thời gian, nếu bạn luyện tập chăm chỉ theo hướng dẫn 8 cách trên để viết nhanh hơn, con số ấy sẽ tăng lên là 310 từ, 320 từ, rồi 350 từ…
Chỉ trong một hoặc hai năm, bạn có thể viết 1000 từ mỗi giờ - sẽ sớm hơn nếu bạn là người học nhanh!
kỹ năng mềm
Thú vị quá neeè :>>> tớ thấy đúng là cậu chăm chỉ viết thậtttt mà nhiều bàiii đọc xuôiii lắm đó, tớ đợi những chia seeẻ tiếp theo từ Thi Xinh Đẹp nha nha >>0<<
Sophie
Thú vị quá neeè :>>> tớ thấy đúng là cậu chăm chỉ viết thậtttt mà nhiều bàiii đọc xuôiii lắm đó, tớ đợi những chia seeẻ tiếp theo từ Thi Xinh Đẹp nha nha >>0<<
Nguyen Chi
Bài viết rất hữu ích.
Lisa Ngô
Cảm ơn chia sẻ của bạn nhé!