Làm sao để tránh bị run trước khi bắt đầu 1 buổi thuyết trình?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

run

,

phỏng vấn

,

thuyết trình

,

kỹ năng mềm

Đây là 1 số tips mình rút ra được từ video Làm sao để không run khi nói chuyện hay thuyết trình trước đám đông của anh Huỳnh Duy Khương trên Youtube, mình có tóm tắt lại, bạn có thể tham khảo nhé:

Hãy tập trung vào khán giả, đừng tập trung vào mình. Khi bắt đầu một buổi thuyết trình, mọi người thường có xu hướng đặt những câu hỏi về bản thân như Hôm nay nhìn mình đã thực sự ổn chưa, Lỡ không may quên bài sao nhỉ, Liệu bài nói của mình có thu hút được mọi người không ta??? Càng tập trung về mình nhiều bao nhiêu thì nỗi sợ càng lớn lên bấy nhiêu. Hãy hướng suy nghĩ về khán giả, nghĩ xem mình sẽ mang được những giá trị gì cho khán giả. Sau buổi thuyết trình hôm nay, khán giả họ sẽ có cho mình những kiến thức, bài học mới như thế nào?. Làm cách này sẽ khiến cho tinh thần bạn thêm mới mẻ, nỗi lo lắng sợ hãi sẽ biến mất.

Thứ 2 là hãy đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng nhất khi chuẩn bị vào bài thuyết trình. Anh Khương có đề cập đến phương pháp Power move, có nghĩa là bạn sẽ thực hiện 1 động tác di chuyển nào đó đẩy năng lượng lên, nghĩ ra động tác yêu thích mà đưa cơ thể vào trạng thái tốt nhất.

Và cuối cùng là phải tập luyện thật kĩ, thật nhiều, không nên dùng cách tập là đứng nói trước gương, hãy tập nói trước bạn bè, người thân, bố mẹ....như vậy sẽ cho mình cảm giác thực tế hơn, bởi vì khi thuyết trình mình sẽ nói chuyện trước rất nhiều người, nhiều khán giả, rất nhiều cặp mắt sẽ hướng vào mình vì vậy khi tập nên có ít nhất 2 con mắt của người khác hướng vào mình. Nếu chỉ có 1 mình thì hãy sử dụng đthoai để quay lại, tự xem lại, mình sẽ là khán giả của chính mình. Anh có nhắc đến tỉ lệ 1:4, nghĩa là với 1 phút ns thuyết trình thực tế thì khi tập hãy gấp 4 lần thời gian đó nên, giả sử bạn sẽ thuyết trình 10p thì ít nhất bạn phải có 40p tập luyện.

Đây là video của anh, nếu có thời gian bạn có thể xem để tiếp thu được tốt hơn. Bản thân mình thấy những chia sẻ của anh rất bổ ích và thực tế. Mình đã áp dụng cho 1 vài buổi thuyết trình mà mình có cơ hội được thể hiện và đều đem lại kết quả rất tốt.

Trả lời

Đây là 1 số tips mình rút ra được từ video Làm sao để không run khi nói chuyện hay thuyết trình trước đám đông của anh Huỳnh Duy Khương trên Youtube, mình có tóm tắt lại, bạn có thể tham khảo nhé:

Hãy tập trung vào khán giả, đừng tập trung vào mình. Khi bắt đầu một buổi thuyết trình, mọi người thường có xu hướng đặt những câu hỏi về bản thân như Hôm nay nhìn mình đã thực sự ổn chưa, Lỡ không may quên bài sao nhỉ, Liệu bài nói của mình có thu hút được mọi người không ta??? Càng tập trung về mình nhiều bao nhiêu thì nỗi sợ càng lớn lên bấy nhiêu. Hãy hướng suy nghĩ về khán giả, nghĩ xem mình sẽ mang được những giá trị gì cho khán giả. Sau buổi thuyết trình hôm nay, khán giả họ sẽ có cho mình những kiến thức, bài học mới như thế nào?. Làm cách này sẽ khiến cho tinh thần bạn thêm mới mẻ, nỗi lo lắng sợ hãi sẽ biến mất.

Thứ 2 là hãy đưa mình vào trạng thái nhiều năng lượng nhất khi chuẩn bị vào bài thuyết trình. Anh Khương có đề cập đến phương pháp Power move, có nghĩa là bạn sẽ thực hiện 1 động tác di chuyển nào đó đẩy năng lượng lên, nghĩ ra động tác yêu thích mà đưa cơ thể vào trạng thái tốt nhất.

Và cuối cùng là phải tập luyện thật kĩ, thật nhiều, không nên dùng cách tập là đứng nói trước gương, hãy tập nói trước bạn bè, người thân, bố mẹ....như vậy sẽ cho mình cảm giác thực tế hơn, bởi vì khi thuyết trình mình sẽ nói chuyện trước rất nhiều người, nhiều khán giả, rất nhiều cặp mắt sẽ hướng vào mình vì vậy khi tập nên có ít nhất 2 con mắt của người khác hướng vào mình. Nếu chỉ có 1 mình thì hãy sử dụng đthoai để quay lại, tự xem lại, mình sẽ là khán giả của chính mình. Anh có nhắc đến tỉ lệ 1:4, nghĩa là với 1 phút ns thuyết trình thực tế thì khi tập hãy gấp 4 lần thời gian đó nên, giả sử bạn sẽ thuyết trình 10p thì ít nhất bạn phải có 40p tập luyện.

Đây là video của anh, nếu có thời gian bạn có thể xem để tiếp thu được tốt hơn. Bản thân mình thấy những chia sẻ của anh rất bổ ích và thực tế. Mình đã áp dụng cho 1 vài buổi thuyết trình mà mình có cơ hội được thể hiện và đều đem lại kết quả rất tốt.

Mình hay có thói quen là đứng lên bục 1 thời gian trước khi thuyết trình, để quen với việc có nnhiều người ngồi dưới nhìn lên phía trên.