Làm sao để trở nên tài năng trong nhiều lĩnh vực?
phong cách sống
Chào bạn, mình thích câu hỏi này vì vậy xin phép trả lời nhé.
Ngày còn trẻ mình nghĩ, một người chỉ có thể giỏi một hoặc vài lĩnh vực. Các cụ ta vẫn có câu: "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề", ý là hãy tập trung, làm thật tốt một thứ, tránh tham bát bỏ mâm, đứng núi này nhìn núi nọ.
Sau này trong quá trình trưởng thành, mình có may mắn tiếp xúc với một số ông anh, người sếp cực giỏi, dường như bất cứ lĩnh vực nào họ cũng đều suất sắc, nắm được bản chất cốt lõi. Hay như ở khối trường đại học top và khó như BKHN vẫn có những bạn tốt nghiệp loại suất sắc (>9,0 tất cả các môn), thực sự là giỏi toàn diện. Đó là những cơ duyên để mình tin rằng, một người thực sự có khả năng giỏi rất nhiều lĩnh vực.
Giỏi toàn diện là có thật
Khi theo con đường quản lý, thì một trong số các yêu cầu về người lãnh đạo đó là người hiểu sâu, biết rộng. Vừa sâu vừa rộng, chính là định nghĩa về việc suất sắc, tài năng trong nhiều lực vực.
Phân biệt kiến thức và kỹ năng:
Với những người học nhanh, khái quát tốt, họ có thể nắm bắt một lĩnh vực mới rất nhanh, vì thế việc có hiểu biết, giỏi hàng chục lĩnh vực là hoàn toàn khả thi.
Kiến thức học nhanh, kỹ năng hình thành chậm
Kỹ năng là phản xạ được hình thành thông qua tập luyện, các kỹ năng phức tạp cần nhiều thời gian rèn luyện, tập nhắc lại. Do đó, không dễ để xuất sắc nhiều kỹ năng. Nếu bạn nghiên cứu kỹ thì để hình thành kỹ năng, hệ thần kinh và não bộ sẽ có sự sắp xếp và bố trí lại nên sẽ mất khá nhiều thời gian.
Bản chất luôn rất đơn giản:
Với các vị chủ tịch cấp cao, bận rộn, họ thường cho nhân viên phát biểu khoảng 30s, sau 30s mà không thể nói cho họ hiểu vấn đề, có nghĩa là bạn đã thất bại.
Có một lý do họ đưa ra đó là, nếu bạn không thể phát biểu thật đơn giản một vấn đề phức tạp, đó là do bản chưa đủ hiểu mà thôi.
Để làm được các vị trí cấp cao, phải phụ trách nhiều mảng, lĩnh vực, họ buộc phải có năng lực tổng quát hóa, đó là tìm ra các quy luật vận động, các rule để từ đó ra quyết định và tư duy theo quy luật.
Mỗi cuốn sách có thể thu lại bằng 1 câu nói.
Mỗi chuyên ngành có thể rút lại bằng một vài gạch đầu dòng, thậm chí thu về chỉ một từ.
Quy luật đó do mỗi người tự rút ra, không nhất thiết phải giống nhau với tất cả mọi người, nó chỉ là cách chúng ta lý giải thế giới, đúng được khoảng 70-80% là rất tốt rồi.
Mọi lĩnh vực đều có liên quan và liên thông với nhau:
Khi đã học được 2-3 ngoại ngữ, việc học thêm ngôn ngữ thứ 4,5 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn học tốt toán, lý, hóa, văn, sử địa thì không có lý nào môn sinh học bạn lại không thể học giỏi được.
Tương tự như vậy, rất nhiều người nói với tôi, kinh doanh, tài chính, quản lý, sản suất, đầu tư ... đều có rất nhiều điểm giống nhau.
Tại sao lại như vậy, đó chính là việc con người có khả năng tư duy trừu tượng hóa, các khái niệm trừu tượng hóa sẽ đưa các lĩnh vực lại gần nhau hơn. Để tổng quát hóa và tìm quy luật, bắt buộc phải qua bước trừu tượng hóa. Ví dụ trong kinh doanh thay vì gọi người bán ổi, người mua đào, bà hàng cá ... chúng ta có thể dùng khái niệm người bán, người mua để đại diện cho vô số người. Người bán luôn muốn bán đắt, thu được nhiều tiền, người mua luôn muốn mua rẻ nhất, tốn ít tiền nhất là một quy luật đơn giản có thể rút ra trong nền kinh tế thị trường.
Một ví dụ khác để cho các bạn có thể hiểu đó là trong CNTT họ chỉ dùng có 2 trạng thái là 0 và 1 để kết hợp lại tạo ra các chuỗi ký hiệu nhị phân, mà các chuỗi nhị phân này có thể biểu diễn được tất cả mọi dữ liệu trên đời, từ âm thanh bài hát, văn bản, bộ phim ...
Vạn pháp quy tông chính là ý này.
Làm thế nào để có thể giỏi nhiều lĩnh vực:
Hãy không ngừng truy cầu chân lý, truy cầu bản chất. Không ngừng tổng quát hóa, và tìm ra các quy luật đặc trưng của lĩnh vực mình đang làm việc.
Cố gắng đào sâu 1 lĩnh vực, rồi làm sâu thêm lĩnh vực thứ 2, thứ 3, thứ 4. Càng về sau bạn học một lĩnh vực càng dễ và càng nhanh hơn.
Chẳng mấy chốc mà bạn giỏi nhiều lĩnh vực.
Thực ra thì cái bạn giỏi ở đây là giỏi tìm quy luật, giỏi học, nắm lý thuyết của các lĩnh vực mà thôi.
Lê Minh Hưng
Chào bạn, mình thích câu hỏi này vì vậy xin phép trả lời nhé.
Ngày còn trẻ mình nghĩ, một người chỉ có thể giỏi một hoặc vài lĩnh vực. Các cụ ta vẫn có câu: "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề", ý là hãy tập trung, làm thật tốt một thứ, tránh tham bát bỏ mâm, đứng núi này nhìn núi nọ.
Sau này trong quá trình trưởng thành, mình có may mắn tiếp xúc với một số ông anh, người sếp cực giỏi, dường như bất cứ lĩnh vực nào họ cũng đều suất sắc, nắm được bản chất cốt lõi. Hay như ở khối trường đại học top và khó như BKHN vẫn có những bạn tốt nghiệp loại suất sắc (>9,0 tất cả các môn), thực sự là giỏi toàn diện. Đó là những cơ duyên để mình tin rằng, một người thực sự có khả năng giỏi rất nhiều lĩnh vực.
Giỏi toàn diện là có thật
Khi theo con đường quản lý, thì một trong số các yêu cầu về người lãnh đạo đó là người hiểu sâu, biết rộng. Vừa sâu vừa rộng, chính là định nghĩa về việc suất sắc, tài năng trong nhiều lực vực.
Phân biệt kiến thức và kỹ năng:
Với những người học nhanh, khái quát tốt, họ có thể nắm bắt một lĩnh vực mới rất nhanh, vì thế việc có hiểu biết, giỏi hàng chục lĩnh vực là hoàn toàn khả thi.
Kiến thức học nhanh, kỹ năng hình thành chậm
Kỹ năng là phản xạ được hình thành thông qua tập luyện, các kỹ năng phức tạp cần nhiều thời gian rèn luyện, tập nhắc lại. Do đó, không dễ để xuất sắc nhiều kỹ năng. Nếu bạn nghiên cứu kỹ thì để hình thành kỹ năng, hệ thần kinh và não bộ sẽ có sự sắp xếp và bố trí lại nên sẽ mất khá nhiều thời gian.
Bản chất luôn rất đơn giản:
Với các vị chủ tịch cấp cao, bận rộn, họ thường cho nhân viên phát biểu khoảng 30s, sau 30s mà không thể nói cho họ hiểu vấn đề, có nghĩa là bạn đã thất bại.
Có một lý do họ đưa ra đó là, nếu bạn không thể phát biểu thật đơn giản một vấn đề phức tạp, đó là do bản chưa đủ hiểu mà thôi.
Để làm được các vị trí cấp cao, phải phụ trách nhiều mảng, lĩnh vực, họ buộc phải có năng lực tổng quát hóa, đó là tìm ra các quy luật vận động, các rule để từ đó ra quyết định và tư duy theo quy luật.
Mỗi cuốn sách có thể thu lại bằng 1 câu nói.
Mỗi chuyên ngành có thể rút lại bằng một vài gạch đầu dòng, thậm chí thu về chỉ một từ.
Quy luật đó do mỗi người tự rút ra, không nhất thiết phải giống nhau với tất cả mọi người, nó chỉ là cách chúng ta lý giải thế giới, đúng được khoảng 70-80% là rất tốt rồi.
Mọi lĩnh vực đều có liên quan và liên thông với nhau:
Khi đã học được 2-3 ngoại ngữ, việc học thêm ngôn ngữ thứ 4,5 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn học tốt toán, lý, hóa, văn, sử địa thì không có lý nào môn sinh học bạn lại không thể học giỏi được.
Tương tự như vậy, rất nhiều người nói với tôi, kinh doanh, tài chính, quản lý, sản suất, đầu tư ... đều có rất nhiều điểm giống nhau.
Tại sao lại như vậy, đó chính là việc con người có khả năng tư duy trừu tượng hóa, các khái niệm trừu tượng hóa sẽ đưa các lĩnh vực lại gần nhau hơn. Để tổng quát hóa và tìm quy luật, bắt buộc phải qua bước trừu tượng hóa. Ví dụ trong kinh doanh thay vì gọi người bán ổi, người mua đào, bà hàng cá ... chúng ta có thể dùng khái niệm người bán, người mua để đại diện cho vô số người. Người bán luôn muốn bán đắt, thu được nhiều tiền, người mua luôn muốn mua rẻ nhất, tốn ít tiền nhất là một quy luật đơn giản có thể rút ra trong nền kinh tế thị trường.
Một ví dụ khác để cho các bạn có thể hiểu đó là trong CNTT họ chỉ dùng có 2 trạng thái là 0 và 1 để kết hợp lại tạo ra các chuỗi ký hiệu nhị phân, mà các chuỗi nhị phân này có thể biểu diễn được tất cả mọi dữ liệu trên đời, từ âm thanh bài hát, văn bản, bộ phim ...
Vạn pháp quy tông chính là ý này.
Làm thế nào để có thể giỏi nhiều lĩnh vực:
Hãy không ngừng truy cầu chân lý, truy cầu bản chất. Không ngừng tổng quát hóa, và tìm ra các quy luật đặc trưng của lĩnh vực mình đang làm việc.
Cố gắng đào sâu 1 lĩnh vực, rồi làm sâu thêm lĩnh vực thứ 2, thứ 3, thứ 4. Càng về sau bạn học một lĩnh vực càng dễ và càng nhanh hơn.
Chẳng mấy chốc mà bạn giỏi nhiều lĩnh vực.
Thực ra thì cái bạn giỏi ở đây là giỏi tìm quy luật, giỏi học, nắm lý thuyết của các lĩnh vực mà thôi.
Cá Mèo
June Nguyễn
Chỉ nên biết nhiều lĩnh vực (mỗi thứ 1 ít) chứ ko thể giỏi hết tất cả lĩnh vực đâu bạn à.
Kiet Tí Tởn
Làm việc giỏi trong nhiều lĩnh vực việc gì làm cũng được kiên trì học hỏi sẽ làm được thôi. Nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ luôn bế tắc vì việc gì làm cũng được cũng giỏi nhưng không chuyên sâu thì đó là cả 1 vấn đề. Và tôi đang gặp phải tình trạng này luôn luôn bế tắc luôn luôn ở ngã 3 đường luôn luôn do dự đắn đo suy nghĩ rồi lại thôi....haizzzz