Làm sao để tránh tổn thương khi người khác sử dụng vũ khí im lặng?
Nhiều người lựa chọn im lặng trong những cuộc cãi vã để chấm dứt cuộc trò chuyện, tuy nhiên sự im lặng đó đôi khi lại làm tổn thương người đối diện. Vậy làm thế nào để tránh tổn thương khi người khác sử dụng vũ khí im lặng?
im_lang
,ton_thuong
,tâm lý học
Mình nghĩ trước hết phải biết được bản chất cuộc cãi vã đó là như thế nào.
Nếu nguyên nhân sâu sa để cuộc cãi vã đó xảy ra không phải do người kia, làm người kia tổn thương và họ không thể tiếp tục chịu được nữa thì họ sẽ im lặng. Khi đấy họ im lặng bởi vì họ không được lắng nghe. Lúc này bạn thử nhìn lại bản thân xem có đang phớt lờ tiếng nói của họ không, có đang hiểu lầm rồi phán xét họ không rồi chủ động tiến tới họ và hòa giải. Mở lòng để hiểu nhau hơn.
Nếu cuộc cãi vã đó xảy ra nguyên nhân sâu xa là do đối phương. Rồi sau đó đối phương không chịu lắng nghe bạn mà chỉ nói. Nói chán rồi xong im lặng, mà lại im lặng quá lâu khiến bạn tổn thương thì người này thực sự chưa trưởng thành. Cách hành xử của người đó đang giống như là một sự thao túng bằng cảm xúc thôi. Thậm chí trong một số trường hợp, họ có thể có vấn đề về rối loạn nhân cách ái kỉ. Bạn cần theo dõi thêm xem chuyện này có xảy ra thường xuyên không và cả hai có thay đổi tốt hơn sau xung đột không rồi ra quyết định. Khi họ để cho sự im lặng xảy ra quá lâu thì thực chất người đó không trân trọng mối quan hệ đâu, cảm xúc của họ rất nông. Họ không đặt nặng sự chú ý vào đối phương cho nên họ không cảm thấy tổn thương hay buồn bực khi mà các nút thắt trong mối quan hệ chưa được tháo gỡ. Nếu thương nhau thật thì chẳng ai muốn lãng phí thời gian chết để mà hiểu lầm nhau cả.
Để tránh tổn thương bởi sự im lặng này mình mới tìm ra hai cách. Một là bạn hiểu được và chấp nhận được cách tư duy của họ, hai là rời xa họ. Nhưng đừng chấp nhận một cách mù quáng nhé, hãy tìm hiểu họ kĩ càng.
Thực ra xung đột là cơ hội để chúng ta hiểu và gần nhau hơn nếu chúng ta thương nhau thật sự. Ngược lại nó là lý do để xa nhau nếu như ngay từ đầu nền móng của tình cảm đã không vững. Nếu một người thế giới quan ngay từ đầu đã khác mình thì chúng ta không thể thay đổi họ được đâu bạn. Chỉ có sóng gió cuộc đời mới thay đổi được thế giới quan của một ai đó thôi.
Utca
Mình nghĩ trước hết phải biết được bản chất cuộc cãi vã đó là như thế nào.
Nếu nguyên nhân sâu sa để cuộc cãi vã đó xảy ra không phải do người kia, làm người kia tổn thương và họ không thể tiếp tục chịu được nữa thì họ sẽ im lặng. Khi đấy họ im lặng bởi vì họ không được lắng nghe. Lúc này bạn thử nhìn lại bản thân xem có đang phớt lờ tiếng nói của họ không, có đang hiểu lầm rồi phán xét họ không rồi chủ động tiến tới họ và hòa giải. Mở lòng để hiểu nhau hơn.
Nếu cuộc cãi vã đó xảy ra nguyên nhân sâu xa là do đối phương. Rồi sau đó đối phương không chịu lắng nghe bạn mà chỉ nói. Nói chán rồi xong im lặng, mà lại im lặng quá lâu khiến bạn tổn thương thì người này thực sự chưa trưởng thành. Cách hành xử của người đó đang giống như là một sự thao túng bằng cảm xúc thôi. Thậm chí trong một số trường hợp, họ có thể có vấn đề về rối loạn nhân cách ái kỉ. Bạn cần theo dõi thêm xem chuyện này có xảy ra thường xuyên không và cả hai có thay đổi tốt hơn sau xung đột không rồi ra quyết định. Khi họ để cho sự im lặng xảy ra quá lâu thì thực chất người đó không trân trọng mối quan hệ đâu, cảm xúc của họ rất nông. Họ không đặt nặng sự chú ý vào đối phương cho nên họ không cảm thấy tổn thương hay buồn bực khi mà các nút thắt trong mối quan hệ chưa được tháo gỡ. Nếu thương nhau thật thì chẳng ai muốn lãng phí thời gian chết để mà hiểu lầm nhau cả.
Để tránh tổn thương bởi sự im lặng này mình mới tìm ra hai cách. Một là bạn hiểu được và chấp nhận được cách tư duy của họ, hai là rời xa họ. Nhưng đừng chấp nhận một cách mù quáng nhé, hãy tìm hiểu họ kĩ càng.
Thực ra xung đột là cơ hội để chúng ta hiểu và gần nhau hơn nếu chúng ta thương nhau thật sự. Ngược lại nó là lý do để xa nhau nếu như ngay từ đầu nền móng của tình cảm đã không vững. Nếu một người thế giới quan ngay từ đầu đã khác mình thì chúng ta không thể thay đổi họ được đâu bạn. Chỉ có sóng gió cuộc đời mới thay đổi được thế giới quan của một ai đó thôi.
Nguyễn Hoài Giang
Nếu bạn thực sự trân trọng người đó và muốn giải quyết vấn đề, hãy học cách hiểu con người và suy nghĩ thực sự của họ. Đôi khi, một người sử dụng vũ khí im lặng vì họ quá giận dữ, quá đau khổ bên trong hoặc cảm xúc quá lớn đang lấn át suy nghĩ của họ. Vì vậy, họ giữ im lặng để không huỷ hoại mối quan hệ hoặc tàn phá sợi dây liên kết của 2 người. Trong trường hợp này, hãy cho họ thời gian để bình tĩnh. Hãy nói với họ rằng cảm xúc của họ cũng quan trọng và đáng được công nhận, cho dù đó không phải là những cảm xúc tích cực. Hãy ở bên cạnh họ và nói rằng hành động của họ khiến bạn bị tổn thương, và bày tỏ mong muốn rằng bạn thực sự luôn ở cạnh họ và lắng nghe bằng tất cả tình yêu và sự thấu hiểu của mình.