Làm sao để tối ưu hoá conversion rate cho website di động?

  1. Marketing

Mình đang push traffic vào website của sản phẩm cả PC lẫn mobile tuy nhiên lượng conversion trên mobile web thấp hẳn so với PC. Mình có cách nào tối ưu hoá conversion rate cho website di động không ah? Cám ơn mọi người

Từ khóa: 

marketing

Mình từng đọc bài viết chia sẻ về tối ưu conversion trên mobile website, mong sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề bạn đang thắc mắc ở trên.

Đầu tiên, việc tối ưu hóa ở đây không chỉ là về việc tinh chỉnh về mặt kỹ thuật hay mobile SEO để tăng thứ hạng mà còn là về việc cải thiện trải nghiệm người dùng và gia tăng conversion rate. Và thực chất tại thời điểm này SEO và conversion optimization rất gần nhau, cũng là tất cả mọi thứ bạn cần phải làm để gia tăng trải nghiệm người dùng và việc tương tác của họ trên website, đem đến nhận thức thương hiệu cao hơn, bounce rate thấp hơn, khiến khách hàng quay lại nhiều hơn và qua đó gián tiếp giúp bạn có thứ hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.

Thứ hai, việc sử dụng điên thoại di động không còn chỉ để nghe, gọi, chụp ảnh mà là phương tiện để họ thực hiện những việc khác như giao tiếp, kết nối, thanh toán,.. Dựa theo báo cáo “Our Mobile Planet” của Google thì hiện nay có khoảng 97% người dùng tìm kiếm các thông tin trên điện thoại di động của mình và 54% trong số đó từng thực hiện giao dịch mua hàng trên điện thoại của mình. Từ đó, bạn nên cân chỉnh resource cho phần tối ưu mobile website của bạn hơn.

Theo đây, mình sẽ đưa ra những lỗi thường gặp khi tối ưu trên mobile website:

1. Redirect không đúng

Chẳng hạn như redirect về homepage chứ không phải tới đúng trang nội dung mà khách hàng muốn tới. Việc redirect sai có thể khiến người dùng bỏ đi, làm tăng bounce rate, giảm thời lượng ở lại trên website, giảm sút trải nghiệm người dùng. Ngoài ra việc này cũng gây khó khăn cho các bộ máy tìm kiếm trong việc crawl và index trang web. Đáng ngạc nhiên vì đây là một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi làm website di động, đặc biệt là các trang web sử dụng một website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động. Do đó hãy cẩn thận để đảm bảo rằng trang web của bạn redirect tới đúng nơi đúng chỗ giữa 2 phiên bản. Redirect trang bài viết về trang chủ thay vì về trang bài viết đó trên phiên bản di động

2. 404 Not found errors

Đôi khi người dùng lại bị đưa đến một trang lỗi 404 bởi vì thiết bị của họ sử dụng bị nhận diện. Chẳng hạn như việc người dùng đang sử dụng máy tính bàn hay laptop nhưng lại bị website nhận diện nhầm là điện thoại và bị đưa đến trang dành riêng cho điện thoại nhưng đường link này lại không tồn tại hoặc khác biệt gây ra lỗi 404.

3. Lỗi Googlebot-Mobile

Lỗi này khiến cho website mobile không thể crawl được bởi Googlebot. Nguyên nhân chủ yếu có thể là việc redirect loop, bị chặn bởi settings trong robots.txt hoặc việc lập markup/tag sai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website mobile và mobile SEO của nó. 4. Không tag đầy đủ phiên bản website thường và mobile Google cần biết rằng có mối liên hệ giữa website thường và website mobile và để làm điều này bạn cần phải sử dụng thẻ rel=”canonical” và rel=”alternate”. Nếu bạn là website thuộc trường hợp website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động thì đây là điều đặc biệt cần thiết phải làm.

Ví dụ bạn có 2 trang web:

http://abc.vn/xyz (trang bình thường)

http://m.abc.vn/xyz (trang di động)

Thì trên trang bình thường cần phải có tag rel=”alternate” để chỉ Google biết rằng trang kia là một phiên bản khác của trang hiện tại.

<link rel=”alternate” media=”only screen and (max-width: 640px)” href=”http://m.abc.vn/xyz” />

Trên trang dành cho điện thoại di động cần có thẻ rel=”canonical” để Google biết rằng trang trên là trang gốc.

<link rel=”canonical” href=”http://abc.vn/xyz” />

Quá trình này nhằm giúp Google xác định được mối liên hệ giữa 2 trang web, tránh tình trạng đánh giá rằng 2 trang này bị duplicated nội dung, rất không tốt cho mobile SEO.

-Nguồn: Conversion.vn- 

Trả lời

Mình từng đọc bài viết chia sẻ về tối ưu conversion trên mobile website, mong sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề bạn đang thắc mắc ở trên.

Đầu tiên, việc tối ưu hóa ở đây không chỉ là về việc tinh chỉnh về mặt kỹ thuật hay mobile SEO để tăng thứ hạng mà còn là về việc cải thiện trải nghiệm người dùng và gia tăng conversion rate. Và thực chất tại thời điểm này SEO và conversion optimization rất gần nhau, cũng là tất cả mọi thứ bạn cần phải làm để gia tăng trải nghiệm người dùng và việc tương tác của họ trên website, đem đến nhận thức thương hiệu cao hơn, bounce rate thấp hơn, khiến khách hàng quay lại nhiều hơn và qua đó gián tiếp giúp bạn có thứ hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.

Thứ hai, việc sử dụng điên thoại di động không còn chỉ để nghe, gọi, chụp ảnh mà là phương tiện để họ thực hiện những việc khác như giao tiếp, kết nối, thanh toán,.. Dựa theo báo cáo “Our Mobile Planet” của Google thì hiện nay có khoảng 97% người dùng tìm kiếm các thông tin trên điện thoại di động của mình và 54% trong số đó từng thực hiện giao dịch mua hàng trên điện thoại của mình. Từ đó, bạn nên cân chỉnh resource cho phần tối ưu mobile website của bạn hơn.

Theo đây, mình sẽ đưa ra những lỗi thường gặp khi tối ưu trên mobile website:

1. Redirect không đúng

Chẳng hạn như redirect về homepage chứ không phải tới đúng trang nội dung mà khách hàng muốn tới. Việc redirect sai có thể khiến người dùng bỏ đi, làm tăng bounce rate, giảm thời lượng ở lại trên website, giảm sút trải nghiệm người dùng. Ngoài ra việc này cũng gây khó khăn cho các bộ máy tìm kiếm trong việc crawl và index trang web. Đáng ngạc nhiên vì đây là một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi làm website di động, đặc biệt là các trang web sử dụng một website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động. Do đó hãy cẩn thận để đảm bảo rằng trang web của bạn redirect tới đúng nơi đúng chỗ giữa 2 phiên bản. Redirect trang bài viết về trang chủ thay vì về trang bài viết đó trên phiên bản di động

2. 404 Not found errors

Đôi khi người dùng lại bị đưa đến một trang lỗi 404 bởi vì thiết bị của họ sử dụng bị nhận diện. Chẳng hạn như việc người dùng đang sử dụng máy tính bàn hay laptop nhưng lại bị website nhận diện nhầm là điện thoại và bị đưa đến trang dành riêng cho điện thoại nhưng đường link này lại không tồn tại hoặc khác biệt gây ra lỗi 404.

3. Lỗi Googlebot-Mobile

Lỗi này khiến cho website mobile không thể crawl được bởi Googlebot. Nguyên nhân chủ yếu có thể là việc redirect loop, bị chặn bởi settings trong robots.txt hoặc việc lập markup/tag sai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website mobile và mobile SEO của nó. 4. Không tag đầy đủ phiên bản website thường và mobile Google cần biết rằng có mối liên hệ giữa website thường và website mobile và để làm điều này bạn cần phải sử dụng thẻ rel=”canonical” và rel=”alternate”. Nếu bạn là website thuộc trường hợp website riêng biệt cho người dùng thiết bị di động thì đây là điều đặc biệt cần thiết phải làm.

Ví dụ bạn có 2 trang web:

http://abc.vn/xyz (trang bình thường)

http://m.abc.vn/xyz (trang di động)

Thì trên trang bình thường cần phải có tag rel=”alternate” để chỉ Google biết rằng trang kia là một phiên bản khác của trang hiện tại.

<link rel=”alternate” media=”only screen and (max-width: 640px)” href=”http://m.abc.vn/xyz” />

Trên trang dành cho điện thoại di động cần có thẻ rel=”canonical” để Google biết rằng trang trên là trang gốc.

<link rel=”canonical” href=”http://abc.vn/xyz” />

Quá trình này nhằm giúp Google xác định được mối liên hệ giữa 2 trang web, tránh tình trạng đánh giá rằng 2 trang này bị duplicated nội dung, rất không tốt cho mobile SEO.

-Nguồn: Conversion.vn- 

Em chạy traffic từ các nguồn giống hay khác nhau đến 2 trang web của em vậy?

Vì có thể với từng channel thì hiệu quả chạy có thể khác nhau cũng bởi hành vi người dùng trên điện thoại và PC có khuynh hướng khác nhau, nhất là cách tìm kiếm thông tin hay từ khoá. Vì chưa biết cách chạy của bạn như thế nào nên chị chỉ lưu ý về cách tạo từ khoá tìm kiếm trước.

Nguyên nhất lớn nhất có sự khác biệt trong việc tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại di động.

Ví dụ: người dùng điện thoại khi tìm kiếm một dịch vụ gì đó bằng giọng nói sẽ thường dùng từ khóa như: “quán ăn gần nhất” thay vì cụm từ “quán ăn quận Tân Bình” hay đại loại vậy.

Một lý do khác là vì điện thoại luôn có chức năng xác định vị trí, GPS và luôn bật trong khi máy tính thì không. Do đó khi nghiên cứu và lựa chọn từ khóa để làm cho website thì nên chú trọng tới đặc điểm này. 

Theo chị việc tối ưu hoá conversion rate của user trên mobile website nhiều khi lại bắt nguồn từ việc tối ưu website của mình trước chứ không hẳn từ channel đổ traffic vào. Thì có 1 số điểm cần lưu ý để optimize mobile website:

1. Định hướng website:

Cấu trúc website nên càng đơn giản càng tốt, cho phép người dùng tiếp cận thông tin họ đang tìm kiếm nhanh hơn, dễ hơn. Và việc chuyển hướng qua lại giữa các trang nên optimize một cách nhanh nhất, tốt nhất là nên có phím trang chủ và trở về trang trước để người dùng dễ sử dụng.

2. Thiết kế- UX:

Vì kích cỡ màn hình PC với mobile là khác nhau nên việc thiết kế giao diện của mobile website cần phải tiện dụng, trực quan, nhìn vào là biết ngay chứ không trực quan là người ta thoát ngay.

- Nút bấm/ đường link: rõ ràng, to, dễ thao tác.

- Nội dung hiển thị nếu dài thì nên thiết kế cho người đọc kéo xuống để xem thay vì kéo ngang.

- Có sự đồng bộ về màu sắc, logo để người xem không chỉ nhớ về thương hiệu của bạn mà tránh việc họ bị đá sang 1 web khác.

3. Tốc độ tải trang:

Nếu việc tải trang quá 3 giây là đã khiến người dùng cảm thấy nôn nóng, giảm trải nghiệm khi sử dụng. Và nếu quá 10 giây là họ sẽ thoát ngay. Người dùng đa phần sẽ cảm thấy tốc độ lướt web trên mobile chậm hơn trên PC, vì:

- họ không có thói quen chuyển trang trong khi dùng mobile do thao tác của nó khó dùng hơn khi dùng PC

- vì không chuyển trang nên họ sẽ tập trung nhìn vào việc load trang.

Cho nên, nếu không thể 3 giây thì tối đa là 5 giây thôi.